Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Dưới chân đèo Ngang...

Thành An - 16:52, 26/08/2021

Một thời, đèo Ngang ngập chìm trong khói lửa binh đao khi Trịnh, Nguyễn phân tranh cát cứ. Một thời, đèo Ngang in đậm dấu chân những tiền nhân và cả những tao nhân mặc khách xuôi Nam, ngược Bắc trên con đường thiên lý… Đèo Ngang giờ không còn “đang nghèo” như cách nói lái vui của nhiều người. Vùng đất ấy nay đã chuyển mình, thành vùng kinh tế năng động, thành khu di tích danh thắng hút khách.

Một góc trung tâm thị xã Kỳ Anh dưới chân đèo Ngang
Một góc trung tâm thị xã Kỳ Anh dưới chân đèo Ngang

Trên ải Hoành Sơn quan

Đỉnh cao nhất của đèo Ngang chính là dãy núi Hoành Sơn. Nó dựng lên như một bức tường thành giữa Quảng Bình và Hà Tĩnh. Xưa kia, Hoành Sơn đã từng là địa giới, ngăn chặn sự mở rộng của phong kiến phương Bắc. Trên đỉnh đèo trầm mặc lịch sử vẫn còn hiển hiện tấm bảng phân chia địa giới hai tỉnh Quảng Bình - Hà Tĩnh. 

Câu chuyện hành hương trên đỉnh đèo, giờ chỉ còn là hoài niệm, nhường chỗ cho du lịch, trải nghiệm để thay bằng hầm đường bộ xuyên qua lòng núi. Từ trên đỉnh đèo, nhìn về phía Nam là đảo Yến, Hòn La, đền thờ công chúa Liễu Hạnh, là vũng Chùa - nơi yên nghỉ của vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp. Còn mạn Bắc là tỉnh Hà Tĩnh với những ghềnh đá lô nhô, đâm ngang ra biển mà ngư dân bao đời vẫn gọi là hòn đá nhảy. Xa xa, là những ngôi nhà, dòng suối chảy quanh co, uốn khúc bên những ruộng lúa, rừng cây của những cư dân “Nam Hà, Bắc Bình”.

Theo con đường mòn nhỏ từ giữa đỉnh đèo, là di tích “Hoành Sơn quan” thấp thoáng giữa đồi thông xanh. Thời tao loạn, Hoành Sơn quan là cửa ải trấn giữ trên con đường thiên lý Bắc - Nam. Cửa Hoành Sơn cao hơn 4 mét, được xây từ triều Minh Mạng thứ 14 (năm 1833), hiện còn nguyên vẹn, cùng với hai nền móng của tường lũy bằng đá chạy theo hai hướng vào núi và xuống biển. Những bậc đá lên xuống theo triền núi theo thời gian giờ đã hư hỏng nhiều. Giữa không gian nhuốm màu xưa cũ, bước chân những tiền nhân một thời xuôi ngược Nam, Bắc trên con đường thiên lý và cả các bậc tao nhân mặc khách dường như vẫn còn in dấu đâu đây.

Cây chè thoát nghèo trên vùng thượng Kỳ Anh sát dưới chân đèo Ngang
Cây chè thoát nghèo trên vùng thượng Kỳ Anh sát dưới chân đèo Ngang

Từ khu di tích danh thắng hút khách

Phía Nam đèo Ngang, tiềm năng của dải đất ven biển Quảng Đông - Cảnh Dương (Quảng Trạch, Quảng Bình) đang từng bước được đánh thức. Thế mạnh của điểm đến này là du lịch tâm linh với khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đền thờ Công chúa Liễu Hạnh. Bên cạnh đó, nơi đây còn có nhiều đảo nhỏ và bãi biển đẹp đang được đầu tư thành các khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng biển và làng nghề kết hợp du lịch cộng đồng.

Trong lộ trình quy hoạch du lịch đến 2025 của Quảng Bình; những Hòn La, Vũng Chùa, Hòn Cỏ, Hòn Gió, đảo Yến cùng với khu mộ Đại tướng, đền thờ Công chúa Liễu Hạnh, Hoành Sơn quan được quy hoạch thành khu di tích, danh thắng đèo Ngang.

Mới đây, tỉnh Quảng Bình đã chấp thuận chủ trương cho tập đoàn Trường Thịnh đầu tư xây dựng khu du lịch Vũng Chùa - đảo Yến, với số vốn hơn 500 tỷ đồng, trên diện tích 45ha. Dự án được triển khai với mục tiêu xây dựng khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển kết hợp vui chơi giải trí, du thuyền, đáp ứng nhu cầu nhiều đối tượng du khách. Ngoài nghỉ dưỡng biển, thăm Hoành Sơn Quan, di tích đền thờ Công chúa Liễu Hạnh, nơi đây còn phục vụ khách ngắm rạn san hô, hệ sinh thái ở biển Vũng Chùa, đảo Hòn La, tham quan đảo Yến, đảo Chim.

Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình Hồ An Phong hồ hởi khi đề cập đến tiềm năng và lợi thế của khu di tích, danh thắng đèo Ngang kết hợp khu du lịch Vũng Chùa - đảo Yến, làng văn hóa du lịch biển Cảnh Dương. 

“Đó sẽ là điều kiện để giúp người dân cải thiện cuộc sống rõ rệt. Trong đó, phải kể tới việc hình thành Khu kinh tế Hòn La với nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất hàng hóa, và gần đây là các dự án du lịch đang được triển khai sẽ giúp cho vùng đất ấy vươn lên, đổi thay từng ngày”, ông Phong nhấn mạnh.

Cảng nước sâu Sơn Dương của Fomosa Hà Tĩnh
Cảng nước sâu Sơn Dương của Fomosa Hà Tĩnh

Đến vùng kinh tế năng động

Từ Hoành Sơn quan nhìn về mạn Hà Tĩnh, một sức sống mới vừa sôi nổi vừa thâm trầm cứ đồng hiện trong núi, trong biển, trong những sắc màu phố xá, làng quê… của đất Kỳ Anh. Đèo Ngang giờ không còn “đang nghèo” như cách nói lái vui của nhiều người. Những công trường rền vang tiếng máy, những chuyến tàu nối đuôi nhau cập bến, những phố phường rực sáng… là minh chứng cho sự đổi thay từng ngày nơi “chảo lửa, túi mưa” này.

Sau 15 năm hình thành và phát triển, Khu kinh tế  Vũng Áng ở Kỳ Anh đã trở thành động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh với các siêu dự án như: Khu liên hợp gang thép và Cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh (giai đoạn 1); Tổng kho Xăng dầu Dầu khí Vũng Áng, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 với công suất 1.200 MW… Địa thế thuận lợi, giàu tiềm năng cùng chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Hà tĩnh, Vũng Áng tiếp tục hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong tương lai. Đó cũng là cơ sở, là “đòn bẩy” để các doanh nghiệp trong và ngoài nước đặt niềm tin khi quyết định đầu tư vào các địa phương khác của Hà Tĩnh.

Những năm qua, thị xã Kỳ Anh đã tập trung huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp, đáp ứng các tiêu chí đô thị loại III, hướng tới trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2025. Diện mạo khu vực nông thôn và đô thị có bước thay đổi nhanh theo hướng văn minh, hiện đại. Theo đánh giá mới nhất, thị xã Kỳ Anh đã đạt 55/59 tiêu chí đô thị loại III; đạt 7/11 tiêu chuẩn trở thành thành phố. Những thành tựu đó, không chỉ là tiền đề thuận lợi cho bước phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương, mà còn góp phần tạo đà cho sự bứt phá về kinh tế của toàn tỉnh Hà Tĩnh trong tương lai.

Hoành Sơn quan nhìn từ trên cao
Hoành Sơn quan nhìn từ trên cao

Lãnh đạo huyện Kỳ Anh cho biết: Đã có 18 sản phẩm đạt OCOP 3 sao, 4 sao; tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10,83%; tổng giá trị sản xuất hằng năm đạt hơn 5.000 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 39,24 triệu đồng/năm. Toàn huyện có 43 thôn đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; đang tập trung cao độ xây dựng Kỳ Đồng đạt tiêu chí đô thị loại 5. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được triển khai đồng bộ và hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn 6,41%; hộ cận nghèo còn 5,5%.

Còn vùng thượng Kỳ Anh, sát chân dãy Hoành Sơn đã không còn những con đường đất lầy lội, những mái nhà liêu xiêu mà thay vào đó là những con đường nông thôn mới dài rộng, những đồi chè ngút ngát màu xanh. Cuộc sống của người dân nơi đất cằn đá sỏi đã thực sự ấm no, hạnh phúc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Là người dân tộc Bru-Vân kiều, ông Hồ Văn Lý (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), đã có nhiều cách để lưu giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Từ Làn điệu dân ca, đến cách chơi các loại nhạc cụ truyền thống đều được ông tận tâm truyền dạy cho người trẻ với mong muốn giữ những âm điệu tà oải, xà nớt, Ta lư...vang mãi trên đỉnh Trường Sơn.
Tin nổi bật trang chủ
Không khí chuẩn bị đón Tết Chôl Chnăm Thmây rộn ràng nơi phum, sóc

Không khí chuẩn bị đón Tết Chôl Chnăm Thmây rộn ràng nơi phum, sóc

Thời sự - Phương Nghi - 7 giờ trước
Về với đồng bào Khmer ở các tỉnh như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu… mới cảm nhận được không khí đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer đang tới gần. Đi qua từng phum sóc, chúng tôi cảm nhận được không khí rộn ràng, náo nức chuẩn bị đón tết cổ truyền của đồng bào qua từng việc làm, hoạt động cụ thể.
Lễ hội

Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 7 giờ trước
Dân tộc Lào ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu ở ven các con suối, những nơi có nhiều nước, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Dân số không đông nhưng đời sống văn hóa tinh thần của người Lào có nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu của người Lào là "Bun Vốc Nặm"- lễ hội té nước được tổ chức vào cuối mùa Xuân với mong ước, cầu mưa thuận, gió hòa một vụ mùa mới bội thu…
Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 7 giờ trước
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021 -2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình đã giúp người dân được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước kịp thời, qua đó, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 7 giờ trước
Là huyện 30a của tỉnh Lào Cai, nhiều năm qua, huyện Si Ma Cai đã nhận được sự quan tâm đầu tư từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện nay, huyện đang tập trung triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719). Để nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, huyện Si Ma Cai đặc biệt chú trọng công tác luân chuyển cán bộ, góp phần củng cố hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo chỉ đạo, quản lý, giám sát nguồn vốn đầu tư.
Khâu Vai mùa hoa ban nở

Khâu Vai mùa hoa ban nở

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 7 giờ trước
Được triển khai trồng từ năm 2020 với hơn 300 cây hoa ban tím, hoa ban trắng; đến nay sau hơn 3 năm, cây hoa ban tại Mê cung đá, xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã phát triển tốt và bắt đầu nở hoa.
Tin trong ngày - 28/3/2024

Tin trong ngày - 28/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Bệnh lây từ động vật sang người gia tăng, khó khăn kiểm soát nguồn lây. Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện. Mưa đá xối xả, dày đặc ở Mù Cang Chải (Yên Bái). Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Du lịch - Doãn Đạt - 7 giờ trước
Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) thu hút lượng khách du lịch đông đảo với mức tăng trưởng bình quân trên 20%/năm, doanh thu bình quân 15,5%/năm. Năm 2023, tổng lượt khách du lịch đạt 586.000 lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt 2.088 tỷ đồng.
Quảng Nam: Phấn đấu giảm 2.900 hộ nghèo trong năm 2024

Quảng Nam: Phấn đấu giảm 2.900 hộ nghèo trong năm 2024

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Quyết định giao chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 cho các địa phương trong tỉnh.
Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo dục - Tiêu Dao - 8 giờ trước
Dạy học tích hợp vẫn luôn là bài toán khó, nhất là đối với các trường ở vùng sâu, vùng xa vì điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện chuyên môn và nhiều vấn đề liên quan khác.
Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Khởi nghiệp - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Quảng Nam có 9 huyện miền núi là nơi sinh sống chủ yếu đồng bào DTTS. Khu vực này địa hình, thổ nhưõng, khí hậu...thường khó khăn, khắc nghiệt nên vấn đề sinh kế đối với người dân luôn là vấn đề quan tâm, trăn trở của các cấp chính quyền địa phương. Theo đó, khơi dậy ý chí thoát nghèo, hỗ trợ thúc đẩy xây dựng các mô hình khởi sự, khời nghiệp từ những sản vật của quê hương...là giải pháp đang được thực hiện và nhân rộng hiệu quả trong Nhân dân.
Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Thời sự - Sỹ Hào - Như Tâm - 8 giờ trước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng một số tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long đang nghiên cứu xây dựng hệ thống thủy lợi dẫn nước ngọt từ sông Hậu, sông Đồng Nai về để giải bài toán thiếu nước ngọt trầm trọng trong mùa khô. Trước biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, ý tưởng đầu tư công trình để dẫn nước về cho vùng sông nước không còn là một nghịch lý “chở củi về rừng”.