Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao thực hiện 2 dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo tại các huyện Phú Bình và Đại Từ. Để đảm bảo chất lượng, công khai nguồn cung cấp con giống hỗ trợ sinh kế cho các hộ, trước khi đưa bò giống đến tay bà con, Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức cho tất cả đối tượng được hưởng lợi đến tham quan, chọn lựa tại các cơ sở giống có uy tín.
Chuyên đề -
Liễu Trang-Minh Anh -
11:02, 26/11/2024 Nhờ tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu từ tự nhiên, chị Lý Phương Hiền, Giám đốc HTX Nông Lâm nghiệp Nà Làng, thị trấn Bình Gia, huyện Bình Gia (Lạng Sơn) đã nghiên cứu, sản xuất ra sản phẩm trà Mộc Hồ Điệp có hương vị đặc biệt. Chỉ sau hơn một năm sản phẩm phẩm có mặt trên thị trường, đã được đông đảo người tiêu dùng đón nhận, đặc biệt, mới đây sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, góp phần nâng cao giá trị cây dược liệu từ tự nhiên.
Ngày 16/11/2024, trong khuôn khổ Lễ trao giải “Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024” (VLCA 2024) nhằm tôn vinh các doanh nghiệp niêm yết xuất sắc nhất, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tự hào được xếp hạng đầu tiên trong Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất (nhóm vốn hóa vừa - Midcap). Cùng với đó, Ngân hàng cũng được vinh danh trong Top 10 Báo cáo thường niên nhóm ngành Tài chính. Các giải thưởng quan trọng này thể hiện hiệu quả của chiến lược phát triển bền vững với trọng tâm xoay quanh Quản trị - Môi trường - Xã hội (ESG), khẳng định vị thế, uy tín và nỗ lực của SeABank trong thời gian qua.
Huyện Văn Lãng có 163 Người có uy tín. Những năm qua, bằng tiếng nói và uy tín của mình, đội ngũ Người có uy tín đã tích cực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động đồng bào DTTS chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, xây dựng huyện biên giới phát triển ổn định.
Chuyên đề -
T.Nhân - H.Trường -
09:05, 26/11/2024 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh.
Chuyên đề -
T.Nhân - H.Trường -
09:02, 26/11/2024 Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.
Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) Giảm nghèo bền vững, tỉnh Thái Nguyên đã và đang đẩy mạnh triển khai hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, tỉnh còn huy động tối đa các nguồn lực xã hội trên cơ sở đa dạng hóa hình thức để đảm bảo các hộ dân ổn định về nhà ở.
Hoà Bình coi trọng việc phát triển hạ tầng giao thông, tạo động lực cho vùng đồng bào DTTS, miền núi, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn.
Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên trong công tác vận động, tuyên truyền đồng bào các DTTS thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong những năm qua, nhiều cán bộ, đảng viên, Người có uy tín trong vùng đồng bào các DTTS huyện vùng cao Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình) đã có những cách “dân vận” sáng tạo, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân, giữ gìn an ninh trật tự cho bản làng.
Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế, ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.
Hội thi tìm hiểu pháp luật về kết hôn, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn huyện Chiêm Hóa năm 2024 được tổ chức với chủ đề “Nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết”.
Vừa qua, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) tổ chức Chương trình tuyên truyền phục vụ công tác bảo tồn Lễ hội "Mừng lúa mới" (Chi lê xã sả lảm mể) dân tộc Mảng, huyện Nậm Nhùn năm 2024 tại xã Nậm Pì.
Chuyên đề -
Lê Tuấn - Lê Hằng -
19:35, 25/11/2024 Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Cao Bằng có 1.462 Người có uy tín, trong đó 1.150 Người có uy tín là đảng viên, 358 Người có uy tín là bí thư, trưởng xóm. Trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã dành nguồn lực để thực hiện các chế độ chính sách, chăm lo cho Người có uy tín trên địa bàn.
So với số liệu từ cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2019, vùng đồng bào DTTS và miền núi Bình Định đến nay đã có nhiều khởi sắc, nhiều tiêu chí đánh giá có sự thay đổi theo hướng tích cực. Một trong những điều ấn tượng nhất là tỷ lệ hộ nghèo giảm gần 24% so với số liệu thống kê năm 2019.
Với lợi thế về đất rừng sản xuất, cùng định hướng phát triển cây lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) tập trung phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững. Nhiều hộ dân đã có thu nhập cao từ kinh tế rừng và giải quyết việc làm ở địa phương.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, phát triển kinh tế -xã hội đang là xu thế mới ở các bản làng vùng đồng bào DTTS Nghệ An. Từ nét đẹp văn hóa truyền thống, những gùi măng, con gà, con lợn, hay các sản phẩm từ nghề truyền thống như đan lát, thổ cẩm... từng bước xuất hiện trên không gian mạng, không chỉ quảng bá giới thiệu, lan tỏa được bản sắc của đồng bào các DTTS đến được với nhiều khách hàng mà còn mang về nguồn thu tốt hơn cho bà con.
Ngày 24/11, Đoàn công tác Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng và Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Bảo Lâm do đồng chí Vương Thị Tuyên, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh làm Trưởng đoàn đến điều tra dịch tễ về trường hợp tử vong do bệnh bạch hầu tại xã Thạch Lâm.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), các huyện biên giới Thanh Hóa đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, tập trung hướng về các thôn, bản đặc biệt khó khăn, nhằm nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với vùng DTTS.
Những năm gần đây, từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều tuyến đường giao thông nông thôn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đã được đầu tư xây dựng. Đường lớn đã mở, diện mạo nông thôn đổi thay rõ rệt, mở lối cho đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững.
Mới đây, trong các ngày 21, 22/11, Đoàn công tác huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai (Việt Nam) do ông Nguyễn Duy Hòa - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Bắc Hà đã có chuyến sang thăm, làm việc với huyện Kiến Thủy và một số huyện có mô hình phát triển triển nông nghiệp, du lịch của châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).