Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bình Thuận: Đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội ở các xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi sau sáp nhập

Khánh Thi - 16:59, 15/12/2024

Phan Lâm và Phan Sơn (huyện Bắc Bình) là 02 trong số 31 xã nằm trong phạm vi điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ III năm 2024. Đây cũng là 02 xã vừa thực hiện sáp nhập một phần diện tích và dân số. Sau sáp nhập, thực trạng kinh tế - xã hội ở 02 xã này còn nhiều vấn đề cần quan tâm.

Chương trình hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025 được HĐND tỉnh Bình Thuận thông qua tại kỳ họp thứ 3 sẽ tác động kích cầu đến hầu hết các vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh. (Trong ảnh: Ban Dân tộc HĐND tỉnh Bình Thuận tiến hành khảo sát các danh mục công trình, dự án được hỗ trợ đầu tư tuyến đường vào khu sản xuất 64 ha của đồng bào DTTS thôn Suối Máu, xã Tân Hà, huyện Hàm Tân)
Chương trình hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025 được HĐND tỉnh Bình Thuận thông qua tại kỳ họp thứ 3 sẽ tác động kích cầu đến hầu hết các vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh. (Trong ảnh: Ban Dân tộc HĐND tỉnh Bình Thuận tiến hành khảo sát các danh mục công trình, dự án được hỗ trợ đầu tư tuyến đường vào khu sản xuất 64 ha của đồng bào DTTS thôn Suối Máu, xã Tân Hà, huyện Hàm Tân)

Tiếp tục duy trì xã không có thôn

Ngày 29/11/2024, tại Nhà Văn hóa xã Phan Sơn, UBND huyện Bắc Bình đã tổ chức Lễ công bố Nghị quyết số 1253/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2023 - 2025.

Theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, huyện Bắc Bình thực hiện điều chỉnh diện tích tự nhiên 4,43km2 của xã Phan Lâm để nhập vào xã Phan Sơn. Sau khi điều chỉnh, xã Phan Lâm có diện tích là 392,30km2 và quy mô dân số là 2.785 người.

Trước đó, ngày 22/5/2024, UBND huyện Bắc Bình đã ban hành Đề án 01/ĐA-UBND về điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên xã Phan Lâm vào xã Phan Sơn của huyện Bắc Bình. Theo đề án này, cơ sở hạ tầng sau sáp nhập của xã Phan Lâm giữ nguyên như khi chưa sáp nhập, với thực trạng cơ bản là thiếu thốn.

Cụ thể, cơ sở hạ tầng chính ở xã Phan Lâm chỉ có các hạng mục: Trụ sở UBND xã; Nhà làm việc Công an xã; Điểm lẻ (Tiểu học) Trường Tiểu học và THCS Sơn Lâm; Điểm lẻ Trường Mầm non Sơn Lâm; Trạm Y tế xã Phan Lâm; Bưu điện xã; Nhà cộng đồng Phan Lâm và Nhà Văn hóa Ka Ya Mâu.

Phan Lâm là xã miền núi, có đông đồng bào DTTS. Toàn xã có gần 700 hộ; gồm 8 dân tộc anh em sùng sinh sống; trong đó hơn 80% dân số là dân tộc Raglay, còn lại là K’Ho, Chăm, Kinh, Nùng, Hoa, Châu Ro...

Đặc biệt, xã Phan Lâm tiếp tục duy trì mô hình xã không có đơn vị hành chính cấp thôn. Do đó, xã không bố trí người hoạt động không chuyên trách ở thôn và người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn.

Đầu năm 2024, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi trao đổi về tình hình kinh tế - xã hội của xã Phan Lâm với ông Mang Xoa – Bí thư Đảng ủy xã. Theo ông Xoa, từ nhiều năm trước, xã đã xây dựng đề án thành lập đơn vị hành chính cấp thôn, gửi huyện, gửi tỉnh xét duyệt; nhưng chưa được thông qua.

Nhắc đến những khó khăn của xã, ông Mang Xoa bày tỏ sự tiếc nuối vì xã “hụt” đi nhiều nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước, nhất là từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg (Chương trình MTQG 1719).

Giai đoạn 2021 – 2025, theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Phan Lâm là xã khu vực I. Vì thế, xã không được thụ hưởng nguồn vốn đầu tư của Chương trình MTQG 1719, mà chỉ có một số nội dung chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo từ nguồn vốn sự nghiệp.

Trụ sở hành chính đã cũ kỹ là công trình hạ tầng nổi bật tại trung tâm xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. (Ảnh chụp tháng 1/2024)
Trụ sở hành chính đã cũ kỹ là công trình hạ tầng nổi bật tại trung tâm xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. (Ảnh chụp tháng 1/2024)

Càng khó khăn hơn khi xã không có đơn vị hành chính cấp thôn. Để thuận tiện quản lý thì xã thành lập 6 tổ tự quản. Đây không phải đơn vị hành chính nên không đủ điều kiện để cấp có thẩm quyền xem xét có đặc biệt khó khăn hay không.

Phan Lâm là một trong 07 xã của huyện Bắc Bình thuộc phạm vi điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV năm 2024. Do đó, điều kiện kinh tế - xã hội của xã cũng như đời sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn xã Phan Lâm đã được thu thập trong cuộc điều tra này.

Thêm động lực từ chính sách đặc thù

Cũng như Phan Lâm, điều kiện cơ sở hạ tầng ở xã Phan Sơn cũng còn thiếu và yếu. Phan Sơn chỉ hơn Phan Lâm ở chỗ, xã có điểm chính của Trường Tiểu học và THCS Sơn Lâm và điểm chỉnh của Trường Mầm non Sơn Lâm (xã Phan Lâm là điểm lẻ). Ngoài ra, ở Phan Sơn có chợ dân sinh, còn xã Phan Lâm thì không.

Những công trình thiết yếu này đều là nội dung đầu tư của Chương trình MTQG 1719. Mặc dù đáp ứng đủ điều kiện về dân số là đồng bào DTTS; nhưng do không thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn nên cả Phan Lâm và Phan Sơn đều không được bố trí vốn đầu tư từ Chương trình MTQG 1719.

Điểm chính Trường Tiểu học và THCS nằm ở xã Phan Sơn, còn xã Phan Lâm chỉ có điểm lẻ.
Điểm chính Trường Tiểu học và THCS nằm ở xã Phan Sơn, còn xã Phan Lâm chỉ có điểm lẻ

Trong Đề án 01/ĐA-UBND ngày 22/5/2024 về điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên xã Phan Lâm vào xã Phan Sơn, UBND huyện Bắc Bình cũng khẳng định, hiện trên địa bàn 02 xã không có chính sách đặc thù nào được triển khai.

Trước khi sáp nhập, thực trạng cơ sở hạ tầng ở xã Phan Lâm và xã Phan Sơn đã được thu thập từ cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV năm 2024. Huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận cần phân tích, đánh giá kỹ lưỡng thông tin thu thập được từ cuộc điều tra để có những cơ chế, chính sách phù hợp hỗ trợ 02 xã này.

Bình Thuận có 34 DTTS, với 104.066 người, chiếm gần 8,4% dân số của tỉnh. Đồng bào DTTS tập trung sinh sống ở 15 xã thuần và 32 thôn xen ghép thuộc 8/10 huyện, thị, thành phố của tỉnh.

Theo tìm hiểu của phóng viên, những năm qua, để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hộ vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh, ngoài các chính sách của Trung ương, tỉnh Bình Thuận cũng đã triển khai thực hiện 13 chính sách đặc thù của địa phương; tuy nhiên, phần lớn các chính sách chỉ mang tính hỗ trợ.

Có thể kể đến chế độ trợ cấp đối với học sinh, sinh viên DTTS ở các thôn, xã miền núi, vùng cao trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; chính sách đầu tư ứng trước giống, vật tư và các mặt hàng thiết yếu để hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ đồng bào DTTS thuộc các xã thuần và các thôn DTTS xen ghép; chính sách thăm tặng quà cho một số đối tượng là người DTTS nhân dịp Tết Nguyên đán và Tết truyền thống của đồng bào DTTS; chính sách khoán bảo vệ rừng;...

Bước đột phá trong hoạch định chính sách đặc thù của Bình Thuận phải kể đến “Chương trình hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025”, được HĐND tỉnh thông qua tại kỳ họp thứ 3 (tháng 9/2021). Tuy nhiên, trong chương trình được xem sẽ tác động kích cầu đến hầu hết các vùng đồng bào DTTS của tỉnh Bình Thuận này, xã Phan Lâm và xã Phan Sơn chưa được thụ hưởng.

Tuyến đường giao thông nội đồng thôn 9, xã Mê Pu, huyện Đức Linh được đầu tư từ Chương trình hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025.
Tuyến đường giao thông nội đồng thôn 9, xã Mê Pu, huyện Đức Linh được đầu tư từ Chương trình hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025

Cụ thể, thực hiện Chương trình này, trong giai đoạn 2021 – 2025, huyện Bắc Bình được bố trí 10,3 tỷ đồng (cao nhất các huyện trong tỉnh) để đầu tư 3 tiểu dự án. Trong đó có dự án Nâng cấp tuyến đường khu sản xuất từ kênh chính Cà Giây đến kênh Nam Tà Mú (xã Bình An); dự án Nâng cấp đường giao thông nông thôn khu trung tâm thôn 2 (xã Bình An) và dự án Nâng cấp đường vào khu dân cư thôn Phú Điền (xã Phan Điền).

Như vậy, với 02 xã vừa thực hiện sáp nhập là Phan Lâm và Phan Sơn, nếu có chính sách đặc thù để đầu tư, hỗ trợ thì phải chờ giai đoạn sau năm 2025. Kỳ vọng rằng, cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ III năm 2024 trên địa bàn xã Phan Lâm và xã Phan Sơn sẽ đưa ra bộ dữ liệu chính xác để tỉnh Bình Thuận cũng như huyện Bắc Bình đánh giá, phân tích, từ đó có những cơ chế, chính sách hỗ trợ 02 xã này.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lấp đầy những “khoảng trống” cơ bản về thực trạng kinh tế - xã hội sau điều tra 53 DTTS

Lấp đầy những “khoảng trống” cơ bản về thực trạng kinh tế - xã hội sau điều tra 53 DTTS

Thu thập thông tin về tình hình kinh tế, an sinh xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục... của các xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi là nội dung quan trọng trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Qua điều tra, đã cho thấy những “khoảng trống” cơ bản về điều kiện sống, về kinh tế, xã hội, văn hóa… còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu sống, thụ hưởng của người dân trong vùng.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW

Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW

Chiều 16/12, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.
Nhận BHYT 5 năm liên tục từ 01/7/2025: Những điều kiện và quyền lợi không thể bỏ qua

Nhận BHYT 5 năm liên tục từ 01/7/2025: Những điều kiện và quyền lợi không thể bỏ qua

Xã hội - Minh Nhật - 5 phút trước
Từ ngày 01/7/2025, điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục như thế nào là vấn đề đang được người dân đặc biệt quan tâm.
Hưng Yên: Vẫn còn tình trạng hút thuốc lá nơi công cộng

Hưng Yên: Vẫn còn tình trạng hút thuốc lá nơi công cộng

Sức khỏe - PV - 5 giờ trước
Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định: Địa điểm công cộng là nơi phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người. Việc cấm hút thuốc lá nơi công cộng là để cho những người xung quanh không bị hút thuốc lá thụ động. Mặc dù quy định đã có, chế tài xử phạt cũng khá cao nhưng đến nay tại nhiều nơi công cộng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, với nhiều người thì “cấm cứ cấm” và “ hút cứ hút”.
Lấp đầy những “khoảng trống” cơ bản về thực trạng kinh tế - xã hội sau điều tra 53 DTTS

Lấp đầy những “khoảng trống” cơ bản về thực trạng kinh tế - xã hội sau điều tra 53 DTTS

Tin tức - An Yên - 5 giờ trước
Thu thập thông tin về tình hình kinh tế, an sinh xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục... của các xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi là nội dung quan trọng trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Qua điều tra, đã cho thấy những “khoảng trống” cơ bản về điều kiện sống, về kinh tế, xã hội, văn hóa… còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu sống, thụ hưởng của người dân trong vùng.
Nêu gương sáng ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh: Lan tỏa người tốt, việc tốt cùng bước vào kỷ nguyên mới (Bài 3)

Nêu gương sáng ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh: Lan tỏa người tốt, việc tốt cùng bước vào kỷ nguyên mới (Bài 3)

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - Hà Linh - 5 giờ trước
Cùng với cả nước, Quảng Ninh đang đứng trước nhiều thời cơ, vận hội để bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển theo định hướng chỉ đạo của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Tô Lâm. Đánh giá một cách khách quan, thành tựu từ phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh rất đáng ghi nhận. Thành tựu này có sự góp sức không nhỏ của những điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua. Bên cạnh đó, những kinh nghiệm quý, cách làm hay đang được các cấp, ngành, địa phương đúc kết nhân rộng, lan tỏa trong vùng đồng bào DTTS, để cùng nhau phát triển, cùng nhau tiến bước vào kỷ nguyên mới...
Quảng Nam: Trợ lực giúp người dân vùng đồng bào DTTS giảm nghèo bền vững

Quảng Nam: Trợ lực giúp người dân vùng đồng bào DTTS giảm nghèo bền vững

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
Trong những năm qua, nhờ đẩy mạnh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đã giúp hàng ngàn hộ dân vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Quảng được hỗ trợ sinh kế, nhà ở, từ đó vươn lên thoát nghèo.
Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên

Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam - Sắc màu hội tụ. Đặc sản mới ở Thái Nguyên. Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hàm Yên (Tuyên Quang): Người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chủ động vươn lên thoát nghèo

Hàm Yên (Tuyên Quang): Người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chủ động vươn lên thoát nghèo

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 5 giờ trước
Qua thực hiện công tác giảm nghèo, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã giúp người dân trên địa bàn thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Festival Hoa Mê Linh trong 4 ngày tới hứa hẹn một không gian rực rỡ sắc hoa

Festival Hoa Mê Linh trong 4 ngày tới hứa hẹn một không gian rực rỡ sắc hoa

Du lịch - Minh Nhật - 5 giờ trước
Theo UBND huyện Mê Linh (Hà Nội), Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề "Mê Linh rực rỡ sắc hoa" sẽ diễn ra trong 4 ngày, từ 26 - 29/12/2024, tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh.
Tuổi trẻ Việt Nam báo công dâng Bác trước thềm Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX

Tuổi trẻ Việt Nam báo công dâng Bác trước thềm Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX

Tin tức - Văn Hoa - 5 giờ trước
Sáng 17/12, trước phiên khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029, 980 đại biểu ưu tú đại diện cho hơn 21 triệu hội viên, thanh niên trên khắp mọi miền đất nước đã thực hiện Lễ báo công dâng Bác tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xóa đói giảm nghèo từ mô hình trồng quế ở Tràng Định

Xóa đói giảm nghèo từ mô hình trồng quế ở Tràng Định

Công tác Dân tộc - Thanh Phong-Thúy Hồng - 7 giờ trước
Nhận thấy giá trị từ cây quế đem lại, thời gian qua, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn tích cực vận động Nhân dân trồng cây quế để phát triển kinh tế. Với giá trị kinh tế cao, cây quế đã và đang là cây trồng chủ lực giúp đời sống của bà con địa phương từng ngày khởi sắc.
Đức Cơ (Gia Lai): Nhiều mô hình thiết thực thúc đẩy bình đẳng giới vùng đồng bào DTTS và miền núi

Đức Cơ (Gia Lai): Nhiều mô hình thiết thực thúc đẩy bình đẳng giới vùng đồng bào DTTS và miền núi

Xã hội - Ngọc Thu - 8 giờ trước
Triển khai thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, Hội LHPN huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã có nhiều cách làm sáng tạo, triển khai nhiều mô hình ý nghĩa mang lại lợi ích thiết thực cho phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS trên địa bàn. Qua đó, góp phần xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng đồng bào DTTS, giúp phụ nữ và trẻ em vươn lên, khẳng định vai trò chủ thể của mình trong tham gia xây dựng, phát triển cộng đồng.