Nhằm nâng cao năng lực chuyển đổi số cho Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Văn phòng điều phối Chương trình Nông thôn mới Hà Nội và TikTok đã ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm thúc đẩy hợp tác chiến lược trong việc nâng cao năng lực số và quảng bá cho hơn 1600 sản phẩm OCOP của Thủ đô Hà Nội.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, hiện cả nước vẫn còn 150.439 hộ Người có công với cách mạng cần hỗ trợ về nhà ở; tổng số vốn thực hiện dự kiến lên đến 6.598 tỷ đồng. Do đó, cùng với định mức chính sách mới của Nhà nước, thì cần huy động tối đa nguồn lực xã hội để hoàn thành hỗ trợ về nhà cho Người có công với cách mạng.
Xuất phát điểm thấp, đời sống bà con giáo dân còn nhiều khó khăn… nhưng thôn giáo toàn tòng Bình Yên (xã Xuân Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) đã làm nên những điều khác biệt, chỉ trong 2 năm đã được công nhận khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, lá cờ đầu trong học tập và làm theo gương Bác...Phía sau những danh hiệu lớn ấy là cả một tinh thần cộng đồng đoàn kết, nỗ lực để thay đổi cuộc sống
Chương trình điểm tin, đọc báo tuần này thông tin về cuộc họp nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; các hoạt động hỗ trợ đồng bào DTTS và học sinh DTTS có hoàn cảnh khó khăn; các hoạt động văn hóa –xã hội, tín ngưỡng tôn giáo nổi bật ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Phần đọc báo sẽ giới thiệu bài viết: “Người đưa thổ cẩm Chiềng Châu ra biển lớn” của tác giả Kim Anh.
"Già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số có vai trò, vị trí quan trọng đối với đời sống, sinh hoạt và sự phát triển của cộng đồng. Họ thực sự là những tấm gương mẫu mực, đi đầu trong các phong trào ở bản làng", đó là nhận xét chung của rất nhiều cán bộ lãnh đạo các cấp chính quyền ở nhiều địa phương trên địa bàn toàn quốc mỗi khi nói về Người uy tín...
UBND huyện An Lão (Bình Định) vừa tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS năm 2022. Tham dự Hội nghị có 79 đại biểu là Người có uy tín trong trên địa bàn huyện. Ông Đinh Văn Phú, Phó Chủ tịch UBND huyện chủ trì Hội nghị.
"Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính-Danh nhân khoa bảng thời Lê Trung Hưng" là đề tài Hội thảo khoa học vừa được Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh tổ chức vào ngày 30/8, tại Bắc Ninh. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm tham gia của đông đảo các nhà nghiên cứu khoa học của Trung ương và địa phương.
Ngày 30/8/2022, Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận phối hợp với UBND xã Vĩnh Hải tổ chức Hội nghị tuyên truyền "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số" năm 2022.
Vừa qua, Đoàn công tác của Ban Thường vụ Huyện đoàn Kỳ Sơn (Nghệ An) do đồng chí Vi Thái Thuận, Bí thư Huyện đoàn làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND xã Na Ngoi, Nậm Càn để về giám sát việc triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS”.
LTS: Một thời, người Đan Lai sống biệt lập trong rừng thẳm (vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát - Con Cuông, Nghệ An). Một thời, những tập tục lạc hậu đã khiến tộc người này đứng trước nguy cơ suy vong giống nòi… Dẫu hôm nay, những khó khăn, vất vả trên hành trình hòa nhập và phát triển vẫn còn nhưng chúng ta hoàn toàn có thể đặt trọn niềm tin về sự đổi mới không xa, khi mà cả xã hội đang chung tay để bảo tồn và phát triển bền vững dân tộc có tục ngủ ngồi này.
Bao năm qua, cùng với việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, các vị sư đáng kính trong các ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer ở các tỉnh Tây Nam bộ còn âm thầm lặng lẽ làm nhiều việc thiện nguyện, chung tay góp phần nâng cao đời sống đồng bào, giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 1.289 Người có uy tín trong đồng bào DTTS; trong đó dân tộc Mường 638 người, dân tộc Thái 485 người, dân tộc Kinh 92 người, dân tộc Thổ 31 người, dân tộc Dao 12 người, dân tộc Mông 43 người, dân tộc Kinh 83 người, dân tộc Khơ Mú 2 người và dân tộc Thổ 26 người.
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An có rất nhiều công trình tôn giáo với kiến trúc độc đáo đang là điểm hấp dẫn thu hút khách tham quan. Đặc biệt, nơi ấy có những giáo họ, giáo xứ đoàn kết giữ gìn sự bình yên, xây dựng cuộc sống mới, dưới sự dẫn dắt đầy trách nhiệm của các vị quản xứ hết lòng vì việc đạo và đời. Ghi nhận ở những điểm sáng như Nhà thờ đá Bảo Nham, xã Bảo Thành, huyện Yên Thành; tháp cổ Yên Hòa,huyện Kỳ Sơn; Nhà thờ giáo xứ An Hòa...
Chương trình điểm tin, đọc báo tuần này thông tin về hoạt động của lãnh đạo UBDT, trọng tâm là công tác chỉ đạo về chuyển đổi số; chuẩn bị tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên xuất sắc, tiêu biểu năm 2022, gặp mặt người có uy tín; các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc tại cơ sở. Phần đọc báo sẽ giới thiệu bài viết “Nhiếp ảnh gia Lò Văn Chiến với văn hóa Pú Nả” của tác giả Hà Minh Hưng.
Chuyên đề -
S. Vy - Q. Như -
11:57, 28/08/2022 Nhằm gắn kết tinh thần trách nhiệm của Ban quản trị các chùa Khmer và các vị Người có uy tín với công tác ổn định an ninh trật tự trên địa bàn, xã An Cư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã xây dựng mô hình “Cơ sở thờ tự, tự quản về an ninh trật tự” trong vùng đồng bào Khmer.
Những năm gần đây, nhờ sự đầu tư, hỗ trợ từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Nhà nước, sự nỗ lực đồng lòng của các cấp, các ngành đã từng bước giúp đỡ đồng bào Rơ Măm nơi biên giới Sa Thầy (tỉnh Kon Tum) thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ hủ tục, tập quán lạc hậu vươn lên phát triển kinh tế thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu...
Dân tộc Rơ Măm là một trong những DTTS rất ít người trong 53 DTTS ở nước ta. Tại tỉnh Kon Tum, người Rơ Măm chủ yếu cư trú ở làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, cuộc sống của đồng bào còn nhiều khó khăn. Những năm 1992 trở về trước, đồng bào Rơ Măm vẫn còn tồn tại hủ tục tin vào một lời nguyền là không chăn nuôi bò. Để bước qua lời nguyền này, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đồng bào Rơ Măm là cả một quá trình khó khăn.
Trong nhiều năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật luôn được các cấp hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chú trọng, thực hiện, đa dạng các hình thức truyên truyền, trong đó luôn hướng đến cơ sở, đặc biệt là hội viên phụ nữ người dân tộc thiểu số.
Chuyên đề -
N.Tâm – H.Diễm -
18:26, 26/08/2022 Đối với nhiều thế hệ trẻ dân tộc Khmer, chùa không chỉ là nơi giáo dục đạo đức, nhân cách sống, lòng hiếu thảo và nghi thức giao tiếp, ứng xử mà còn là nơi để những ngày hè, các em háo hức rủ nhau lên chùa để học chữ Khmer do các sư sãi đứng ra tổ chức. Đây được xem là việc làm hết sức có ý nghĩa của các nhà chùa, nhằm góp phần bảo tồn chữ viết và tiếng nói của dân tộc Khmer.
Thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2015-2025”, những năm qua, huyện Sông Mã (Sơn La) đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức phù hợp, nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về ngăn chặn, đẩy lùi nạn tảo hôn.