Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chuyên đề

Dân tộc Cống kể câu chuyện về chính mình bằng ngôn ngữ của trái tim

Dân tộc Cống kể câu chuyện về chính mình bằng ngôn ngữ của trái tim

Sau những ngày tổ chức đào tạo, truyền dạy với sự tham gia hào hứng, tích cực học tập của các học viên. Lớp đào tạo kỹ năng truyền thông cộng đồng tích hợp phương pháp Photovoice – “Câu chuyện đời người” dân tộc Cống tại bản vùng cao Táng Ngá, xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu đã chính thức khép lại bằng một buổi lễ bế giảng đầy cảm xúc và tự hào.
Đổi mới, phát triển các trường PTDTNT, DTBT: Cần chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo chương trình mới (Bài 1)

Đổi mới, phát triển các trường PTDTNT, DTBT: Cần chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo chương trình mới (Bài 1)

Chuyên đề - Thúy Hồng - 16:56, 10/11/2023
Từ thực tiễn đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng các mô hình giáo dục vùng DTTS và miền núi cho thấy, mô hình trường PTDTNT, PTDTBT đã phát huy vai trò to lớn trong việc huy động tối đa học sinh tiểu học và THCS trong độ tuổi tới trường, tăng tỷ lệ học sinh chuyên cần, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy nhiên, hiện nay cơ chế chính sách phát triển các trường PTDTNT, PTDTBT bắt đầu bộc lộ những khó khăn, hạn chế cần khắc phục và đổi mới để phù hợp với yêu cầu trong giai đoạn mới.
Bảo tồn và phát triển văn hóa Hà Nhì nơi thượng nguồn sông Đà

Bảo tồn và phát triển văn hóa Hà Nhì nơi thượng nguồn sông Đà

Chuyên đề - Hà Minh Hưng - 15:40, 10/11/2023
Lai Châu có 20 dân tộc cùng sinh sống, dân tộc Hà Nhì chiếm khoảng gần 4% dân số toàn tỉnh. Trong dòng chảy cuộc sống hiện đại, nhiều giá trị văn hóa của một số dân tộc đứng trước nguy cơ mai một. Những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đặc biệt thực hiện Nghị quyết số 04/NQ/TU ngày 17/2/2021 của Tỉnh ủy Lai Châu về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, đồng bào Hà Nhì nơi thượng nguồn sông Đà đã nỗ lực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình.
Lai Châu: Tạo bước chuyển mới trong phát triển kinh tế biên mậu

Lai Châu: Tạo bước chuyển mới trong phát triển kinh tế biên mậu

Chuyên đề - Tùng Nguyên - 15:30, 10/11/2023
Tại kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Lai Châu khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 31/NQ-HĐND về Quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo Quy hoạch, kinh tế biên mậu là một trong những trụ cột trong định hướng không gian phát triển của tỉnh Lai Châu. Nghị quyết được kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong xây dựng, triển khai các cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển kinh tế biên mậu, góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 23/NQ-CP ngày 02/3/2022 của Chính phủ về phát triển kinh tế khu vực biên giới đất liền.
Làng Le - Nơi lưu giữ nhiều cồng chiêng nhất ở Sa Thầy

Làng Le - Nơi lưu giữ nhiều cồng chiêng nhất ở Sa Thầy

Chuyên đề - Hòa Bình - 15:21, 10/11/2023
Dưới chân núi Chư Mom Ray hùng vĩ, làng Le , xã Mô Rai, huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum), là nơi cư ngụ của cộng đồng người Rơ Măm. Bao năm qua, được sự quan tâm đầu tư hỗ trợ bằng chính sách đặc thù của Nhà nước, đồng bào đã từng bước vươn lên xây dựng cuộc sống mới. Đáng quý, trong xu hướng phát triển hội nhập, đồng bào Rơ Măm vẫn không quên gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, trong đó nổi bật là không gian văn hóa cồng chiêng. Làng Le là nơi còn giữ được số lượng cồng chiêng nhiều nhất xã Mô Rai.
Như Thanh (Thanh Hóa): Chú trọng triển khai các giải pháp đảm bảo chỉ tiêu phát triển BHXH tự nguyện, BHYT

Như Thanh (Thanh Hóa): Chú trọng triển khai các giải pháp đảm bảo chỉ tiêu phát triển BHXH tự nguyện, BHYT

Chuyên đề - Quỳnh Trâm - 14:56, 10/11/2023
Thời gian qua, huyện Như Thanh (Thanh Hóa) đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng hệ thống BHYT, BHXH, tuyên truyền vận động người dân tự nguyện tham gia BHXH, BHYT. Qua đó, đạt những hiệu quả tích cực đối với hệ thống an sinh xã hội của huyện. Tuy nhiên, công tác khai thác và phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện đang có dấu hiệu ngày càng khó khăn...
Chương trình MTQG 1719 - Trợ lực để Bình Phước thực hiện mục tiêu mỗi năm có 1.000 hộ DTTS thoát nghèo

Chương trình MTQG 1719 - Trợ lực để Bình Phước thực hiện mục tiêu mỗi năm có 1.000 hộ DTTS thoát nghèo

Chuyên đề - Lê Vũ - 11:25, 10/11/2023
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) là một trợ lực mạnh mẽ để mục tiêu mỗi năm giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào DTTS của tỉnh Bình Phước tiếp tục được về đích với nhiều thành quả vượt bậc.
Mượt mà làn điệu Khắp Nôm

Mượt mà làn điệu Khắp Nôm

Chuyên đề - Nguyễn Ngọc Thanh - 11:20, 10/11/2023
“Khắp Nôm” tức là hát Nôm, câu hát giàu chất trữ tình, lời ca trau chuốt mượt mà làm người nghe say đắm, ẩn chứa trong lời ca là những giá trị văn hóa đặc trưng, nhân văn sâu sắc của cộng đồng người Tày ở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
Quảng Trị: Đồng bào các dân tộc, tôn giáo đoàn kết xây dựng huyện vùng biên Hướng Hóa

Quảng Trị: Đồng bào các dân tộc, tôn giáo đoàn kết xây dựng huyện vùng biên Hướng Hóa

Chuyên đề - Khánh Ngân - 10:58, 10/11/2023
Hướng Hóa (Quảng Trị) là huyện biên giới với nhiều thành phần dân tộc và tôn giáo cùng sinh sống. Đồng bào các dân tộc, các tôn giáo nơi đây rất đoàn kết, gắn bó, giúp nhau cùng tiến bộ, một lòng xây dựng quê hương ngày càng phát triển giàu đẹp.
Báo động ma túy tổng hợp gia tăng ở Đắk Lắk

Báo động ma túy tổng hợp gia tăng ở Đắk Lắk

Chuyên đề - Hoàng Thùy - 05:10, 10/11/2023
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tình trạng sử dụng ma túy tổng hợp và tội phạm liên quan đến loại ma túy này đang có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Theo thống kê của Phòng Cảnh sát điều tra về tội phạm ma túy, Công an tỉnh Đắk Lắk, số lượng ma túy tổng hợp thu giữ trong 9 tháng đầu năm 2023, tăng gấp 10 lần so với năm 2022.
Quên mật khẩu ứng dụng VssID và cách lấy lại mật khẩu ứng dụng VssID

Quên mật khẩu ứng dụng VssID và cách lấy lại mật khẩu ứng dụng VssID

Chuyên đề - Hồng Phúc - 23:09, 09/11/2023
Chính sách BHXH, BHYT ngày càng được đông đảo người dân, người lao động quan tâm, tin tưởng. Nắm bắt nhu cầu này, thời gian qua, đã xuất hiện một số trang tin, trang mạng xã hội, số điện thoại Tổng đài… có tính phí dịch vụ tư vấn về chế độ, chính sách BHXH, BHYT khiến người dân dễ bị nhầm lẫn đây là các kênh tư vấn của cơ quan BHXH Việt Nam.
Khi kỹ sư livestream bán hàng nông sản sạch

Khi kỹ sư livestream bán hàng nông sản sạch

Chuyên đề - Lê Vũ - Yến Thư - 22:55, 09/11/2023
Cập nhật xu hướng sử dụng nông sản sạch, sản xuất theo hướng hữu cơ của người tiêu dùng, cô gái trẻ Nguyễn Thị Tường Thảo (28 tuổi) – Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Vườn nhà Đà Lạt đã quyết định rời bỏ công việc kỹ sư Hóa với mức lương khá cao ở TP. Hồ Chí Minh để về quê ở huyện miền núi Đơn Dương (Lâm Đồng) theo đuổi niềm đam mê của mình.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Thanh Hóa: Lấp đầy “vùng trũng” về tiếp cận pháp luật

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Thanh Hóa: Lấp đầy “vùng trũng” về tiếp cận pháp luật

Chuyên đề - Quỳnh Trâm - 22:32, 09/11/2023
Vùng núi Thanh Hóa có dân số trên 1 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 60%, chủ yếu là đồng bào các dân tộc Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ Mú... Đây là vùng còn nhiều khó khăn so với mặt bằng chung của tỉnh, đồng thời cũng là "vùng trũng" về tiếp cận pháp luật. Tình trạng an ninh trật tự còn có những diễn biến phức tạp. Vì vậy, tỉnh Thanh Hóa đã và đang tích cực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý trong vùng đồng bào DTTS&MN.
Thực hiện Chương trình MTQG 1719: Nhiều công trình hoàn thành góp phần khởi sắc xã vùng cao Chiêu Lưu

Thực hiện Chương trình MTQG 1719: Nhiều công trình hoàn thành góp phần khởi sắc xã vùng cao Chiêu Lưu

Chuyên đề - Khánh Ngân - 22:27, 09/11/2023
Triển khai Chương trình MTQG 1719, xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) được đầu tư xây dựng một số công trình phục vụ đời sống dân sinh. Theo đó, qua hơn 2 năm thực hiện, nhiều công trình này đã hoàn công và được đưa vào sử dụng, góp phần làm thay đổi diện mạo xã miền núi Chiêu Lưu và tạo điều kiện để đồng bào phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Công nghệ 4.0 đang thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển ở Mèo Vạc

Công nghệ 4.0 đang thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển ở Mèo Vạc

Chuyên đề - Văn Hoa - Minh Đức - 22:17, 09/11/2023
Theo thông tin của huyện Mèo Vặc (Hà Giang), 9 tháng đầu năm 2023, đã có 370.133 lượt khách du lịch đến huyện, đạt 92,53 % so với kế hoạch năm, với doanh thu từ du lịch ước đạt 296 tỷ đồng. Đây là kết quả ấn tượng sau khi công tác chuyển đổi số ngành Du lịch huyện vùng cao Mèo Vạc được đẩy mạnh thực hiện.
Rộn ràng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Mỹ Đức, Tp. Hà Tiên

Rộn ràng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Mỹ Đức, Tp. Hà Tiên

Chuyên đề - Lê Ngọc - Lê Vũ - 21:09, 09/11/2023
Ngày 9/11, phường Mỹ Đức (Tp. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) đã tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2023). Ngày hội có sự tham gia của lãnh đạo các ban, ngành, cùng đông đảo quần chúng Nhân dân tại địa phương.
Thanh Hóa: Hàng ngàn hộ đồng bào DTTS được an cư trong những ngôi nhà mới

Thanh Hóa: Hàng ngàn hộ đồng bào DTTS được an cư trong những ngôi nhà mới

Chuyên đề - Quỳnh Trâm - 20:18, 09/11/2023
Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa có dân số trên 1 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 60%, chủ yếu là đồng bào các dân tộc Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ Mú. Xác định phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua Đảng, Nhà nước, tỉnh ta luôn quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt các chính sách dân tộc đối với đồng bào khu vực này. Trong đó chính sách hỗ trợ về nhà ở đang giúp cho nhiều hộ DTTS an cư, tập trung phát triển sản xuất để giảm nghèo bền vững.
Người Ơ Đu trên hành trình phát triển: Vượt khó vươn lên (Bài 1)

Người Ơ Đu trên hành trình phát triển: Vượt khó vươn lên (Bài 1)

Chuyên đề - An Yên - 20:05, 09/11/2023
Dân tộc Ơ Đu là một trong 14 DTTS rất ít người, cư trú tại xã Nga My, huyện Tương Dương (Nghệ An). Những năm qua, từ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước dành cho đồng bào có khó khăn đặc thù, đồng bào Ơ Đu đã ý thức tự vươn lên để thoát khỏi đói nghèo lạc hậu. Tuy nhiên, trên thực tế, với điểm xuất phát thấp, điều kiện môi trường sống ở những nơi hẻo lánh, thường bị ảnh hưởng từ thiên tai, lũ lụt...cuộc sống của người Ơ Đu còn muôn vàn khó khăn. Để đồng bào phát triển toàn diện bền vững, Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030 đã thiết kế riêng Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiếu số rất ít người và nhóm dân tộc còn khó khăn.
Định Hóa (Thái Nguyên): Gần 1000 cán bộ tham gia lớp tập huấn Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo

Định Hóa (Thái Nguyên): Gần 1000 cán bộ tham gia lớp tập huấn Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo

Chuyên đề - Khánh Phúc - 19:16, 09/11/2023
Từ ngày 7-11/11, UBND huyện Định Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo. Tham gia tập huấn có gần 1.000 cán bộ của các hội đoàn thể xã, xóm trên địa bàn huyện.
Đồng bào Rơ Măm ở làng Le trên đường thoát nghèo bền vững

Đồng bào Rơ Măm ở làng Le trên đường thoát nghèo bền vững

Chuyên đề - Hòa Bình - 18:40, 09/11/2023
Với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc triển khai thực hiện các chính sách đầu tư cho các dân tộc rất ít người, đời sống của đồng bào Rơ Măm ở làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đã đổi thay rõ nét. Qua đó, giảm dần sự chênh lệch về khoảng cách phát triển của dân tộc Rơ Măm với các dân tộc khác trong vùng.
Người có uy tín ở Thanh Sơn (Phú Thọ): “Nói cho dân hiểu, làm cho dân tin”

Người có uy tín ở Thanh Sơn (Phú Thọ): “Nói cho dân hiểu, làm cho dân tin”

Chuyên đề - Phương Thanh - Ngọc Ánh - 17:40, 09/11/2023
Huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ hiện có 207 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Nhận thức rõ vai trò, vị trí của mình, những Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đã tích cực vận động gia đình và cộng đồng thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương; tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới kỹ thuật canh tác, nâng cao hiệu quả kinh tế, giúp giảm nghèo bền vững, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.