Chuyên đề -
Cù Hương - Sỹ Hào -
07:35, 27/11/2023 Thôn Đăk Mế, xã Pờ Y (Ngọc Hội, Kon Tum) là địa bàn sinh sống tập trung của đồng bào dân tộc Brâu – một trong 5 DTTS có dân số dưới 1.000 người, và là một trong 14 dân tộc có khó khăn đặc thù của cả nước. Mặc dù đã được quan tâm đầu tư , nhưng hiện Đăk Mế vẫn còn thiếu nhiều công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, sinh hoạt; ngoài ra một số công trình đã được đầu tư xây dựng, qua thời gian nay cũng đã xuống cấp, hư hỏng cần được nâng cấp, sửa chữa.
Nhằm đảm bảo điều kiện phát triển giáo dục, nguồn nhân lực vùng DTTS, thời gian qua, huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) đã đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và đã được nhiều kết quả tích cực.
Dân tộc Chứt là một trong 14 dân tộc có khó khăn đặc thù của cả nước. Với hàng loạt chính sách dân tộc mà Đảng, Nhà nước đã và đang triển khai trong nhiều năm nay, đời sống đồng bào Chứt ở Quảng Bình, đang có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) triển khai, với nhiều nội dung đầu tư, hỗ trợ, nhất là đang tạo cơ hội để đồng bào Chứt giải quyết vấn đề sinh kế, để bứt phá vươn lên thoát nghèo.
Chuyên đề -
Cù Hương - Sỹ Hào -
11:06, 26/11/2023 Từ năm 2019 đến nay, dân số của đồng bào dân tộc Mảng đã có sự gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo cao, các điều kiện sinh hoạt cơ bản còn thiếu thốn cùng với một số hủ tục còn tồn tại khiến mục tiêu nâng cao chất lượng dân số của dân tộc Mảng gặp rất nhiều khó khăn.
Thời gian qua, các địa phương bằng nhiều giải pháp, hình thức cũng đã quan tâm, động viên các nghệ nhân ở lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Việc triển khai chính sách hỗ trợ nghệ nhân Nhân dân, nghệ nhân ưu tú người DTTS trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng, truyền dậy những người kế cận được triển khai, rất thiết thực, ý nghĩa, kịp thời động viên các nghệ nhân tiếp tục sống với sự đam mê và tận tâm với bảo tồn và lan tỏa giá trị di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc.
Ngày 21/11 vừa qua, tại tỉnh Lai Châu đã diễn ra Hội nghị biểu dương, tôn vinh Người có uy tín tiêu biểu xuất sắc trong đồng bào DTTS tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021-2023. Tại Hội nghị đã có 200 Người có uy tín tiêu biểu trên mọi lĩnh vực, đại diện cho 885 Người uy tín trong đồng bào các DTTS của tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021 -2023 được biểu dương. Họ đã góp phần làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lai Châu.
Dân tộc Brâu là một trong những dân tộc rất ít người sinh sống tập trung tại làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Từng đứng trước nguy cơ về sự tồn tại, dân tộc Brâu đã hồi sinh và từng ngày phát triển nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các cấp ủy, chính quyền địa phương, sự nỗ lực và ý chí vươn lên của mỗi cá nhân trong cộng đồng dân tộc Brâu. Để tiếp tục thúc đẩy các dân tộc rất ít người và dân tộc có khó khăn đặc thù phát triển, trong đó có dân tộc Brâu, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã xây dựng riêng Dự án 9, với nguồn lực lớn đầu tư toàn diện cho nhóm dân tộc này.
Ngày 7/3/2018, Chính phủ đã phê duyệt huyện Như Xuân ra khỏi huyện nghèo giai đoạn 2018-2020. Đây được xem là dấu mốc quan trọng, khẳng định quyết tâm, sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị và đồng bào các dân tộc ở huyện Như Xuân.
Xác định nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào DTTS là bước đi quan trọng, góp phần quyết định sự thành công trong quá trình triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng DTTS miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã và đang tranh thủ thời gian và các nguồn lực ưu tiên thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS các xã đặc biệt khó khăn của huyện.
Trong thời gian qua, thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới, cùng với các chủ trương chung của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo, kịp thời ban hành các Đề án, chương trình, kế hoạch để lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh và đã đạt được những kết quả quan trọng.
Triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021 - 2025, huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã thành lập nhiều mô hình, câu lạc bộ bằng cách làm phù hợp với phụ nữ DTTS, đem lại nhiều chuyển biến tích cực. Qua đó, thay đổi nhận thức phụ nữ DTTS, xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới, chủ động phòng, chống nạn buôn bán, xâm hại phụ nữ và trẻ em.
Được gặp, tiếp xúc với thầy Then từ lúc nhỏ, bà Chu Thị Hồng Vân (sinh năm 1968), dân tộc Nùng, thôn Hố Cao, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) được thầy Then cho tiếp xúc với các nghi lễ làm Then cầu an, cầu phúc. 21 tuổi bà đã thành thục Then nghi lễ. Từ đó đến nay, bà đã có hơn 30 năm làm Then. Bà thường xuyên được mời làm lễ cầu phúc, cầu an cho bà con người Tày, Nùng trên địa bàn và các vùng lân cận.
Đồng bào Lô Lô đen ở Cao Bằng vẫn còn giữ được khá nguyên vẹn những nét văn hóa phong phú, đặc sắc từ lâu đời như có ngôn ngữ, tiếng nói riêng, các làn điệu dân ca, dân vũ, các lễ hội, không gian kiến trúc nhà sàn, trang phục, nghề thủ công…. Những nét văn hóa đặc sắc đó đang tạo ra sức hấp dẫn riêng có trong phát triển du lịch cộng đồng, giúp đồng bào Lô Lô đen có thêm thu nhập, từng bước vươn lên thoát nghèo.
Với vai trò là cơ quan chủ trì thực hiện Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em", thuộc Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Pưh (Gia Lai) đã nỗ lực phối hợp các cấp chính quyền, các ngành liên quan thực hiện triển khai các mô hình, hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới, hỗ trợ chăm lo, bảo vệ, phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS.
Bố Y là một trong 14 dân tộc có khó khăn đặc thù của cả nước. Hiện nay, đồng bào Bố Y sinh sống chủ yếu tại một số xã trên địa bàn huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Bà con hiện còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình, ấn tượng nhất là trang phục truyền thống của người Bố Y.
Kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã (HTX) được tỉnh Điện Biên chú trọng quan tâm đẩy mạnh, phát triển trong thời gian qua. Theo đó, lĩnh vực kinh tế tập thể của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, số tổ hợp tác, HTX thành lập mới phát triển khá nhanh, hoạt động ngày càng đa dạng. Việc thành lập mới các HTX được chú trọng hơn tại các xã vùng sâu, vùng xa, xã xây dựng nông thôn mới và các địa bàn có dự án của tỉnh.
Tăng cường quản lý sử dụng, bảo vệ rừng tự nhiên; đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn và cây trồng lâm nghiệp mới cho năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện của địa phương; chú trọng xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế rừng hiệu quả… Đó là những giải pháp mà huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã và đang thực hiện nhằm tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân vùng cao, đồng thời từng bước đưa kinh tế rừng phát triển theo hướng bền vững, hiệu quả.
Với tiềm năng lợi thế thổ nhưỡng phù hợp với cây lâm nghiệp, huyện vùng cao Ba Chẽ đang thực hiện đồng bộ các giải pháp để từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Ba Chẽ thành trung tâm kinh tế lâm nghiệp và cây dược liệu của tỉnh Quảng Ninh, qua đó tạo sinh kế và thu nhập ổn định cho người dân, nhất là các hộ đồng bào DTTS trên địa bàn.
Chuyên đề -
Trương Hữu Thiêm -
01:53, 26/11/2023 Chừng hơn hai chục năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói chung và một số huyện vùng sâu, biên giới nói riêng, hiện tượng người dân tin theo những tín ngưỡng, tôn giáo một cách mơ hồ và trái phép... vẫn đang thực sự là một “vấn nạn”, làm cho cuộc sống các làng bản vốn yên bình bỗng trở nên phức tạp và đôi khi tình hình cũng là bất ổn...Vụ việc xảy ra ở bản Huổi Khon, xã Nậm Kè (huyện Mường Nhé) năm 2011, là bài học đắt giá, cảnh tỉnh cho những người dân nhẹ dạ theo những hoạt động tôn giáo trái pháp luật ở Điện Biên
Từ tiềm năng, nguồn di sản văn hóa quý giá cồng chiêng, những năm gần đây, các chủ nhân của di sản văn hóa phi vật thể cồng chiêng ở tỉnh Gia Lai đã ý thức việc khai thác giá trị bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch. Qua đó, các chủ nhân của di sản dù ở các bản làng xa, hay buôn làng khó khăn vẫn có cơ hội thể hiện tài năng, mang lại những trải nghiệm thú vị cho du khách gần xa, qua đó có thêm nguồn thu nhập ổn định từ các hoạt động biểu diễn văn hóa, văn nghệ cho các đoàn khách du lịch, hay trong các lễ hội, các chương trình của địa phương, của tỉnh tổ chức...