Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chương trình OCOP: Nền tảng vững chắc xây dựng nông thôn mới

Minh Khánh - 16:56, 26/10/2023

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), được xem là giải pháp để giải quyết bài toán nâng cao giá trị cho các sản phẩm đặc sản ở các địa phương góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân theo Chương trình MTQG xây dựng NTM. Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể đóng vai trò chủ thể, thực hiện theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Chính vì vậy, chương trình OCOP cũng được coi là nền tảng vững chắc để xây dựng nông thôn mới ở Yên Bái thời gian qua.

Văn Yên xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên thế mạnh của từng địa phương
Văn Yên xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên thế mạnh của từng địa phương

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” gọi tắt là OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Năm 2019, bắt đầu triển khai Chương trình OCOP, bằng những biện pháp hỗ trợ cụ thể, tỉnh Yên Bái đã phát triển 8 sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao. Năm 2020, chỉ sau một năm học hỏi, rút kinh nghiệm, Chương trình OCOP ở Yên Bái đã có sự phát triển mạnh mẽ với 86 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao và 4 sao.

 Cho đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 200 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP, Các sản phẩm OCOP đã được chuẩn hóa trên địa bàn tỉnh đều có bao bì, nhãn mác đẹp, chất lượng tốt, thông tin chỉ dẫn địa lý cụ thể… Thương hiệu của nhiều sản phẩm nông sản OCOP của Yên Bái đã được khẳng định, nổi tiếng trên thị trường trong nước và quốc tế, một số sản phẩm nông sản mang tầm thương hiệu quốc gia, như: gạo Séng cù Mường Lò Nghĩa Lộ; chè Bát tiên, miến đao Quy Mông, măng tre Bát độ Trấn Yên; bưởi Đại Minh Yên Bình; Đại Lão Vương trà - Diệp trà Suối Giàng Văn Chấn...

 Ông Nguyễn Đức Điển, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái cho biết: “Việc nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP nhằm phát triển kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống vật chất cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất cho người dân ở khu vực nông thôn. Vì vậy, thời gian qua ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái đã tập trung vào phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc sản của địa phương để cùng với các tổ chức, cá nhân xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP. Điều này sẽ có nhiều thuận lợi  để sản phẩm tiếp cận vào các thị trường lớn.”

Xác định xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP là chương trình kinh tế quan trọng, là nền tảng vững chắc trong xây dựng nông thôn mới, những năm qua, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ cũng như các giải pháp xây dựng các sản phẩm chủ lực ,khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của địa phương, nhất là việc bảo tồn, phát triển ngành nghề ở nông thôn, trở thành một điểm sáng trong thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm. Hiện nay, địa phương này cũng đang dẫn đầu toàn tỉnh về số lượng với 38 sản phẩm OCOP. 

Được mệnh danh là “thủ phủ” của cây quế vùng Tây Bắc, Văn Yên hiện có 50.000 ha quế, mỗi năm khai thác khoảng 15.000 tấn quế vỏ, mang lại nguồn thu hàng chục tỷ đồng cho người dân… Với 38 sản phẩm Ocop đã xây dựng được, thì có tới 19 sản phẩm từ quế được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao. Thông qua việc xây dựng các sản phẩm OCOP từ quế, nhiều địa phương đã thấy được lợi thế, cơ hội để phát huy và khai thác giá trị sản phẩm gắn với phát triển kinh tế khu vực nông thôn, góp phần chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô gắn với chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập cho người dân. Một trong những thành công mà các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn huyện Văn Yên trong việc xây dựng sản phẩm OCOP đó là việc đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại thông qua các hôi chợ, qua các kênh thông tin, các sàn thương mại điện tử. Đây cũng là chia sẻ của các chủ HTX quế ở Văn Yên, bởi tất các sản phẩm OCOP của HTX đều được đưa đi tham dự các hội nghị xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh, được quảng bá và bán trên các sàn thương mại điện tử, qua đó mang lại lợi nhuận cao cho HTX.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Ocop), được xem là giải pháp để giải quyết bài toán nâng cao giá trị cho các sản phẩm đặc sản ở các địa phương góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Ocop), được xem là giải pháp để giải quyết bài toán nâng cao giá trị cho các sản phẩm đặc sản ở các địa phương góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM

Nhờ việc xác định được hướng đi đúng trong xây dựng các sản phẩm OCOP, sự tham gia vào cuộc tích cực của các địa phương đã góp phần rất lớn vào chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện. Phát huy kết quả đạt được, Văn Yên phấn đấu đến năm 2025, toàn huyện có ít nhất 60 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên. Trong đó, có ít nhất 1 sản phẩm đạt 5 sao, có từ 5 sản phẩm OCOP của huyện xuất khẩu ra nước ngoài.

Có thể thấy, hầu hết các sản phẩm OCOP của tỉnh Yên Bái đều là những sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp tỉnh, góp phần quan trọng giải quyết việc làm nông thôn, phát triển kinh tế các địa phương, nâng cao mức sống cho người nông dân. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi cũng như nâng cao chất lượng cho các sản phẩm OCOP, các cấp sở, ngành tỉnh Yên Bái luôn lồng ghép tuyên truyền, vận động các chủ thể tiếp tục duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm; bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đăng ký, đánh giá lại sản phẩm sau 36 tháng.

Thời gian tới, tỉnh Yên Bái cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức thường xuyên, liên tục gắn với việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Tổ chức các lớp đào tạo tập huấn cho hội đồng, tổ giúp việc, các tổ chức, cá nhân tham gia đề án phát triển các sản phẩm OCOP. Bên cạnh đó, tỉnh cũng sẽ tổ chức sản xuất gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu, dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa, tập quán sản xuất của người dân, đặc biệt là khu vực các sản phẩm chủ lực, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm OCOP; sử dụng "Quy trình xác thực chống hàng giả” vào quản trị DN, minh bạch quá trình hình thành và kết nối cung cầu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh; thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP, hình thành các sàn thương mại điện tử quy mô lớn, các kênh bán hàng trực tuyến… đặc biệt cho các sản phẩm có quy mô nhỏ, sản phẩm đặc sản địa phương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chính sách dân tộc làm thay đổi đời sống đồng bào DTTS ở Mường Nhé

Chính sách dân tộc làm thay đổi đời sống đồng bào DTTS ở Mường Nhé

Những năm gần đây, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc đã được huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần quan trọng giúp đồng bào DTTS trên địa bàn huyện thúc đẩy kinh tế phát triển, cải thiện cuộc sống.
Tin nổi bật trang chủ
Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3

Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3

Tin tức - Nhóm PV - 2 giờ trước
Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã ủng hộ 500 triệu đồng, hỗ trợ đồng bào các tỉnh đang bị thiệt hại do mưa lũ, để nhanh chóng khắc phục hậu quả của thiên tai, ổn định cuộc sống; đồng thời cử các Đoàn công tác đến những địa phương bị ảnh hưởng bão số 3, để chia buồn, thăm hỏi, động viên, tặng quà bà con có hoàn cảnh khó khăn, ảnh hưởng bởi mưa bão.
Kon Tum: Một hộ đồng bào DTTS bị mất trộm hơn 300 cây Sâm Ngọc Linh

Kon Tum: Một hộ đồng bào DTTS bị mất trộm hơn 300 cây Sâm Ngọc Linh

Pháp luật - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Ngày 12/9, UBND xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cho biết, trên địa bàn xã có một hộ gia đình người DTTS vừa bị mất trộm hơn 300 cây sâm Ngọc Linh.
Chuyên gia hướng dẫn xử lý nước sạch sử dụng cho sinh hoạt sau bão, lũ

Chuyên gia hướng dẫn xử lý nước sạch sử dụng cho sinh hoạt sau bão, lũ

Sức khỏe - Minh Nhật - 2 giờ trước
Bộ Y tế đã có hướng dẫn một số phương pháp để xử lý nước sạch sử dụng cho sinh hoạt sau mùa bão, lũ.
Kỳ Sơn (Nghệ An): Cứu thành công một người dân bị nước lũ cuốn rơi xuống vực

Kỳ Sơn (Nghệ An): Cứu thành công một người dân bị nước lũ cuốn rơi xuống vực

Tin tức - Lê Thạch - 2 giờ trước
Một người dân trong khi đi xe máy thăm rẫy đã bị nước lũ cuốn trôi cả người và xe, rất may người bị nạn đã được người nhà kịp thời phát hiện và cứu vớt lên bờ an toàn.
Khẩn cấp di dời 12 hộ dân ra khỏi khu vực báo động đỏ có nguy cơ sạt lở cao

Khẩn cấp di dời 12 hộ dân ra khỏi khu vực báo động đỏ có nguy cơ sạt lở cao

Tin tức - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn xã Bảo Hà (Bảo Yên, Lào Cai) vừa cho biết, đã khẩn cấp di dời 12 hộ dân với 57 nhân, tại thôn Khoai 3 (xã Bảo Hà) ra khỏi khu vực nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở cao.
Cả nước ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Cả nước ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 12/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng tới Yên Bái chỉ đạo ứng phó khắc phục hậu quả mưa lũ. Lãnh đạo UBDT thăm, động viên, hỗ trợ Nhân dân các tỉnh khắc phục hậu quả thiên tai. Cả nước ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Gia Lai chung tay hướng về đồng bào vùng bão lũ các tỉnh phía Bắc

Gia Lai chung tay hướng về đồng bào vùng bão lũ các tỉnh phía Bắc

Tin tức - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Chiều 12/9, UBND tỉnh Gia Lai đã phát động, vận động, kêu gọi ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 gây ra. Buổi phát động được kết nối trực tuyến với 17 điểm cầu tại 17 huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh.
Bắc Hà (Lào Cai): Tìm thấy thêm 3 người mất tích trong các vụ sạt lở

Bắc Hà (Lào Cai): Tìm thấy thêm 3 người mất tích trong các vụ sạt lở

Thời sự - Hoàng Quý - 3 giờ trước
UBND huyện Bắc Hà vừa cho biết, tính đến 17h00 ngày 12/9, đã tìm được thêm thi thể 3 người mất tích trong các vụ sạt lở đất đá tại địa phương trong cơn bão số 3, nâng số nạn nhân tử vong của địa phương lên 18 người.
Nghệ nhân Phú Bình Đồn, Người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận

Nghệ nhân Phú Bình Đồn, Người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận

Người có uy tín - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Người có uy tín Phú Bình Đồn là nghệ nhân dân tộc Chăm tiêu biểu ở thôn Tân Bổn, xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam. Ông vừa được Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận mời dự Họp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ tiêu biểu năm 2024. Nhiều năm qua, ông tâm huyết xây dựng mô hình gia đình nghệ nhân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào Chăm.
Thanh Hóa: Mưa lũ cuốn trôi người và xe tải

Thanh Hóa: Mưa lũ cuốn trôi người và xe tải

Tin tức - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Do mưa to, nước chảy mạnh, 1 công nhân đã bị nước cuốn tử vong, trong khi 1 xe tải thùng loại 1,5 tấn chở cây keo giống cũng bị nước lũ cuốn trôi xuống phía hạ lưu 3m.
Cấp ngay 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai để khắc phục hậu quả mưa lũ

Cấp ngay 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai để khắc phục hậu quả mưa lũ

Thời sự - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lào Cai về công tác khắc phục hậu quả do hoàn lưu cơn bão số 3 gây ra.