Với sự vào cuộc có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của cộng đồng doanh nghiệp, sự nỗ lực vươn lên của hộ nghèo, trong thời gian qua, công tác giảm nghèo tại tỉnh Bình Phước đã đạt được những kết quả tích cực. Năm 2023, toàn tỉnh có 2.200 hộ thoát nghèo, không có hộ tái nghèo, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Xác định tầm quan trọng của đất ở và đất sản xuất đối với người dân, trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Quảng Trị đã ưu tiên triển khai sớm, triển khai nhanh nội dung hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho các đối tượng thụ hưởng thuộc các huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 có nhiều tiêu chí, chỉ tiêu tăng cao hơn so với trước đây, nên các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM giai đoạn 2015 - 2020 khó đảm bảo khi xét theo các tiêu chí, chỉ tiêu mới. Hiện các ngành và địa phương trong tỉnh Gia Lai đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, hạn chế trong thực hiện các tiêu chí để xây dựng NTM theo hướng bền vững.
Ngày 17/4, UBND huyện Buôn Đôn long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS huyện Buôn Đôn lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có ông Điểu Mưu - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác Dân tộc địa phương (Ủy Ban Dân tộc); bà H’Yâo Knul - Trưởng Ban Dân tộc, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, các huyện và 148 đại biểu tiêu biểu của 29 thành phần dân tộc, đại diện cho hơn 35.000 đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.
Ngày 17/4, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ tổ chức hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (Chỉ số hài lòng) và Chỉ số CCHC năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bắc Giang tiếp tục xếp thứ 4 cả nước về chỉ số CCHC.
Tuy đã có nhiều nỗ lực, song công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Gia Lai vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Đặc biệt, các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 được điều chỉnh theo hướng nâng cao nên các địa phương gặp khó trong quá trình triển khai thực hiện. Do đời sống kinh tế-xã hội phát triển chưa thực sự bền vững, nhiều xã NTM trên địa bàn đang đứng trước nguy cơ “rớt chuẩn”các tiêu chí NTM và "lỗi hẹn" về tiến độ hoàn thành xây dựng NTM.
Địa phương -
Lê Hường - Ngọc Lân -
09:12, 18/04/2024 Ngày 17/4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc lớp Bồi dưỡng kiến thức dân tộc năm 2024 cho đội ngũ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thường xuyên tiếp xúc, làm việc với đồng bào DTTS.
Ngày 17/4, tại kỳ họp thứ 19 ( Chuyên đề), HĐND tỉnh Sóc Trăng đã thông qua Nghị quyết quy định nội dung, mức hỗ trợ khuyến khích người dân vùng đồng bào DTTS học tập, xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh cho 43.681 người từ 15 tuổi đến 60 tuổi tại 63 xã vùng đồng bào DTTS chưa biết chữ.
Với các giải pháp linh hoạt, phù hợp thực tế từng địa phương, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở tỉnh Gia Lai đã trở thành phong trào sôi nổi rộng khắp, được người dân đồng thuận hưởng ứng tham gia thực hiện để hoàn thành các tiêu chí. Nhờ đó, buôn làng vùng nông thôn đã có chuyển biến mạnh mẽ, đời sống của người dân được nâng lên.
Ấn tượng với khách khi đến bản người Tày, thôn Đông Đằng, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) là cánh rừng bạt ngàn cây gỗ nghiến. Bao năm qua, người dân nơi đây thuộc lòng những quy định mà bản làng đã đề ra, đặc biệt là các nội dung trong hương ước về bảo vệ rừng, giữ rừng như giữ nhà...
Nằm ở phía Đông Nam vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Trà Vinh có diện tích tự nhiên 2.390km2; có số dân trên 1 triệu người, trong đó dân tộc Khmer chiếm trên 31%. Những năm qua, các địa phương trong tỉnh Trà Vinh đã thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào Khmer, trọng tâm là Chương trình MTQG 1719… Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Khmer trong tỉnh Trà Vinh ngày càng phát triển.
Ngày 11/4, tại UBND huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, Đoàn công tác Uỷ Ban Dân tộc (UBDT) do ông Tào Việt Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ công tác dân tộc địa phương ( Bộ phận Cần Thơ) làm trưởng đoàn, đã đến thăm và chúc Tết các vị Người có uy tín của ba huyện:Tri tôn, Tịnh Biên và Thoại Sơn nhân dịp mừng Chôl Chnăm Thmây 2024
Vừa qua, Đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang do ông Nguyễn Văn Đồi - Phó Trưởng Ban Dân tộc làm Trưởng đoàn đã có chuyến công tác, trao đổi kinh nghiệm tại tỉnh Bắc Giang.
Đoàn công tác Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế do ông Hồ Xuân Trăng, Trưởng Ban Dân tộc làm Trưởng Đoàn vừa tổ chức đi kiểm tra tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) tại Thị xã Hương Trà.
Thời gian qua, các địa phương tại Nghệ An đã nỗ lực triển khai các giải pháp để hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công nhưng trên thực tế chưa đạt như kỳ vọng. Nhiều địa phương tiến độ giải ngân Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đạt thấp.
Bảo Lâm là huyện miền núi, khó khăn của tỉnh Cao Bằng. Từ nhiều năm qua, huyện Bảo Lâm thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tạo “đòn bẩy” thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
“Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 17/02/2021 của Tỉnh ủy Lai Châu về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, Sin Suối Hồ đã tích cực tuyên truyền để người dân địa phương giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống gắn với quảng bá hình ảnh để phát triển du lịch, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển”, Phó Chủ tịch UBND xã Sin Suối Hồ Sùng A Lùng chia sẻ.
Sáng 5/4, tỉnh Trà Vinh đã tổ chức buổi họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà dự buổi họp mặt cùng lãnh đạo tỉnh Trà Vinh.
Đoàn công tác Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế do ông Lê Xuân Hải, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế làm Trưởng Đoàn vừa tổ chức đi kiểm tra việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Chương trình phối hợp công tác dân tộc, tôn giáo vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Phú Yên - Bình Định, các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp Nhân dân vùng giáp ranh hai tỉnh là huyện Đồng Xuân (Phú Yên) và huyện Vân Canh (Bình Định) đã nỗ lực, đoàn kết, đạt được nhiều kết quả tích cực.