Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Xây dựng Trường Sĩ quan Chính trị chính quy, tiên tiến, mẫu mực, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

PV - 15:20, 19/12/2021

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, hướng đến kỷ niệm 46 năm Ngày truyền thống Trường Sĩ quan Chính trị, sáng 19/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thống lĩnh Lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh thăm và làm việc tại Trường Sĩ quan Chính trị.

Lễ đón Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới thăm và làm việc tại Trường Sĩ quan Chính trị. Ảnh: TUẤN HUY
Lễ đón Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới thăm và làm việc tại Trường Sĩ quan Chính trị. Ảnh: Báo QĐND

 Cùng dự có Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng; lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Quốc phòng; lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ nhà trường.

Trường Sĩ quan Chính trị có tên gọi khác Trường đại học Chính trị, trực thuộc Bộ Quốc phòng, thành lập tháng 1/1976. Hai năm sau, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra quyết định xác định Trường Sĩ quan Chính trị là Trường Đảng tập trung trong Quân đội, nằm trong hệ thống đại học Mác-Lê nin. Từ năm 2008, Trường có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị cấp phân đội có trình độ đại học; đào tạo chuyển loại cán bộ chính trị cấp phân đội; đào tạo giáo viên khoa học xã hội nhân văn trình độ đại học; đào tạo sĩ quan và cán bộ chính trị cho quân đội nước ngoài khi được giao nhiệm vụ…

Qua 46 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ Trường Sĩ quan Chính trị đã luôn phát huy bản chất cách mạng và truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, kết tinh nên truyền thống "Trung thành, sáng tạo, đoàn kết, vượt khó, dạy tốt, học tốt". Hiện quy mô đào tạo liên tục được mở rộng và đang đào tạo 16 đối tượng trình độ đại học, sau đại học, bao gồm đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội, giáo viên khoa học xã hội và nhân văn cho Quân đội ta và đào tạo cán bộ chính trị cho Quân đội nước bạn Lào, Campuchia... Đến nay, 100% đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường Sĩ quan Chính trị có trình độ từ đại học trở lên, hơn 62% có trình độ sau đại học, trong đó có 4 Phó giáo sư, 68 tiến sĩ.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Phát biểu với cán bộ, chiến sĩ của Trường Sĩ quan Chính trị, Chủ tịch nước gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ của Trường. Ôn lại lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước nêu rõ, 77 năm qua, Quân đội ta đã tỏ rõ là một Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, kiên quyết, kiên trì đấu tranh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Quân đội ta luôn là lực lượng đi đầu trong công tác cứu hộ, cứu nạn, giải quyết hậu quả chiến tranh, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là dịch Covid-19 và thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội. Hình ảnh cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” luôn được dân tin yêu, đặc biệt nhiều cán bộ chiến sĩ tiên phong chống dịch, tích cực giúp dân bằng những hành động thiết thực, góp phần bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân, vơi bớt mất mát, đau thương lúc khó khăn, hoạn nạn. Đồng thời, tham gia thực hiện hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng các khu kinh tế-quốc phòng và những công trình chiến lược của đất nước…

Nêu rõ ngay từ rất sớm, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị trong Quân đội; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng lần lượt ra đời và không ngừng được củng cố, phát triển, Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng trong 46 năm qua, từ Trường Sĩ quan Chính trị đã có hơn 30 nghìn cán bộ chính trị cấp phân đội; cùng rất nhiều cán bộ làm công tác đảng, công tác chính trị, giáo dục quốc phòng an ninh của Quân đội, cán bộ chính trị của lực lượng công an nhân dân; cán bộ và giáo viên chính trị của Quân đội Lào và Quân đội Campuchia tốt nghiệp ra trường, nhiều đồng chí đã trưởng thành, đảm nhiệm trọng trách trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Quân đội; hàng trăm đồng chí đã trở thành tướng lĩnh Quân đội, nhà khoa học, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân... Những cán bộ chính trị được đào tạo từ Trường là những viên “gạch hồng” góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong toàn quân. Nhà trường luôn là một trong những đơn vị đi đầu của toàn quân tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Đại tướng Phan Văn Giang và các đại biểu chụp ảnh cùng lãnh đạo, chỉ huy Trường Sĩ quan Chính trị. Ảnh: TUẤN HUY
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Đại tướng Phan Văn Giang và các đại biểu chụp ảnh cùng lãnh đạo, chỉ huy Trường Sĩ quan Chính trị. Ảnh: BQĐND

Đề cập bối cảnh tình hình thế giới và khu vực trong thời gian tới và yêu cầu ngày càng cao đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, Chủ tịch nước yêu cầu đội ngũ cán bộ Quân đội nói chung, đội ngũ chính trị viên, giáo viên, học viên công tác đảng, công tác chính trị nói riêng tiếp tục quán triệt sâu sắc, triển khai thực hiện quyết liệt, có hiệu quả Nghị quyết của Đảng, Đảng bộ Quân đội, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng về nhiệm vụ giáo dục và đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học. Trường Sĩ quan chính trị phải giữ vững là một trong những lực lượng nòng cốt nghiên cứu, tổng kết làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và vận dụng các quan điểm, đường lối của Đảng vào tăng cường sự lãnh đạo đối với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Quân đội về chính trị trong tình hình mới.

Đồng thời, chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời cập nhật những chủ trương, quan điểm mới của Đảng, Nhà nước về quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; bám sát thực tiễn hoạt động công tác đảng, công tác chính trị ở đơn vị cơ sở để bổ sung, hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo. Đẩy mạnh đổi mới, chuẩn hóa, hiện đại hóa chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp dạy học cho các đối tượng, bảo đảm đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng, nhất là kỹ năng mềm trong quản lý, giáo dục, định hướng tư tưởng cho bộ đội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin của học viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đại tướng Phan Văn Giang cùng các đại biểu tham quan Nhà truyền thống của Trường Sĩ quan Chính trị. Ảnh: TUẤN HUY.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đại tướng Phan Văn Giang cùng các đại biểu tham quan Nhà truyền thống của Trường Sĩ quan Chính trị. Ảnh: BQĐND

Chủ tịch nước cũng yêu cầu Trường Sĩ quan Chính trị tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục, coi đây là biện pháp quan trọng để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, xây dựng nhà trường. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên, quần chúng. Nâng cao chất lượng xây dựng chính quy, tăng cường quản lý, rèn luyện kỷ luật, làm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và chất lượng thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, xây dựng nhà trường chính quy, tiên tiến, mẫu mực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội trong tình hình mới. Bên cạnh đó, giải quyết mối quan hệ với cấp ủy, chính quyền, nhân dân địa phương và đơn vị bạn, giữ vững và tăng cường mối quan hệ đoàn kết gắn bó máu thịt quân dân, góp phần xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc trên địa bàn đóng quân.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Văn hóa dân tộc - PV - 1 giờ trước
Chiếc gùi là vật dụng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trong đó, đồng bào M’nông ở huyện Lắk có một loại gùi độc đáo: gùi dùng để góp gạo trong tang ma.
Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai

Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai

Tin tức - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định 835/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Văn hóa dân tộc - PV - 2 giờ trước
Phú Thọ là vùng đất cội nguồn dân tộc, nơi khởi nguồn của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tín ngưỡng ấy có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, mang giá trị tinh thần sâu đậm về tình cảm, lòng tự tôn và tự hào dân tộc thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Thời sự - PV - 2 giờ trước
21 giờ tối 1/4 (theo giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã đến Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia từ ngày 2-4/4, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.
Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc”

Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc”

Du lịch - Minh Nhật - 2 giờ trước
Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc” sẽ khởi động với khai mạc diễn ra vào 20 giờ ngày 26/4 tại Quảng trường Vạn Xuân, thành phố Phổ Yên, Thái Nguyên.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
VinFast Green vẫn quá “hot” nhờ đặc quyền “0 đồng - 0 giới hạn” tại 63 tỉnh thành

VinFast Green vẫn quá “hot” nhờ đặc quyền “0 đồng - 0 giới hạn” tại 63 tỉnh thành

Kinh tế - PV - 3 giờ trước
Không chỉ sở hữu mức giá hợp lý, VinFast Green còn giúp người mua tự tin “càng đi càng lãi” bởi khả năng tiết kiệm và chính sách sạc miễn phí tới giữa năm 2027. Cùng đó, mạng lưới trạm sạc V-Green phủ khắp toàn quốc giúp các bác tài chạy dịch vụ bằng xe điện chẳng cần lo lắng trên mọi cung đường.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà vua Bỉ

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà vua Bỉ

Thời sự - PV - 22:44, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thời sự - PV - 19:50, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Nhà Vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 19:46, 01/04/2025
Nửa thế kỷ đất nước trọn niềm vui non sông liền một dải. Nửa thế kỷ đất nước hồi sinh, phát triển để thấm hơn sự khốc liệt và mất mát của cuộc chiến ngày ấy. Nửa thế kỷ Việt Nam vươn mình sánh vai cùng bè bạn năm châu, để khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Kinh tế - Tào Đạt - 19:44, 01/04/2025
Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.