Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hà Tĩnh phải cùng Nghệ An, Thanh Hóa tạo nên một cực tăng trưởng mới

PV - 14:26, 13/12/2021

“Hà Tĩnh phải cùng Nghệ An, Thanh Hóa tạo nên một cực tăng trưởng mới nổi của cả nước. Đẩy mạnh chuyển đổi số và đầu tư cho khoa học công nghệ, trong đó có chuyển đổi số, kinh tế số”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ. “Cho nên, thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao có tác động lan tỏa là rất quan trọng. Chúng ta có quyền lựa chọn đầu tư để có dự án tốt”.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh - Ảnh VGP/Đức Tuân
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh - Ảnh VGP/Đức Tuân

Tiếp tục chuyến công tác tại Hà Tĩnh, sáng nay, 13/12, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc với BCH Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về kết quả năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX trong bối cảnh khắc phục hậu quả nặng nề từ thiên tai năm 2020 và tác động mạnh của đại dịch COVID-19. Cùng dự buổi làm việc có đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Phó Thủ tướng Lê Văn Thành; lãnh đạo một số bộ, ngành. Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước mong muốn, Hà Tĩnh phải cùng Nghệ An, Thanh Hóa tạo nên một cực tăng trưởng mới nổi của cả nước.

Theo báo cáo của tỉnh, năm nay, kinh tế Hà Tĩnh ước tăng trưởng trên 5%, xếp thứ 32/63 tỉnh, thành phố và đứng thứ 4 trong khu vực Bắc Trung Bộ. Sản xuất công nghiệp phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng; chỉ số sản xuất toàn ngành ước tăng gần 17% so với năm 2020. Xuất khẩu ước đạt 2 tỷ USD, tăng 66,7%; thu ngân sách dự kiến cả năm đạt 16.000 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 65,2 triệu đồng.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành bày tỏ ấn tượng về các chỉ tiêu kinh tế-xã hội mà Hà Tĩnh đạt được. Phó Thủ tướng cho biết, tuyến cao tốc Bắc-Nam phía đông thì có 109 km đi qua Hà Tĩnh, theo tiến độ, dự kiến, sẽ hoàn thành vào năm 2025. “Khi hoàn thành, trên địa bàn có 109 km đường cao tốc, tạo dư địa lớn về thu hút đầu tư, tạo nguồn lực mới cho Hà Tĩnh”, Phó Thủ tướng nói.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí trong đoàn công tác trao tặng tỉnh bức ảnh chân dung Bác Hồ.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí trong đoàn công tác trao tặng tỉnh bức ảnh chân dung Bác Hồ.

Trước đề xuất của Hà Tĩnh liên quan đến các dự án điện, Phó Thủ tướng cho biết, hiện Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo sát sao để có thể hoàn thiện, phê duyệt Quy hoạch Điện VIII trong thời gian sớm nhất. Theo đó, nguồn điện đã được bố trí cơ bản phù hợp với đặc điểm từng vùng, miền. Theo tính toán, đã giảm hơn 6.600 km đường dây truyền tải, tương đương hơn 250.000 tỉ đồng. Cơ cấu nguồn điện được điều chỉnh phù hợp hơn, giảm năng lượng hóa thạch, tăng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, đặc biệt là có phương án tăng điện gió trong tổng cơ cấu. Trong thời gian tới, sẽ không tính nguồn điện mặt trời vào tổng hệ thống, thay vào đó khuyến khích phát triển điện mặt trời theo hướng tự sản xuất, tự tiêu dùng.

“Đảng bộ, chính quyền tỉnh đã đoàn kết, nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra, nhiều chỉ tiêu quan trọng của kinh tế-xã hội như tăng trưởng công nghiệp, nông nghiệp, thu ngân sách tích cực, xuất khẩu tăng đột biến, văn hóa và an sinh xã hội được quan tâm, trong đó huy động được hàng trăm tỷ đồng xây dựng nhà kiên cố cho gia đình khó khăn cũng như nhà phúc lợi cho người dân”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân mở đầu phát biểu kết luận. Tỉnh đã xây dựng được 3.500 nhà cho người nghèo. Chủ tịch nước đánh giá cao tỉnh đã có những mô hình mới như nhà văn hóa cộng đồng đa năng hoạt động hiệu quả với 41 nhà theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.

Chủ tịch nước đề nghị Hà Tĩnh phát huy những lợi thế của tỉnh như cảng nước sâu, giao thông đường bộ, đường sắt, con người có khát vọng vươn lên để nắm bắt thời cơ phát triển mạnh mẽ giống như thành công trong xây dựng nông thôn mới với 94% số xã đạt chuẩn. “Trước mắt là thực hiện tốt mục tiêu kép, bảo vệ sức khỏe nhân dân và tạo điều kiện cho sản xuất và lưu thông hàng hóa, nhất là tiêm vaccine. Lưới an sinh cần phải được phủ rộng hơn và sâu hơn vì tỉ lệ hộ nghèo còn trên 3%”.

Hà Tĩnh cũng cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút đầu tư các nhà đầu tư, nhất là thu hút vào khu công nghiệp Vũng Áng, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất. Phát huy truyền thống văn hóa hiếu học, tỉnh cần tiếp tục quan tâm giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư.

Với các đề xuất của Hà Tĩnh, Chủ tịch nước đề nghị các bộ, ngành nghiên cứu báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ xem xét giải quyết. Chủ tịch nước đề nghị tỉnh cũng cần tận dụng mọi nguồn lực phát triển hạ tầng, trong đó có nguồn vốn nhà nước đầu tư, nguồn vốn vay ADB, trong đó phải khẩn trương giải quyết về thủ tục:

“Hà Tĩnh phải cùng Nghệ An, Thanh Hóa tạo nên một cực tăng trưởng mới nổi của cả nước. Tỉnh cần đẩy mạnh hơn nữa nền tảng phát triển, trong đó chú ý “cỗ xe tam mã” là sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu. Đẩy mạnh chuyển đổi số và đầu tư cho khoa học công nghệ, trong đó có chuyển đổi số, kinh tế số”, Chủ tịch nước nói. “Không chỉ một nhà máy pin mà cần nhiều nhà máy công nghệ cao để nâng cao giá trị gia tăng, năng suất lao động. Cho nên, thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao có tác động lan tỏa là rất quan trọng. Chúng ta có quyền lựa chọn đầu tư để có dự án tốt. Cùng với thu hút đầu tư nước ngoài thì yếu tố then chốt là phát huy nội lực, các doanh nghiệp nội địa”.

Có quy hoạch rõ nét hơn để thúc đẩy phát triển, trong đó cần phát triển nông nghiệp toàn diện, đa chức năng. Tỉnh cũng cần phát động thực hiện phong trào trồng cây xanh theo chương trình trồng mới 1 tỷ cây xanh. Từ bài học sự cố môi trường trước đây thì tỉnh cần giám sát, bảo vệ môi trường một cách chặt chẽ. Xây dựng nông thôn mới, gắn với xây dựng đô thị văn minh.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác thăm hỏi bà con tại Nhà văn hóa cộng đồng thôn Phan Chu Trinh, Hà Tĩnh - Ảnh VGP/Đức Tuân
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác thăm hỏi bà con tại Nhà văn hóa cộng đồng thôn Phan Chu Trinh, Hà Tĩnh - Ảnh VGP/Đức Tuân

Cần nhân rộng mô hình nhà văn hóa cộng đồng

Trước đó, trong sáng nay, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã thăm mô hình nhà văn hóa cộng đồng - ngôi nhà trí tuệ tại thôn Phan Chu Trinh, xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Sau khi gánh chịu cơn lũ lịch sử năm 2020, với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, nhân dân thôn Phan Chu Trinh đã đóng góp tiền và ngày công để cùng sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm, xây dựng nhà văn hóa cộng đồng kết hợp với tránh lũ trị giá trên 2 tỷ đồng và hoàn thành vào tháng 5 vừa rồi. Nhà văn hóa mới có hạ tầng rất hoàn thiện, với công năng của ngôi nhà trí tuệ, như khu vui chơi trò chơi dân gian, cờ vua, cờ tướng, bóng bàn và thư viện 1.500 đầu sách. Nhiều câu lạc bộ như tiếng Anh, dân ca ví dặm, dân vũ, cầu lông, thơ ca… thu hút hàng trăm người dân tham gia. 

Nói chuyện với bà con thôn Phan Chu Trinh, Chủ tịch nước bày tỏ rất ấn tượng được chứng kiến các hoạt động sôi nổi, lành mạnh của của bà con thôn tại nhà văn hóa. Bên cạnh chức năng chống tránh lũ, việc sinh hoạt cộng đồng thường xuyên tại nhà cộng đồng này góp phần vun đắp, giữ gìn văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời giáo dục được lòng yêu nước cho các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ; cũng là nơi để phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cũng như nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân một cách kịp thời.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng 1.000 đầu sách cho nhà văn hóa, ngôi nhà thông minh thôn Phan Chu Trinh, giúp nhân dân có thêm lựa chọn để đọc, nghiên cứu nâng cao trí tuệ.

Với tỉnh Hà Tĩnh, Chủ tịch nước cho biết, toàn tỉnh mới có 41 nhà văn hóa đa năng, ngôi nhà thông minh như thôn Phan Chu Trinh, nên cần nhân rộng mô hình này theo hướng nhà nước và nhân dân cùng làm, nhà nước hỗ trợ, các nhà hảo tâm đóng góp, người dân đóng góp ngày công xây dựng. Chủ tịch nước cũng biểu dương tỉnh Hà Tĩnh thời gian qua đã xây dựng gần 3.500 nhà cho hộ nghèo, gia đình chính sách. 

Chủ tịch nước và đoàn nghe báo cáo về việc xử lý chất thải của Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) - Ảnh VGP/Đức Tuân
Chủ tịch nước và đoàn nghe báo cáo về việc xử lý chất thải của Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) - Ảnh VGP/Đức Tuân

Cần đặc biệt quan tâm tới môi trường trong sản xuất thép

Trước đó, chiều qua, trong chuyến công tác tại Hà Tĩnh, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến thị sát và làm việc với Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS).

Theo báo cáo của Formosa Hà Tĩnh, tổng vốn đầu tư của dự án là gần 12,8 tỷ USD. Hiện các đơn vị sản xuất đều đang hoạt động ổn định với 6.800 lao động, trong đó có 6.200 là người Việt Nam và lao động tại Hà Tĩnh chiếm khoảng 78%. Năm ngoái, sản lượng phôi thép đạt 5,8 triệu tấn, sản phẩm thép tiêu thụ đạt 5,9 triệu tấn, doanh thu 3 tỷ USD, quý IV đã bắt đầu có lãi. Dự kiến năm nay, sản lượng phôi thép đạt 6,4 triệu tấn, lượng tiêu thụ sản phẩm thép 6,3 triệu tấn, doanh thu khoảng 5 tỷ USD, tăng 76% so với năm 2020 và lợi nhuận ước tính cả năm đạt trên 1 tỷ USD. Năm ngoái, Công ty đã đóng thuế 220 triệu USD, dự kiến năm nay là 350 triệu USD.

Thị sát một số hạng mục công trình của dự án, phát biểu tại đây, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, trong bối cảnh khó khăn chung do dịch bệnh COVID-19, Công ty FHS vẫn duy trì tốt sản xuất, giải quyết tốt vấn đề việc làm cho lao động, nhất là lao động địa phương. Chủ tịch nước cũng hoan nghênh các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh đã giải quyết tốt vấn đề vaccine ngừa COVID-19 cho dự án để sớm ổn định sản xuất. Chủ tịch nước cũng ghi nhận FHS đã có nhiều tiến bộ trong công tác bảo vệ môi trường.

Chủ tịch nước cho rằng, sản lượng thép quy mô lớn của FHS đã góp phần bình ổn thị trường vật liệu xây dựng trong nước; tăng cường các chỉ số xuất khẩu và góp phần giảm nhập siêu của Việt Nam. Đặc biệt, FHS có đóng góp quan trọng vào ngân sách Nhà nước. Chủ tịch nước yêu cầu, Ban Lãnh đạo Công ty FHS cần đặc biệt quan tâm đến nhiệm vụ bảo đảm an toàn trong sản xuất; tiếp tục bảo đảm tốt môi trường tự nhiên, môi trường sống trong khu vực và coi đây là nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh các sản phẩm từ thép, Chủ tịch nước đề nghị Công ty FHS sẽ tiếp tục mở rộng các sản phẩm mới để đóng góp vào thị trường nguyên vật liệu của Việt Nam; không ngừng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất, nhất là trí tuệ nhân tạo để có những sản phẩm ngày càng chất lượng, an toàn hơn cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ lĩnh của bản Ngà

Thủ lĩnh của bản Ngà

Gương sáng giữa cộng đồng - Tào Đạt - 23:07, 08/05/2024
Gánh trọn ba vai Bí thư Chi bộ, Trưởng bản, Người có uy tín, ông Vàng Văn Suồn ở bản Ngà, xã Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu được người dân ngợi khen là tấm gương đi đầu trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phát triển kinh tế, được bà con tin tưởng làm theo…
Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới

Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới

Thời sự - PV - 13:10, 08/05/2024
Sáng 8/5, dự Ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ 3 mục tiêu và 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới để ngành ngân hàng phát huy vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển lên tầm cao mới, trong đó có việc sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Tin tức - khánh Ngân - 10:51, 08/05/2024
Tàu cá QB 92198 TS đang đáng bắt hải sản ở vùng biển Đông Nam, cách cửa biển Nhật Lệ khoảng 80 hải lý thì bốc cháy dữ đội. Rất may, các thuyền viên trên tàu gặp nạn đã được giải cứu thành công.
Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Sắc màu 54 - Trí Phương - 10:26, 08/05/2024
Từ bao đời nay, việc đan lát từ cây tre, cây cọ tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày đã trở thành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Những chiếc quạt cọ, nón mê, đôi lồng... được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của bà con người Tày nơi đây.
Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 10:18, 08/05/2024
Nhiều năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp từ cây kém hiệu quả sang trồng, canh tác các loại cây có kinh tế cao ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đang dần trở thành phong trào thi đua sâu rộng. Qua đó, đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân-H.Trường - 09:15, 08/05/2024
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch - Phương Ly - 09:09, 08/05/2024
Nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sinh cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, checkin mạo hiểm. Trong đó, du lịch sinh thái qua những mùa hoa đang được người dân và du khách thích thú với câu cửa miệng “đi chữa lành”.
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 09:04, 08/05/2024
Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 08:55, 08/05/2024
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"shopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Xã hội - An Yên - 08:48, 08/05/2024
Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.