Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Điện Biên cần khai thác thế mạnh văn hóa, lịch sử để phát triển

Hoàng Khánh - 21:42, 18/05/2022

Tiếp tục chương trình công tác tại Điện Biên, chiều 18/5, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.

Toàn cảnh buổi làm việc của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên
Toàn cảnh buổi làm việc của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Điện Biên là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo còn cao, do đó, một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của tỉnh là giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo trong thời gian tới. Đồng thời, Chủ tịch nước cũng gợi ý tỉnh cần khai thác thế mạnh về lịch sử, văn hóa để phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Trong hai năm qua, tỉnh nỗ lực phòng, chống đại dịch Covid-19, duy trì được tăng trưởng, giải quyết việc làm. Kinh tế quý I của tỉnh tăng trưởng 6,7%, đạt khoảng 2.700 tỉ đồng. Tuy nhiên, do tỉnh có địa bàn khó khăn, thiếu những dự án động lực nên kinh tế có quy mô nhỏ. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo theo chuẩn mới cao trên 50%, riêng tỷ lệ hộ nghèo trên 35%.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Điện Biên cần khai thác thế mạnh văn hóa, lịch sử để phát triển.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Điện Biên cần khai thác thế mạnh văn hóa, lịch sử để phát triển.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Điện Biên có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh, môi trường sinh thái và đối ngoại. Là địa phương có có trên 80% là đồng bào DTTS sinh sống, Chủ tịch nước cho rằng đây chính là thế mạnh về sức mạnh lịch sử, văn hóa mà tỉnh cần khai thác để phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Chủ tịch nước cũng đánh giá và biểu dương Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên trong thời gian qua có nhiều nỗ lực, vượt qua khó khăn để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh... Với địa bàn rộng, khó khăn, cán bộ đảng viên đã sát dân, sát cơ sở, đoàn kết thống nhất, hỗ trợ bà con Nhân dân nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

Để phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị tỉnh Điện Biên cùng các tỉnh biên giới khác cùng hợp lực để tạo bức thành trì kinh tế vững chắc của đất nước. Cần nghiên cứu, đề xuất cơ chế liên kết các tỉnh biên giới, tạo hành lang vòng cung, phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh biên giới, bao gồm Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế dựa trên ba trụ cột kinh tế gồm: du lịch, trải nghiệm văn hóa lịch sử; nông nghiệp thông minh và công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu tại chỗ.

Trong phát triển du lịch cần thu hút có chọn lọc vào một loại hình, lĩnh vực mà tỉnh có tiềm năng và lợi thế. Tỉnh cũng có thể nghiên cứu phát triển bất động sản du lịch tại địa phương.

Đối với nông nghiệp, tỉnh cần phát triển các mô hình nông nghiệp thông minh, khai thác các thế mạnh từ các cây bản địa trên địa bàn, nghiên cứu đẩy mạnh phát triển cây mắc ca gắn với công nghiệp chế biến, tạo các chuỗi liên kết trong nông nghiệp.

Tỉnh Điện Biên tặng chiếc khèn Mông làm quà lưu niệm cho Chủ tịch nước.
Tỉnh Điện Biên tặng chiếc khèn Mông làm quà lưu niệm cho Chủ tịch nước.

Chủ tịch nước cũng đề nghị tỉnh cần thúc đẩy chuyển đổi số trong cung cấp dịch vụ công, áp dụng chính phủ số trong cung cấp dịch vụ công; khuyến khích các hoạt động thương mại điện tử, kinh tế số để rút ngắn khoảng cách về vị trí địa lý và hạn chế về cơ sở hạ tầng.

Với tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhiều người và hộ gia đình có công với cách mạng, Chủ tịch nước đề nghị tỉnh thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo tiếp cận các dịch vụ có chất lượng của người dân. Trong đó, Chủ tịch nước lưu ý, giáo dục là chìa khóa quan trọng để Điện Biên giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Điện Biên cũng cần coi giảm tỷ lệ hộ nghèo là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền tỉnh. Trong đó, cần hỗ trợ để người dân tự thoát nghèo, vượt khó vươn lên, tránh có các chính sách khiến người nhận hỗ trợ có tâm lý ỉ nại.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân các xã khu vực miền núi thực hiện hoạt động bầu cử

Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân các xã khu vực miền núi thực hiện hoạt động bầu cử

Sáng 21/5, trong phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, các Đại biểu Quốc hội bày tỏ đặc biệt quan tâm tới hoạt động bầu cử tại các xã sau khi thực hiện chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương thành 2 cấp, đặc biệt là các xã miền núi, vùng DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Đề xuất năm học 2025-2026, trẻ em mầm non, học sinh phổ thông cả nước được miễn, hỗ trợ học phí

Đề xuất năm học 2025-2026, trẻ em mầm non, học sinh phổ thông cả nước được miễn, hỗ trợ học phí

Thời sự - Hoàng Quý - 12 phút trước
Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi Việt Nam

Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi Việt Nam

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam đang đứng trước áp lực tái cơ cấu mạnh mẽ để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, việc xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc. Đây không chỉ là chìa khóa để mở rộng thị trường xuất khẩu, mà còn là nền tảng để nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của cả ngành.
Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Tin tức - Anh Trúc - 24 phút trước
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu vừa cứu sống một người đàn ông bị ngộ độc do ăn nấm lạ.
Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời sự - Hoàng Quý - 26 phút trước
Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Tin tức - Anh Trúc - 3 giờ trước
Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm kiểm tra về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế

Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm kiểm tra về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 3 giờ trước
Trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ 15/5 kéo dài đến 15/6/2025, Bộ Y tế đã thành lập 15 tổ kiểm tra liên quan đến lĩnh vực dược, mỹ phẩm, y dược cổ truyền, sữa, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế...
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 4 giờ trước
Tình trạng chồng lấn địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum khiến thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) rơi vào cảnh bị bỏ quên trong suốt nhiều năm. Hơn 1.000 người dân Xơ Đăng sinh sống tại đây đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là khó khăn về hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế và sóng điện thoại.
Nghệ An: Khó khăn còn lại trên tuyến giao thông vào các xã vùng lòng hồ ở Tương Dương

Nghệ An: Khó khăn còn lại trên tuyến giao thông vào các xã vùng lòng hồ ở Tương Dương

Xã hội - An Yên - 4 giờ trước
Dự án trọng điểm, sử dụng nguồn vốn thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 xây dựng đường vào các xã vùng lòng hồ thuộc huyện Tương Dương, góp phần cải thiện điều kiện đi lại cho người dân các xã vùng sâu vùng xa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hơn hết, là hoàn thành tiêu chí xã “trắng” đường giao thông ở Nghệ An. Hiện nay, tuyến đường này chỉ còn lại một khó khăn duy nhất, là hạng mục cầu xây dựng hoàn toàn trên lòng hồ thủy điện.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Media - BDT - 4 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn

“Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn

Media - BDT - 5 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 21/5, có những thông tin đáng chú ý sau: “Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn. Chùa Phúc Sơn trên núi Phượng Hoàng. Gìn giữ và truyền dạy nghề thêu của người Dao Đỏ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.