Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cần cấp bách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác quy hoạch

PV - 07:05, 22/04/2022

Chiều 21/4, Ban Cán sự Đảng Chính phủ và Đảng đoàn Quốc hội tổ chức cuộc họp về một số nội dung liên quan đến chuyên đề giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật và công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Luật Quy hoạch có vị trí, vai trò quan trọng, với tư duy và cách tiếp cận mới, thay đổi cơ bản về quản lý quy hoạch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Luật Quy hoạch có vị trí, vai trò quan trọng, với tư duy và cách tiếp cận mới, thay đổi cơ bản về quản lý quy hoạch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đồng chủ trì cuộc họp.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã nghe các báo cáo về chuyên đề giám sát; trao đổi, xác định những khó khăn, tồn tại, hạn chế của việc thực thi Luật Quy hoạch từ khi có hiệu lực đến nay; xác định những tồn tại, hạn chế, rào cản, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và đưa ra một số định hướng xử lý trong thời gian tới.

Các báo cáo, ý kiến tại cuộc họp nhận định, công tác quy hoạch có vị trí, vai trò rất quan trọng, việc thực hiện chính sách, pháp luật và công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đặc biệt quan tâm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Luật Quy hoạch có vị trí, vai trò quan trọng, với tư duy và cách tiếp cận mới, thay đổi cơ bản về quản lý quy hoạch từ cơ chế quản lý tập trung sang quản lý theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Chính phủ đã xác định việc triển khai Luật Quy hoạch là nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương. Chính phủ đã ban hành 42 nghị định, các bộ ban hành 95 thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Quy hoạch và các luật, pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch; ban hành 3 nghị quyết và tổ chức 3 hội nghị trực tuyến toàn quốc về quy hoạch, nhiều cuộc họp để chỉ đạo công tác này.

Chính phủ đã ban hành Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo Nghị quyết số 110/NQ-CP; Danh mục các quy hoạch sản phẩm thuộc thẩm quyền của Thủ tướng theo Nghị quyết số 63/NQ-CP. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 3 chỉ thị, 2 quyết định và nhiều văn bản chỉ đạo nhằm đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch, giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, trên tinh thần tập trung, thẳng thắn, cởi mở, cầu thị, cuộc họp giữa Ban Cán sự Đảng Chính phủ và Đảng đoàn Quốc hội đã đạt được đồng thuận cao về các giải pháp cấp bách, trước mắt và căn cơ, lâu dài - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, trên tinh thần tập trung, thẳng thắn, cởi mở, cầu thị, cuộc họp giữa Ban Cán sự Đảng Chính phủ và Đảng đoàn Quốc hội đã đạt được đồng thuận cao về các giải pháp cấp bách, trước mắt và căn cơ, lâu dài - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, việc tổ chức lập các quy hoạch đã đạt được kết quả bước đầu và được đẩy nhanh trong thời gian gần đây. Hiện nay, đã có 41/110 quy hoạch được lập xong, đang xin ý kiến, thẩm định và trình phê duyệt, trong đó có 7 quy hoạch đã được phê duyệt.

Tuy nhiên, các ý kiến tại cuộc họp cũng cho rằng, Luật Quy hoạch có nhiều nội dung mới, khó, phức tạp. Luật được thảo luận, thông qua qua 3 kỳ họp Quốc hội, trong quá trình thảo luận và ngay cả sau khi có thông qua cũng còn nhiều ý kiến khác nhau. Quốc hội, Chính phủ đã kịp thời tháo gỡ một số vướng mắc, nhất là thể chế, cơ chế, chính sách trong triển khai Luật Quy hoạch. Chính phủ đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 7 luật, 1 pháp lệnh, 2 nghị quyết về quy hoạch... Trong đó, năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 751 giải thích một số điều của Luật Quy hoạch.

Tuy nhiên, việc thực hiện Luật Quy hoạch vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Ngay sau khi bước vào nhiệm kỳ mới, ngày 27/7/2021, Quốc hội đã chọn vấn đề thực hiện Luật Quy hoạch là chuyên đề giám sát đầu tiên, ban hành Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành.

Thời gian qua, Quốc hội đã tổ chức các đoàn giám sát làm việc với các bộ, ngành, cơ quan, các địa phương. Chính phủ đã phối hợp tích cực, chặt chẽ với Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong hoạt động giám sát về công tác quy hoạch. Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì họp Thường trực Chính phủ vào ngày 12/4 và phiên họp Chính phủ chuyên đề ngày 19/4 về nội dung này.

Kết thúc cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, cuộc họp đã cơ bản thống nhất đánh giá về kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành.

Theo Thủ tướng, chương trình giám sát của Quốc hội rất cần thiết, hiệu quả, đúng và trúng vấn đề, chỉ ra rất khách quan, thực chất những việc đã làm được, những việc chưa làm được, trong đó có việc tiến độ lập quy hoạch còn chậm so với yêu cầu; còn nhiều vấn đề chồng chéo, mâu thuẫn giữa Luật Quy hoạch với các luật khác; việc ban hành văn bản quy định chi tiết còn chậm…

Thủ tướng trân trọng cảm ơn sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập khi triển khai Luật. Đây là cuộc họp đầu tiên giữa Ban Cán sự Đảng Chính phủ và Đảng đoàn Quốc hội về một nội dung cụ thể, tiếp tục thể hiện sự đổi mới, phối hợp chặt chẽ và thực chất, sự ủng hộ và hỗ trợ tích cực giữa hai bên để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Thủ tướng nhấn mạnh phải tiếp tục xác định quy hoạch là vấn đề cốt lõi, mang tầm chiến lược, góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, vì vậy phải có quyết tâm rất cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trao đổi trước cuộc họp
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trao đổi trước cuộc họp

Các ý kiến tại cuộc họp thống nhất cho rằng, trước mắt, cần xây dựng, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết để xử lý những điểm nghẽn, vướng mắc về thể chế trong thực thi Luật Quy hoạch; còn về lâu dài phải tiếp tục sơ kết, tổng kết, đánh giá, rà soát kỹ lưỡng để đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch.

Dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội xem xét tập trung vào một số nội dung: Điều chỉnh tiến độ lập quy hoạch; nội hàm của quy hoạch tổng thể quốc gia; mối quan hệ giữa các quy hoạch; vấn đề tích hợp quy hoạch; lựa chọn tư vấn lập quy hoạch; nguồn vốn cho công tác lập quy hoạch; rà soát, khôi phục lại một số quy hoạch sản phẩm, hàng hóa chiến lược cần thiết; cải cách hành chính trong công tác quy hoạch; kế thừa, chuyển tiếp các nhiệm vụ trong công tác quy hoạch; phân cấp, phân quyền trong lập, phê duyệt quy hoạch...

Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao sự cố gắng của đoàn giám sát, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành có liên quan, các địa phương trong quá trình triển khai các hoạt động giám sát về công tác quy hoạch.

Theo Chủ tịch Quốc hội, kết quả giám sát cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực thi Luật Quy hoạch còn có những khó khăn, vướng mắc. Do đó Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ có cuộc họp để thống nhất các nội dung, kiến nghị, đề xuất trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 3 sắp tới.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định, trên tinh thần tập trung, thẳng thắn, cởi mở, cầu thị, cuộc họp giữa Ban Cán sự Đảng Chính phủ và Đảng đoàn Quốc hội đã đạt được đồng thuận cao về các giải pháp cấp bách, trước mắt và căn cơ, lâu dài.

Chủ tịch Quốc hội giao các cơ quan của Quốc hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan để hoàn thiện dự thảo báo cáo kết quả giám sát, dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi trình Quốc hội xem xét, quyết định.  

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam, Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam, Trung Quốc

Thời sự - PV - 22:13, 28/03/2023
Ngày 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Vương Ninh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Công tác dân nguyện đã góp phần tăng cường niềm tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước

Công tác dân nguyện đã góp phần tăng cường niềm tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước

Thời sự - PV - 22:10, 28/03/2023
Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (17/3/2003 - 17/3/2023) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Media - Trọng Bảo - 21:16, 28/03/2023
Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với họ, những trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Sắc màu 54 - Tấn Vịnh - 21:12, 28/03/2023
Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có một gia đình người Thái bao đời luôn trân trọng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc, của gia đình như một di sản văn hóa quý giá. Đặc biệt, các thế hệ trong gia đình này luôn ý thức truyền nghề cho hế hệ sau. Cô gái trẻ Sầm Thị Tình là thế hệ thứ tư đã khởi nghiệp và bước đầu đã gặt hái những trái ngọt từ nghề truyền thống của gia đình
Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác Dân tộc - Thành Nhân - 21:02, 28/03/2023
Phú Yên có 3 huyện miền núi: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh, có đông đồng bào DTTS sinh sống. Mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng, nên chính quyền và các hội, đoàn thể ở địa phương luôn xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận. Cán bộ nói bà con nghe, tin tưởng và “ưng cái bụng”. Nhờ vậy, tình hình an ninh chính trị ở vùng đồng bào DTTS luôn được giữ vững, cuộc sống của bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc.
Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với họ, những trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Ủy ban Dân tộc: Tập huấn triển khai Hệ thống theo dõi nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao

Ủy ban Dân tộc: Tập huấn triển khai Hệ thống theo dõi nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao

Tin tức - Việt Cường - 21:00, 28/03/2023
Ngày 28/3, tại Trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Văn phòng Ủy ban phối hợp với Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) tổ chức Lớp tập huấn, hướng dẫn sử dụng phần mềm theo dõi nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Ông Lò Quang Tú - Chánh Văn phòng Ủy ban Dân tộc dự và khai mạc Lớp tập huấn.
Giao lưu văn hóa đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Giao lưu văn hóa đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Media - Thùy Anh - 20:46, 28/03/2023
Sơn Tra - loài hoa biểu tượng cho vẻ đẹp hoang sơ, sức sống bền bỉ, tinh thần vượt khó của cộng đồng dân tộc Mông nơi rẻo cao Nậm Nghẹp, huyện Mường La, tỉnh Sơn La lại có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với hàng nghìn du khách đến trải nghiệm và khám phá giữa tiết trời dịu mát của tháng 3.
Vẻ xuân sắc của phụ nữ vùng cao Lai Châu

Vẻ xuân sắc của phụ nữ vùng cao Lai Châu

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 20:29, 28/03/2023
Nằm ở phía Tây Bắc địa đầu Tổ quốc, Lai Châu - vùng đất có 86% dân số là đồng bào DTTS thuộc 20 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi một dân tộc, từ con người đến tập quán sản xuất, sinh hoạt, đặc biệt là văn hóa có bản sắc rất đặc trưng, độc đáo. Có dịp đến với vùng đất, khoảng khắc mà chúng tôi ghi lại được là hình ảnh những thiếu nữ, những phụ nữ DTTS tràn đầy xuân sắc trong trang phục truyền thống - một vẻ đẹp riêng của "bức tranh văn hóa" nơi bản làng vùng cao.
Hơn 19.000 lượt khách hàng được vay vốn từ Nghị định 28 của Chính phủ

Hơn 19.000 lượt khách hàng được vay vốn từ Nghị định 28 của Chính phủ

Công tác Dân tộc - Mai Hương - 20:14, 28/03/2023
Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về “Chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025” (Nghị định 28) đã giúp cho hơn 19.000 lượt khách hàng đồng bào DTTS và miền núi phát triển sinh kế, vươn lên trong cuộc sống.
Giám sát triển khai 3 Chương trình MTQG

Giám sát triển khai 3 Chương trình MTQG

Media - Trọng Bảo - 20:12, 28/03/2023
Ngày 27/3, Đoàn giám sát của Quốc hội đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Lào Cai về việc triển khai thực hiện 3 Chương trình MTQG.