Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Các địa phương khẩn cấp triển khai các phương án ứng phó với bão Noru

Nguyệt Anh (T/h) - 20:13, 25/09/2022

Để chủ động ứng phó với cơn bão số 4 (bão NORU), ngay từ sáng ngày 25/9, các địa phương ven biển miền Trung đồng loạt triển khai các phương án phòng chống, ứng phó với cơn bão được dự báo là cực mạnh với sức gió cấp 15, giật cấp 17.

Người dân ven biển khiêng vác thuyền đến nơi kiên cố để tránh bão. Ảnh: NGUYỄN QUANG
Người dân ven biển khiêng vác thuyền đến nơi kiên cố để tránh bão. Ảnh: NGUYỄN QUANG

Tại Quảng Nam:

Từ sáng sớm 25/9, người dân ở các thôn Hòa Thượng, Hòa Hạ, Hòa Trung, Tỉnh Thủy của xã Tam Thanh (TP.Tam Kỳ) đang tất bật dùng các loại dây thừng, dây thép, bao cát, thúng cát để gia cố, chằng chống nhà cửa trước thông tin bão Noru đang tiến nhanh vào đất liền. Nhiều hộ gia đình cùng nhau khiêng vác, di chuyển thuyền lớn, thuyền nhỏ tập kết vào khu vực kiên cố.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã Tam Thanh cho biết, ở khu vực ven biển nên chính quyền địa phương và người dân luôn thường trực tâm thế chủ động phòng chống bão mỗi khi đến mùa biển động. Từ hôm qua 24/9, tất cả loa truyền thanh các thôn liên tục cập nhật, phát các thông tin, bản tin mới nhất về bão Noru. Các đội xung kích của xã gồm công an, quân sự, thanh niên… đến các công trình có khả năng bị bão tấn công cũng như nhà dân để có phương án, giải pháp bảo vệ.

Các phương án tập trung ứng phó bão tại chỗ cũng như di dời dân đến vùng kiên cố đều được tính đến. Lương thực, thực phẩm, các vật dụng, đồ dùng thiết yếu đều chuẩn bị kỹ càng để có thể dùng cho vài ngày.

Xã Tam Tiến (Núi Thành) cũng là địa phương ven biển nên người dân ngoài áp dụng chằng chống nhà cửa, bảo vệ các công trình thì ưu tiên đưa tàu thuyền đi neo đậu ở âu thuyền Hà Lộc. Trong khi đó, hầu hết các diện tích nuôi trồng thủy sản ở vùng triều ven sông đã được các hộ dân thu hoạch.

Tàu thuyền vào neo đậu tại âu thuyền đảo Cù Lao Chàm (Hội An). Ảnh: MINH QUÂN
Tàu thuyền vào neo đậu tại âu thuyền đảo Cù Lao Chàm (Hội An). Ảnh: MINH QUÂN

Ở khu vực phía bắc của tỉnh, người dân Hội An, Duy Xuyên cũng đang cấp tập phòng chống bão Noru. Ở âu thuyền Hồng Triều (xã Duy Nghĩa, Duy Xuyên), âu thuyền Cửa Đại (phường Cẩm Nam, Hội An) và các khu vực ven rừng dừa nước xã Cẩm Thanh (Hội An), tấp nập tàu cá của ngư dân vào neo đậu tránh bão.

Đến chiều 25/9, Sở NN&PTNT phối hợp chặt chẽ với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, các địa phương ven biển huyện Núi Thành như Tam Quang, Tam Giang, Tam Hải hướng dẫn người dân neo đậu, sắp xếp tàu cá tại các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và các luồng, lạch ven sông.

Các ngành chức năng liên tục thông tin và vận động người dân gia cố, di dời các lồng bè nuôi thủy sản vào sát bờ, buộc chặt, chăm sóc kỹ thủy sản nuôi, tránh các tình huống bất ngờ gây chết và thất thoát.

Tại Quảng Ngãi:

Sáng 25/9, cảng neo trú tàu thuyền Tịnh Hòa và cảng cá Tịnh Kỳ (TP. Quảng Ngãi) tấp nập tàu thuyền vào tránh bão. Trên bờ dưới cảng, ngư dân đang hối hả kiểm tra, giằng néo dây buộc tàu, che phủ ngư cụ để đảm bảo an toàn trong bão. Ngoài việc dùng dây thừng chằng chéo tàu thuyền để đảm bảo an toàn khi bão đổ bộ, nhiều chủ thuyền còn dùng lốp ôtô buộc vào thuyền để tránh va đập trong trường hợp sóng to, gió lớn.

Ngư dân chằng dây neo đậu tàu cá tránh bão
Ngư dân chằng dây neo đậu tàu cá tránh bão Noru

Tại cảng cá Tịnh Kỳ, hàng chục tàu công suất lớn cũng tấp nập cập bến để bán cá, rồi nhanh chóng tìm nơi neo đậu tránh trú bão số 4.

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) tỉnh Quảng Ngãi, toàn tỉnh hiện có gần 4.930 tàu thuyền đã vào nơi neo đậu tránh trú; trong đó có gần 1.000 tàu cá neo đậu tại 5 cảng cá và cảng neo trú tàu thuyền của tỉnh là Tịnh Kỳ, Tịnh Hòa, Mỹ Á, Sa Huỳnh và Lý Sơn.

Hiện, Ban Quản lý Các cảng cá tỉnh Quảng Ngãi đã chủ động phối hợp cùng các đơn vị kêu gọi tàu thuyền và giúp đỡ ngư dân neo đậu, giằng néo tàu thuyền đúng kỹ thuật, đúng nơi quy định, nhằm hạn chế thiệt hại do phương tiện va đập khi có sóng to gió lớn, vừa tránh ảnh hưởng đến an toàn công trình. Đồng thời tăng cường thông tin kịp thời cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra, hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm

Tỉnh Quảng Ngãi cũng đã lên kế hoạch dự kiến di dời, sơ tán 24.571 hộ/84.426 nhân khẩu để phòng chống bão số 4. Địa điểm di dời, sơ tán tập trung tại các trụ sở kiên cố như UBND xã, trạm y tế, trường học, trụ sở cơ quan trên địa bàn. Quảng Ngãi xác định công tác sơ tán, di dời dân ở các khu vực nguy hiểm phải hoàn thành trước 18 giờ ngày 27/9. Riêng huyện Lý Sơn hoàn thành trước 9 giờ ngày 27/9.

Tại Phú Yên:

Chiều 25/9, đồng chí Phạm Đại Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đã kiểm tra công tác ứng phó bão gần trên biển Đông (bão Noru) tại TX Sông Cầu.

Bí thư Tỉnh ủy Phạm Đại Dương (bên trái) chỉ đạo lãnh đạo Thị ủy và UBND TX Sông Cầu triển khai phương án ứng phó bão Noru. Ảnh: ANH NGỌC
Bí thư Tỉnh ủy Phạm Đại Dương (bên trái) chỉ đạo lãnh đạo Thị ủy và UBND TX Sông Cầu triển khai phương án ứng phó bão Noru. Ảnh: ANH NGỌC

Theo UBND TX Sông Cầu, trên địa bàn trong ngày 24 và 25/9 có mưa rất to, lượng mưa đo được tại trạm Xuân Bình là 148mm.

Khoảng 19 giờ 30 ngày 24/9, khu phố Dân Phước và Vạn Phước (phường Xuân Thành) bị ngập úng cục bộ khoảng 0,5m với khoảng 600 hộ dân bị ảnh hưởng. Địa phương đã huy động lực lượng khai thông các cống lớn để thoát nước, đến 21 giờ 30 cùng ngày nước đã rút.

Trên địa bàn TX Sông Cầu hiện có khoảng 82.000 lồng nuôi thủy sản, hơn 960 tàu thuyền, đến chiều 25/9 còn 13 tàu thuyền đang hoạt động trên biển. Địa phương đang triển khai các biện pháp và yêu cầu người nuôi trồng thủy sản chằng néo lồng bè, thả lồng trệt xuống sát đáy để đảm bảo an toàn. Đồng thời, tổ chức kêu gọi và hướng dẫn tàu thuyền vào nơi trú tránh, dự kiến đến tối nay 25/9 các tàu thuyền của Sông Cầu đang hoạt động trên biển sẽ vào đến bờ. Địa phương cũng triển khai vận động tất cả ngư dân trên các tàu thuyền, lồng bè nuôi thủy sản vào bờ trước khi bão đổ bộ vào đất liền…

Bí thư Tỉnh ủy Phạm Đại Dương yêu cầu UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh khẩn trương triển khai các giải pháp, chủ động ứng phó cơn bão Noru; đồng thời chỉ đạo các địa phương không được chủ quan, lơ là, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lớn để chủ động triển khai các phương án phòng tránh, ứng phó kịp thời có hiệu quả. Các lực lượng chức năng và địa phương thông báo đến các phương tiện đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh, di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm. 

Các địa phương chủ động sơ tán người dân tại các khu vực nguy hiểm, nhất là trên tàu thuyền, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản, vùng ven biển, cửa sông có nguy cơ bị sóng biển tàn phá, ngập sâu, nhà không bảo đảm an toàn, khu vực có nguy cơ cao. Hướng dẫn tàu thuyền vào các khu neo đậu tránh trú an toàn, kiên quyết không để người ở lại trên các bè nuôi thủy sản, trên tàu thuyền, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người. Khẩn trương kiểm tra, rà soát và chủ động sẵn sàng triển khai công tác di dời sơ tán dân khu vực nguy hiểm, vùng trũng thấp, ven biển, vùng ảnh hưởng triều cường, sạt lở đất… đến nơi an toàn.

 UBND tỉnh chủ động chỉ đạo các công trình hồ chứa nước thủy điện, thủy lợi xả nước để đón lũ, hạn chế trường hợp “lũ chồng lũ” ảnh hưởng lớn đến người dân…

Tại Đà Nẵng: 

Trước thông tin cơn bão Noru sắp đổ bổ vào vùng ven biển khu vực miền Trung, nhiều người dân, địa phương và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP. Đà Nẵng đã, đang khẩn trương triển khai ứng phó bão. Tại khu vực bãi ngang Thọ Quang (quận Sơn Trà), nhiều ngư dân đã đưa thuyền, thúng nhỏ lên bờ. Các tàu cá di chuyển vào cầu cảng CT.15 đều được các cán bộ, chiến sĩ Trạm Kiểm soát biên phòng CT.15 (Đồn Biên phòng Sơn Trà) hướng dẫn di chuyển sớm về neo đậu trú bão tại âu thuyền Thọ Quang và các điểm quy hoạch tránh, trú bão của thành phố.

Ngư dân khẩn trương đưa thuyền thúng nhỏ lên bờ trú bão
Ngư dân khẩn trương đưa thuyền thúng nhỏ lên bờ trú bão

Các cán bộ, chiến sĩ biên phòng cũng vận động, hướng dẫn và hỗ trợ nhiều ngư dân cẩu các thuyền, thúng lên xe cẩu để đưa vào tập kết ở các khu đất trống cao ráo ở dọc một số tuyến đường thuộc phường Mân Thái, Thọ Quang (quận Sơn Trà).

UBND quận Sơn Trà cũng đã tổ chức họp khẩn với các phòng, ngành và địa phương để triển khai công tác ứng phó với bão, nhất là vận động, hỗ trợ ngư dân di chuyển tàu thuyền đến khu vực an toàn; rà soát, chuẩn bị sẵn sàng sơ tán nhân dân, sinh viên, công nhân thuê trọ ở các nhà ở không bảo đảm an toàn; thông báo, hỗ trợ nhân dân chằng chống nhà cửa; tổ chức lực lượng khơi thông cống rãnh...

Trong sáng 25/9, Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng bắt đầu hạ thấp mực nước các hồ điều hòa và triển khai phương án chống ngập úng đô thị...

* Sáng 25/9, nhiều ngư dân trên địa bàn thành phố đang khẩn trương di chuyển, thuê xe cẩu đưa tàu, thuyền, phương tiện lên bờ, hạn chế ảnh hưởng của cơn bão Noru.

Tại dọc tuyến đường Hoàng Sa, khu vực biển thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, nhiều ngư dân đang hối hả, tranh thủ thời tiết không mưa để đưa tàu, thuyền lên bờ. Một số sử dụng xe bò, xe cẩu để vận chuyển đến nơi trú ẩn an toàn.

Bên cạnh đó, địa phương đang chỉ đạo các tổ dân phố, chi bộ khu dân cư tổng hợp, thống kê số lượng nhà cần chằng chống để huy động lực lượng hỗ trợ. Đối với những nhà không bảo đảm điều kiện, phường sẽ bố trí nơi trú ẩn an toàn cho người dân.Tại Thừa Thiên Huế: 

Để chủ động ứng phó với cơn bão số 4, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, đến 9 giờ sáng 25/9, toàn tỉnh hiện còn 17 phương tiện với 156 lao động hoạt động thủy sản trên biển. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên – Huế đã liên lạc được với các lao động và đang nỗ lực hướng dẫn các thuyền viên vào bờ neo đậu tàu thuyền để tránh bão Noru (dự kiến sáng 26/9 sẽ vào bờ).

Chính quyền xã Phú Thuận (Phú Vang) giúp dân chằng chống nhà cửa
Chính quyền xã Phú Thuận (Phú Vang) giúp dân chằng chống nhà cửa

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng đang huy động cán bộ, chiến sĩ về cơ sở hướng dẫn sắp xếp hàng ngàn phương tiện vào khu neo đậu tránh bão tại Cảng cá Thuận An, cảng cá Tư Hiền, các khu neo đậu: Phú Thuận, Phú Hải, Vinh Hiền, Hải Dương, Lộc Trì và 55 âu thuyền nhỏ và vũng neo đậu tự nhiên phục vụ neo đậu các phương tiện tàu thuyền.

UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng đã khẩn cấp lên phương án đưa 100.000 dân đi tránh bão. Tỉnh cũng đã chỉ đạo Sở Công Thương có phương án dự trữ cấp tỉnh về lương thực - thực phẩm, công nghệ phẩm, vật tư thiết yếu phục vụ phòng chống thiên tai với số lượng: 100 tấn mỳ ăn liền, 100 tấn gạo.

Ngoài ra, các địa phương tự dự trữ tại cấp huyện, cấp xã và vận động người dân dự trữ lương thực thực phẩm đảm bảo 7 ngày khi có thiên tai xảy ra.

UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế yêu cầu UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế rà soát phương án sơ tán, di dời các hộ dân vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bão, lũ lụt, nước dâng do bão đến nơi an toàn, cụ thể như sau: Di dời để đối phó với nước dâng do bão, lũ lụt: 26.255 hộ/99.424 nhân khẩu.

Lưu ý, các địa phương ưu tiên triển khai sơ tán các đối tượng dễ bị tổn thương: Trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo để chủ động sơ tán đến nơi an toàn.

Tại Quảng Bình: 

Trước diễn biến phức tạp của bão Noru, để chủ động ứng phó với diễn biến của bão và mưa lớn, ngày 24/9, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN kiêm PTDS tỉnh đã có công điện yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thành phố, thị xã khẩn trương triển khai thực nghiêm Công điện số 29/CĐ-QG ngày 24/9/2022 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN; Công văn số 1742/UBND-KT ngày 22/9/2022 của UBND tỉnh về việc sẵn sàng ứng phó với bão, mưa lũ liên tiếp, kéo dài.

Tàu cá neo đậu tại Khu neo đậu trú tránh bão cửa Gianh (Bố Trạch)
Tàu cá neo đậu tại Khu neo đậu trú tránh bão cửa Gianh (Bố Trạch)

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN kiêm PTDS tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và mưa lớn, kịp thời chỉ đạo, triển khai phương án ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”.
Tổ chức cắt tỉa cành cây, chằng chống, gia cố nhà ở, các công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, kho tàng, các dự án đang thi công ven biển, các công trình cột tháp cao, bố trí lực lượng để kịp thời xử lý các tình huống đảm bảo thông tin liên lạc, giao thông, điện, nước sản xuất, sinh hoạt.

Mặt khác, tập trung rà soát, kiểm đếm tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền, phương tiện (kể cả vận tải và tàu du lịch), hướng dẫn di chuyển thoát ra, không đi vào vùng nguy hiểm và kêu gọi về nơi tránh trú an toàn.

Tạo điều kiện cho tàu thuyền của các địa phương khác vào tránh trú trên địa bàn. Hướng dẫn neo đậu tàu thuyền, triển khai công tác đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tại nơi tránh trú; kiểm tra rà soát nắm chắc số lượng nhà yếu, không an toàn, các địa điểm, khu vực có nguy cơ cao ngập úng, lũ quét, sạt lở đất, số lượng người cần sơ tán...

Theo thông tin từ Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN kiêm PTDS tỉnh, trên địa bàn toàn tỉnh có tổng số 6.689 phương tiện/22.263 lao động, trong đó neo đậu tại bến là 6.276 phương tiện. Đến thời điểm 10h ngày 25/9, có 280 phương tiện/1.877 lao động đang hoạt động trên biển.

Các tàu thuyền trên đường vào neo đậu tránh bão số 4 tại cửa Gianh (Bố Trạch).
Các tàu thuyền trên đường vào neo đậu tránh bão số 4 tại cửa Gianh (Bố Trạch).

Ông Trần Xuân Tiến, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi kiêm Chánh văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN kiêm PTDS tỉnh cho biết, tất cả các phương tiện đang hoạt động trên biển đều đã đã nắm được thông tin của bão, hiện đang trên đường vào bờ, trú hoặc di chuyển ra khỏi khu vực nguy hiểm.

"Về tình hình hồ chứa, 32 hồ chứa do Công ty TNHH MTV KTCT Thủy lợi quản lý hiện dung tích trung bình đạt 52%; dung tích các hồ chứa do địa phương quản lý trung bình đạt trên 48%. Tuy nhiên, hiện có 4.134 ha diện tích rau màu các loại chưa thu hoạch; diện tích thủy sản hiện đang thả nuôi 2.479,5 ha và 737 lồng", ông Trần Xuân Tiến cho biết thêm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 30/3, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng, sửa chữa 4.289/8.485 nhà, đạt 50,55% kế hoạch.
Tin nổi bật trang chủ
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Ngày 2/4, tại Trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có buổi làm việc về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tại buổi làm việc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, công tác phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc Quốc hội phải theo phương châm phối hợp nhịp nhàng, dân chủ, cùng nhau tìm ra chân lý, để đi đến thống nhất, có như vậy thì sự nghiệp công tác dân tộc mới đi đến sự đồng thuận, đạt được thắng lợi.
Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thời sự - PV - 19:35, 02/04/2025
Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Thời sự - PV - 17:50, 02/04/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia.
Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Ngọc Thu - 16:47, 02/04/2025
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 30/3, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng, sửa chữa 4.289/8.485 nhà, đạt 50,55% kế hoạch.
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 16:39, 02/04/2025
Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...
Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Du lịch - Minh Nhật - 16:10, 02/04/2025
Được thiết kế dành riêng cho dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các tour du lịch không chỉ góp phần phát huy ý nghĩa, giá trị văn hóa lịch sử của các điểm đến mà còn mang tính giáo dục sâu sắc, góp phần nâng cao nhận thức và lòng tự hào dân tộc.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 16:02, 02/04/2025
Gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào, đồng hành cùng đồng bào DTTS trong cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất...; đội ngũ Người có uy tín tỉnh Đắk Lắk được ví như “trung tâm đoàn kết” của buôn làng, là hạt nhân đặc biệt góp phần củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thanh minh trong tiết tháng Ba

Thanh minh trong tiết tháng Ba

Sắc màu 54 - Đức Hồng - 16:01, 02/04/2025
Từ xa xưa, Tết Thanh minh (được tổ chức vào mùng 3 tháng Ba Âm lịch hằng năm) đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người Việt. Đối với đồng bào Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng, Tết Thanh minh là một trong những ngày Tết lớn sau Tết Nguyên đán. Đây không chỉ là dịp tưởng nhớ tổ tiên mà còn là lúc con cháu sum vầy, thấm tình gắn kết dòng tộc.
Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Pháp luật - Phạm Tiến - 15:49, 02/04/2025
Từ năm 2024 đến nay, nhiều hộ đồng bào DTTS tham gia Dự án trồng cây dược liệu quý (trồng cây gấc) ở huyện A Lưới , TP. Huế rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Đất trồng cây gấc đã san ủi, hố trồng cây gấc đã đào, thế nhưng đơn vị tham gia liên kết sản xuất là Công ty La San lại chưa giao cây giống, vật tư trồng gấc như cam kết.
Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Khoa học - Công nghệ - Vũ Mừng - 15:46, 02/04/2025
Những năm gần đây, việc liên kết, chuyển giao và tiếp nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã góp phần gia tăng năng suất và chất lượng cây trồng cho các hộ dân tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
Cà Mau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển là Di tích Quốc gia đặc biệt

Cà Mau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển là Di tích Quốc gia đặc biệt

Trang địa phương - Minh Nhật - 15:46, 02/04/2025
Trong tháng 4/2025, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức nhiều sự kiện văn hóa nhằm tôn vinh các giá trị truyền thống. Trong đó có sự kiện đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Ðường Hồ Chí Minh trên biển.