Cuộc sống ấm no, ổn định đã và đang đến với các hộ nghèo, hộ cận nghèo khi các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững phát huy hiệu quả. Với nguồn vốn được sử dụng hợp lý trong giải quyết việc làm cho người lao động kết hợp với việc triển khai nhiều mô hình phát triển kinh tế đã cho thấy khi chính sách thực sự đi vào cuộc sống cũng là lúc diện mạo bản làng và đời sống người dân nhiều đổi thay.
Một trong những mục tiêu quan trọng mà Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III, năm 2019 tỉnh Nghệ An hướng đến, là giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Mục tiêu ấy đã được các cấp, ngành và đồng bào các DTTS Nghệ An quyết liệt thực hiện trong những năm qua.
Nhằm phát huy vai trò chủ thể của người dân vùng DTTS miền núi Thanh Hóa trong giảm nghèo, nhiều địa phương không chỉ triển khai hiệu quả công tác dân tộc, các chính sách dân tộc, nhất là về hỗ trợ vốn và sinh kế cho người dân; mà còn tích cực vận động, tuyên truyền người dân xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, khơi dậy tinh thần tự lực, tự chủ vươn lên thoát nghèo.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2024, tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực triển khai nhiều mô hình hỗ trợ sinh kế, qua đó giúp người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi thoát nghèo hiệu quả.
“Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 17/02/2021 của Tỉnh ủy Lai Châu về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, Sin Suối Hồ đã tích cực tuyên truyền để người dân địa phương giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống gắn với quảng bá hình ảnh để phát triển du lịch, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển”, Phó Chủ tịch UBND xã Sin Suối Hồ Sùng A Lùng chia sẻ.
Những cánh chim Phí, Chơ-rao mặc sức sải cánh giữa đại ngàn; các buôn làng yên bình bên dòng Đa Nhim dịu dàng, tuôn chảy; những người con mộc mạc, chân chất sống với nhau hết nghĩa, hết tình, đau đáu lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống nhằm lưu truyền cho hậu thế... Đó là những gì chúng tôi cảm nhận được khi đến với đồng bào dân tộc Chu Ru ở huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng
Ai có dịp ghé thăm mảnh đất Cao Bằng, về với các huyện vùng cao Quảng Hoà, Trùng Khánh, Hạ Lang khi qua đèo Mã Phục quanh co 7 tầng dốc sẽ bắt gặp những cửa hàng kim khí san sát ven đường. Đây chính là xã Phúc Sen, huyện Quảng Hoà nơi có nghề rèn thủ công nổi tiếng “ngàn năm tuổi” của người Nùng.
Gần 2 tháng nay, lớp dạy thêu thổ cẩm trên trang phục của người Dao được nhiều phụ nữ ở thôn Đồng Bé, xã Sơn Dương, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) hào hứng tham gia. Đây là lớp đào tạo nghề sơ cấp do Phòng Lao động - Thương Binh và Xã hội thành phố Hạ Long, tổ chức miễn phí cho bà con DTTS nhằm góp phần tạo sinh kế cho người dân địa phương và bảo tồn văn hóa của đồng bào.
Từ lâu, thổ cẩm đã trở thành biểu tượng, nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong đời sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Ngày nay, thổ cẩm không chỉ hiện diện trên váy, trên áo của người Mông, người Dao, người Thái, người Cơ Tu, Ba Na… mà còn trở thành sản phẩm hàng hóa, giúp bà con có thêm thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Là xã vùng cao biên giới cách trung tâm huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai khoảng 80km, Y Tý thuộc diện xã đặc biệt khó khăn với gần 800 hộ gia đình các dân tộc Mông, Hà Nhì, Dao, Giáy sinh sống tại 16 thôn, bản. Trong đó, đông nhất là cộng đồng người Hà Nhì, chiếm tới 70% dân số toàn xã. Chính vì thế, chính quyền xã Y Tý đã xác định du lịch là một trong ba bước đột phá để phát triển kinh tế và vận động Nhân dân tham gia phát triển du lịch.
Ở tuổi 75, mắt đã hơi mờ, đôi tay không còn nhanh nhẹn như xưa, nhưng hễ rảnh rỗi, ông A Nhang (làng Trấp, xã Ya Tăng, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) lại miệt mài đan lát. Những chiếc gùi, chiếc nia ông làm ra, trong làng này, chẳng ai sánh kịp ở độ sắc sảo, bền đẹp.
Đời sống văn hóa, xã hội của đồng bào Khmer Nam Bộ luôn gắn liền với rất nhiều lễ hội đặc sắc, trong đó có lễ hội đua ghe ngo được tổ chức vào dịp Ooc Om Bok (Rằm tháng 10 Âm lịch hằng năm). Sự độc đáo của lễ hội này là những chiếc ghe ngo được các nghệ nhân tài hoa đóng và trang trí rất công phu, độc đáo với họa tiết hoa văn rực rỡ, mang đậm màu sắc văn hóa tâm linh.
Đó là nhận thức sâu sắc, là tình cảm, tấm lòng mà Ban Chỉ huy quân sự Tp. Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) đã kết nối với một số doanh nghiệp, các cơ quan, đoàn thể, nhà hảo tâm để xây dựng nhà cho 2 hộ nghèo khuyết tật ở Bản Hua Rốm, thuộc xã Nà Tấu, giúp cho 2 hộ được sống an toàn trong căn nhà vững chãi, ổn định cuộc sống.
Nhiều năm nay, làng Lô Lô Chải (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, Hà Giang) luôn sáng trên bản đồ du lịch vùng cực Bắc. Có được thành quả này là nhờ một phần lớn công sức của ông Sình Dỉ Gai, người Trưởng thôn có tâm, có tầm trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống để phát triển du lịch.
Nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Ba Na (tỉnh Kon Tum) vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là động lực để tỉnh Kon Tum tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nói chung, nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Ba Na nói riêng trên địa bàn.
Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có một gia đình người Thái bao đời luôn trân trọng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc, của gia đình như một di sản văn hóa quý giá. Đặc biệt, các thế hệ trong gia đình này luôn ý thức truyền nghề cho hế hệ sau. Cô gái trẻ Sầm Thị Tình là thế hệ thứ tư đã khởi nghiệp và bước đầu đã gặt hái những trái ngọt từ nghề truyền thống của gia đình
Lào Cai là tỉnh có trên 60% dân số là đồng bào DTTS. Mỗi dân tộc có những nét đặc sắc văn hóa riêng, trong đó, thổ cẩm đã gắn liền với đời sống, văn hóa tinh thần của đồng bào. Phấn khởi là, thổ cẩm đang trở thành mặt hàng có giá trị, giúp đồng bào vùng cao có thêm thu nhập.
Thời gian qua, việc Livestream bán hàng Online của các chị em HTX thổ cẩm Pà Thẻn, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, Hà Giang đã được chú trọng. Từ những buổi bán hàng như thế này, những sản phẩm thổ cẩm Pà Thẻn ngày càng đến gần hơn với khách hàng, tăng gấp 2 lần lợi nhuận so với cách bán hàng truyền thống.
Xóa bỏ tất cả các dạng đói và suy dinh dưỡng đến năm 2030, bảo đảm cho mọi người, đặc biệt là trẻ em có đủ thực phẩm và dinh dưỡng (mọi lúc, mọi nơi) là một trong những mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) mà Việt Nam cam kết thực hiện. Mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng thuộc Chương trình hành động quốc gia “không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025 đã và dang tác động làm thay đổi nhận thức về dinh dưỡng của người dân để hướng tới mục tiêu này.
Nghề đan lát của người Thái ở xã Yên Khương, huyện Lang Chánh đã có từ rất lâu đời. Tuy nhiên do những mặt hàng đồ vật dụng bằng nhựa xuất hiện, giá thành rẻ, tiện lợi nên người dân quên dần những sản phẩm đan lát. Do vậy, người biết đan lát cũng chẳng còn mấy người. Trước thực trạng đó, lãnh đạo xã Yên Khương luôn trăn trở tìm giải pháp để nghề đan lát được duy trì và phát huy, góp phần cải thiện đời sống cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.