Chữa viêm niêm mạc dạ dày cấp tính: Ba đậu sương 1g, cát cánh, bối mẫu mỗi vị cân lấy 3g. Đem tất cả đi tán thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần lấy 0,2g, hào chung với nước ấm, rồi uống.
Trị xơ gan cổ trướng: Dùng 4g ba đậu sương cùng với 2g khinh phấn đem đi tán thành bột. Trải 4 – 5 lớp thuốc trên vải rồi đặt vào trên rốn. Phía trên lại để thêm 2 lớp thuốc nữa.
Trị phong ngứa, nổi ban: Lấy 50 hạt ba đậu đem bỏ vỏ rồi cho vào ấm sắc cùng 7 chén nước trên lửa nhỏ. Thu lấy 2 chén rồi bọc vào túi và chườm trực tiếp lên vị trí ngứa.
Trị rắn cắn: Chuẩn bị 30g rễ ba đậu, 0,5g lá khô, 1 lít rượu trắng. Phần rễ dược liệu đem ngâm với rượu trắng rồi dùng làm thuốc đắp ngoài. Còn phần lá đem tán thành bột rồi uống với nước mát mỗi ngày 1 lần.
Trị sốt rét, bụng sưng to: Dùng 8g ba đậu (bỏ vỏ và nhân), 24g tạo giáp (bỏ vỏ và hột). Đem các vị thuốc trên tán thành bột rồi hoàn thành viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần chỉ uống 1 viên cùng với nước lạnh, tần suất 1 lần/ngày.
Trị tiêu ra máu không cầm: Chuẩn bị 1 hạt ba đậu đã bỏ vỏ cùng với 1 quả trứng gà. Đem trứng gà khoét 1 lỗ rồi cho ba đậu vào, dán lại và nước chín. Sau đó bỏ ba đậu đi và dùng trứng. Lưu ý với những người có thể tạng suy yếu thì cần chia thuốc ra thành 2 lần ăn trong ngày.
Trị trúng độc: Ba đậu bỏ phần vỏ nhưng vẫn giữ dầu cùng mã nha tiêu với lượng bằng nhau đem tán bột trộn đều rồi làm thành viên bằng viên đạn. Mỗi lần uống đúng 1 viên với nước sôi ấm.
Chữa đau, đầy trướng ngực bụng: Chuẩn bị 40g ba đậu (bỏ phần vỏ và lõi rồi sao vàng), 40g đại hoàng, 40g can khương. Các vị thuốc trên đem tán thành bột mịn rồi trộn đều với mật ong làm hoàn. Mỗi ngày chỉ dùng khoảng từ 8 – 12g.
Chữa đại tiện không thông, ngực đau, bụng căng đầy: Lấy 2 hạt ba đậu cùng với 2 hạt hạnh nhân. Ba đậu đem bỏ nhân và vỏ rồi rang vàng, hạnh nhân bọc vải và đập dập. Cho 2 vị thuốc vào chén nước nóng, khuấy đều và uống nước. Dùng mỗi ngày 1 lần đến khi đại tiện được thì thôi.
Trị hàn tích, ăn không tiêu, đại tiện bí: Lấy 1 chén ba đậu cùng với 5 chén rượu. Đem nấu dược liệu với rượu trên lửa nhỏ 3 ngày 3 đêm cho khô. Sau đó làm viên to bằng hạt đậu. Mỗi lần chỉ uống 1 viên với nước, tần suất 1 lần/ngày. Nếu các triệu chứng nặng và kéo dài có thể dùng 2 viên/lần.
Trị tưa lưỡi ở trẻ em: Lấy 1g ba đậu cùng với 0,5g nhân hạt dưa hấu đem tán nhỏ rồi trộn thêm 1 ít dầu thơm. Sau đó vo thành viên nhỏ và đắp vào huyệt ấn đường 15 giây rồi lấy ra. Mỗi ngày thực hiện từ 1 – 2 lần.
Trị trúng phong méo miệng: Dùng 7 hạt ba đậu đem bỏ vỏ rồi giã cho nát. Bị đau bên phải thì đắp bên trái và ngược lại. Sau khi đắp cần lấy 1 chén nước nóng để áp lên thuốc.
Trị thương hàn, nóng lạnh không đều: Chuẩn bị 25 hạt ba đậu cùng với 40g hoàng đơn đem bỏ vỏ và ép bỏ dầu rồi nghiền nát còn hoàng đơn đem sao vàng và tán bột. 2 vị thuốc đã qua sơ chế đem trộn chung với sáp để làm hoàn to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần lấy dùng 5 hoàn. Đem nhúng vào nước rồi nuốt lống chứ không được nhai.
Trị thổ tả ở trẻ nhỏ: Lấy 1 hạt ba đậu cùng 1 ít sáp ong đâm lủng rồi đốt sơ trên ngọn đèn. Còn sáp ong để trên đèn đốt cho chảy giọt xuống trong nước. Tiếp đến đem giã chung với vị thuốc đã đốt rồi làm thành viên hoàn to bằng hạt bắp. Mỗi lần chỉ uống khoảng 5 – 7 viên cùng với nước sắc đăng tâm và hạt sen.
Trị suyễn do hàn đàm: Chuẩn bị 1 trái thanh quất bì cùng với 1 hạt ba đậu đem nỏ ruột và cho ba đậu vào trong cột chặt. Sau đó đem đi đốt tồn tính và nghiền nát. Uống trực tiếp với nước gừng pha rượu mỗi ngày 1 lần.
Lưu ý
Người bị bệnh thực nhiệt, táo bón, phụ nữ có thai không được dùng.
Tuyệt đối không sử dụng quá nhiều vì vị thuốc này có thể gây ngộ độc. Khi các triệu chứng ngộ độc xuất hiện cần dùng đậu xanh, đậu đen, đậu đũa hay hoàng liên sắc nước uống để giải độc. Tìm đến bác sĩ ngay lập tức nếu vấn đề chuyển biến xấu./.