Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bình Dương tổ chức Tết Chôl Chnăm Thmây cho đồng bào dân tộc Khmer

Duy Chí - 15:15, 15/04/2025

TP. Tân Uyên, tỉnh Bình Dương vừa kết hợp khai mạc nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, Liên hoan Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn TP. Tân Uyên lần thứ II, năm 2025. Cùng thời gian này, chùa Tông Kim Quang – Ngôi chùa Khmer duy nhất tại Bình Dương cũng diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa.


Chùa Tông Kim Quang- Ngôi chùa Khmer duy nhất ở tỉnh Bình Dương
Chùa Tông Kim Quang- Ngôi chùa Khmer duy nhất ở tỉnh Bình Dương

TP. Tân Uyên, tỉnh Bình Dương vừa kết hợp khai mạc nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, Liên hoan Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn TP. Tân Uyên lần thứ II, năm 2025. Cùng thời gian này, chùa Tông Kim Quang – Ngôi chùa Khmer duy nhất tại Bình Dương cũng diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa mừng Tết của đồng bào Khmer.

Là tỉnh phát triển năng động, đứng TOP đầu cả nước, Bình Dương thu hút lao động từ khắp các tỉnh, thành cả nước về làm việc, ổn định cuộc sống. Hiện tại Bình Dương có 28 dân tộc thiểu số (DTTS) đang sinh sống làm việc ổn định với 7.600 hộ gia đình, với 24.000 nhân khẩu. 3 nhóm DTTS sống lâu đời và chiếm số đông trong cộng đồng các DTTS tại Bình Dương là người Hoa sống tập trung tại Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An; người Chăm sống tập trung tại ấp Hoà Lộc, xã Minh Hoà, huyện Dầu Tiếng và người Khmer sống tập trung tại xã An Bình, huyện Phú Giáo.

Tuy chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu dân số chung của tỉnh (dân số tỉnh Bình Dương đứng hàng thứ 6 cả nước với 2,7 triệu người), nhưng đồng bào các DTTS luôn được chính quyền, đoàn thể các cấp quan tâm chăm lo bằng các chính sách hiện hành và điều kiện của địa phương.

Tân Uyên là 1 trong 5 thành phố của tỉnh Bình Dương đang trên đà phát triển công nghiệp - dịch vụ - đô thị, có đông người ngoài tỉnh đến sinh sống, làm việc. Riêng đồng bào dân tộc Khmer có khoảng 27.000 người. Trong đó, 13.000 là công nhân lao động làm việc trong các doanh nghiệp có công đoàn cơ sở. Người lao động đồng bào dân tộc Khmer đã tích cực tham gia sản xuất trong các công ty trên địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Đồng bào Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây ở Bình Dương
Đồng bào Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây ở Bình Dương

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây UBND TP. Tân Uyên đã kết hợp khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao chào mừng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4; Ngày sách và bản quyền thế giới 23/4 và Liên hoan Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn TP. Tân Uyên lần thứ II, năm 2025.

Tại Liên hoan Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, nhiều hoạt động sôi nổi đã diễn ra như: Hội thi nấu ăn, trưng bày mâm lễ vật, múa dân tộc, biểu diễn trang phục truyền thống và thi các trò chơi dân gian (kéo co, đi cà kheo)... Đây là năm thứ 2 TP. Tân Uyên tổ chức Liên hoan Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer.

Thông qua các hoạt động nhằm duy trì nét đẹp văn hóa truyền thống, tạo sân chơi lành mạnh, vui tươi, thiết thực và ý nghĩa cho đồng bào dân tộc Khmer đang sinh sống và làm việc tại Thành phố.

Nhiều hoạt động mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer được tổ chức tại chùa Tông Kim Quang
Nhiều hoạt động mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer được tổ chức tại chùa Tông Kim Quang

Còn tại chùa Tông Kim Quang, xã An Bình, huyện Phú Giáo là ngôi chùa Khmer duy nhất ở Bình Dương, được thành lập năm 2019 cũng diễn ra các nghi lễ quan trọng trong dịp này.

Đại đức Châu Hoài Thái, Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trụ trì chùa Kim Quang cho biết: Ngôi chùa không chỉ đóng vai trò một cơ sở tôn giáo mà còn là “mái nhà chung” - nơi góp phần vun đắp đời sống văn hóa dân tộc, kết nối cộng đồng Khmer xa quê; giúp những bà con Khmer xa xứ có cơ hội tìm về cội nguồn, giữ gìn nét đẹp truyền thống của dân tộc mình.

“Khi rời xa quê hương, trong hành trang của mỗi người Khmer luôn mang theo nỗi nhớ da diết về văn hóa cội nguồn, đặc biệt là hình ảnh thân quen của ngôi chùa - nơi gắn bó mật thiết với đời sống tín ngưỡng và tinh thần suốt bao đời".

Vì vậy Tết Chôl Chnăm Thmây - ngày Tết cổ truyền của đồng bào Khmer, từ lâu đã trở thành một nét văn hóa thiêng liêng, một dịp trọng đại để mỗi người con Khmer hướng về cội nguồn, tri ân tổ tiên và nuôi dưỡng tâm hồn trong sáng, thiện lành giữa nhịp sống hiện đại.

Đón Tết, người dân được tham gia những nghi lễ như tụng kinh, dâng hương, tắm Phật, đắp núi cát…, ẩn chứa triết lý sống sâu sắc: biết ơn quá khứ, sống thiện trong hiện tại và gieo nhân lành cho tương lai.

“Ngày Tết đối với người Khmer không chỉ dừng lại ở những hoạt động văn hóa, mà còn là dịp để nuôi dưỡng tâm hồn, một tâm hồn biết tri ân, biết yêu thương, biết sẻ chia và biết sống tử tế. Đó chính là ánh sáng soi đường cho mỗi người trong cuộc sống hiện đại, giúp giữ vững bản sắc giữa muôn vàn đổi thay”, Sư trụ trì, Đại đức Châu Hoài Thái nói.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến của khách du lịch Nga

Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến của khách du lịch Nga

Du lịch - Minh Nhật - 1 giờ trước
Ngày 15/4, theo Hiệp hội Các công ty lữ hành của Nga, khoảng 900 nghìn người Nga sẽ đi du lịch nước ngoài vào kỳ nghỉ tháng 5, tăng 200 nghìn người so cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến ở nước ngoài được du khách Nga lựa chọn.
Lễ Thắk Côn - Nét văn hóa đặc sắc của người Khmer ở Sóc Trăng

Lễ Thắk Côn - Nét văn hóa đặc sắc của người Khmer ở Sóc Trăng

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 1 giờ trước
Lễ Thắk Côn, hay Lễ hội cúng dừa của đồng bào Khmer, được tổ chức hằng năm tại chùa Mahasal Thatmon, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, từ ngày Rằm đến 17 tháng Ba Âm lịch (tức 12 – 14/4/2025). Lễ Thắk Côn được người Khmer tổ chức để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà và vun đắp tinh thần sống chan hòa, yêu thương, hạnh phúc, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Phát huy vai trò Người có uy tín để “việc khó thành dễ” (Bài 2)

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Phát huy vai trò Người có uy tín để “việc khó thành dễ” (Bài 2)

Phóng sự - Lê Hường - 1 giờ trước
Đội ngũ những Người có uy tín ở cơ sở đã thể hiện tốt vai trò, trách nhiệm, tận tụy tuyên truyền, vận động Nhân dân tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa, an ninh trật tự; chủ động phát huy nội lực trong phát triển kinh tế - xã hội để thoát nghèo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, góp sức thúc đẩy sự phát triển nơi buôn làng...Khi vai trò của Người có uy tín được phát huy, "việc khó cũng thành dễ".
Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Phóng sự - Lê Hường - 2 giờ trước
Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt . Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây Nguyên. Họ chính là lực lượng quần chúng đặc biệt của chính quyền địa phương, làm việc vì cộng đồng không mệt mỏi, là trung tâm đoàn kết, là “điểm tựa" của buôn làng.
Niềm vui Tết Chôl Chnăm Thmây

Niềm vui Tết Chôl Chnăm Thmây

Sắc màu 54 - Tào Đạt - 3 giờ trước
Ðồng bào Khmer Nam Bộ hiện có hơn 1,3 triệu người, sinh sống thành cộng đồng, đan xen với các dân tộc Kinh, Hoa và một số dân tộc khác. Hằng năm, cứ đến giữa tháng Tư, đồng bào Khmer lại rộn ràng vui đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây - lễ hội quan trọng nhất, đánh dấu thời điểm năm mới theo lịch cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer.
Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây

Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 15/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây. Muôn kiểu "giải nhiệt" cho cây. Người giữ gìn nghề dệt thổ cẩm ở thôn Đăk Niêng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững – Bài 1

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững – Bài 1

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 3 giờ trước
Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét về hạ tầng, sinh kế bền vững, phát triển giáo dục, y tế, bảo tồn văn hóa truyền thống … mang lại sự thay đổi toàn diện, nâng cao chất lượng sống và tạo ra cơ hội phát triển cho hàng triệu người dân nơi đây.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali và Phu nhân đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) từ ngày 14-17/4/2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Ethiopia

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Ethiopia

Thời sự - PV - 20:46, 15/04/2025
Chiều 15/4, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư từ ngày 14-17/4.
Gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu

Gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu

Thời sự - PV - 20:26, 15/04/2025
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), chiều 15/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Bắc.
Hà Giang: Sắp diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc

Hà Giang: Sắp diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc

Du lịch - Vũ Mừng - 19:15, 15/04/2025
Nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), trên địa bàn tỉnh Hà Giang sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc.