Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc ở Lạng Sơn: Tạo điểm nhấn cho phát triển du lịch (Bài cuối)

Thúy Hồng - 09:05, 06/08/2024

Song song với công tác bảo tồn, truyền dạy, các cấp chính quyền tại Lạng Sơn thường xuyên tạo ra không gian văn hóa giúp cho các CLB sinh hoạt văn hóa dân gian được giao lưu, biểu diễn tại các lễ hội, sự kiện ở địa phương. Qua đó, không chỉ giúp đồng bào các DTTS lan tỏa những di sản, nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, mà còn gắn kết bảo tồn văn hóa truyền thống với phát triển du lịch, góp phần tạo nên sức hút cho du lịch xứ Lạng.

Tiết mục biểu diễn văn nghệ tại Lễ ra mắt CLB văn hóa dân gian xã Ái Quốc huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn
Tiết mục biểu diễn văn nghệ tại Lễ ra mắt CLB sinh hoạt văn hóa dân gian xã Ái Quốc huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

Đưa văn hóa trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn

Cùng với công tác bảo tồn, truyền dạy, ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHT&TDL) Lạng Sơn thường xuyên tạo ra không gian văn hóa cho các CLB sinh hoạt văn hóa dân gian có cơ hội được biểu diễn, giao lưu. Thông qua các sự kiện, lễ hội truyền thống như: Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ, Bủng Kham, Hội Háng Pò, Hội Háng Pỉnh (Hội Bánh nướng) tại thành phố Lạng Sơn; Liên hoan du lịch Mẫu Sơn… các CLB sinh hoạt văn hóa dân gian đã biến những làn điệu dân ca, những bài diễn tấu vốn xưa kia chỉ trong các bản, làng trở thành những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khác trong không gian rộng lớn hơn.

Có dịp trải nghiệm Lễ hội Háng Pò, xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, vào những ngày đầu tháng 5/2024, chúng tôi như được hòa mình vào bản sắc văn hóa của đồng bào các DTTS nơi đây. Chương trình lễ hội được tổ chức với những tiết mục văn nghệ đặc biệt, bởi những làn điệu dân ca đặc trưng nơi đây như: Hát Then, hát Sli, hát Quan lang trong đám cưới của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Dao…

Những làn điệu dân ca mượt mà do các nghệ nhân của CLB sinh hoạt văn hóa dân gian của đồng bào DTTS ở các xã trên địa bàn huyện Bình Gia biểu diễn đã làm say đắm biết bao du khách phương xa đến với lễ hội.

Các thành viên CLB văn hóa dân gian xã Điềm He, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn biểu diễn tại sự kiện do các đơn vị trên địa bàn huyện tổ chức
Các thành viên CLB sinh hoạt văn hóa dân gian xã Điềm He, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn biểu diễn tại sự kiện do các đơn vị trên địa bàn huyện tổ chức

Chị Lường Quế Chi, du khách đến từ Thái Nguyên chia sẻ: Đến với lễ hội, tôi được trải nghiệm về nhiều nét văn hóa đặc sắc của người dân địa phương, trong đó có các làn điệu dân ca. 

Chia sẻ về hoạt động của CLB sinh hoạt văn hóa dân gian, chị Triệu Thị Bảy, Phó Chủ nhiệm CLB sinh hoạt văn hóa dân gian xã Thiện Hòa, huyện Bình Gia cho biết: CLB sinh hoạt văn hóa dân gian của xã thành lập được 2 năm, gồm có 20 thành viên. Từ khi CLB ra mắt, chị em thường xuyên tập luyện, tham gia biểu diễn tại các lễ hội, các sự kiện giao lưu văn hóa, văn nghệ của địa phương. “Các thành viên của CLB rất phấn khởi khi được đem những làn điệu dân ca, những nét văn hóa của dân tộc mình giới thiệu để cho nhiều người cùng biết đến”, chị Triệu Thị Bảy phấn khởi cho biết.

Còn tại không gian phố đi bộ Kỳ Lừa của Tp. Lạng Sơn vào các tối thứ Sáu, thứ Bảy hằng tuần đều có các CLB sinh hoạt văn hóa dân gian đến biểu diễn hát dân ca phục vụ khách du lịch.

Chị Phạm Thị Nga, du khách đến từ TP. Hà Nội chia sẻ: Khi đến trải nghiệm tại Phố đi bộ Kỳ Lừa, tôi thấy có hoạt động biểu diễn nghệ thuật đường phố rất độc đáo bởi có nhiều tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa của xứ Lạng. Tôi có cơ hội được trực tiếp thưởng thức loại hình dân ca này, đây thật sự là một hoạt động thú vị.

Hoạt động của các CLB văn hóa dân gian đã góp phần lan toản những di sản văn hóa truyền thống của dân tộc gắn với phát triển du lịch. (Trong ảnh: Đồng bào các dân tộc Nùng hát Sli đối đáp tại công viên Hoàng Văn Thụ trong lễ hội Đền Kỳ Cùng-Tả Phủ năm 2024)
Hoạt động của các CLB văn hóa dân gian đã góp phần lan toả những di sản văn hóa truyền thống của dân tộc gắn với phát triển du lịch. (Trong ảnh: Đồng bào các dân tộc Nùng hát Sli đối đáp tại công viên Hoàng Văn Thụ trong lễ hội Đền Kỳ Cùng-Tả Phủ năm 2024)

Hiệu quả từ việc nhân rộng các CLB sinh hoạt văn hóa truyền thống

Sau 4 năm triển khai thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719, từ việc xây dựng, nhân rộng các đội, CLB sinh hoạt văn hóa truyền thống, đã góp phần làm phong phú thêm sản phẩm du lịch Xứ Lạng.

Ông Phan Văn Hòa, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Lạng Sơn cho biết: Triển khai thực hiện Dự án số 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” (Chương MTQG 1719), Sở đã xây dựng, ban hành Kế hoạch, khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng mô hình và ra mắt các CLB sinh hoạt văn hóa dân gian tại các xã trên địa bàn tỉnh. Việc được đầu tư, xây dựng và thành lập các CLB sinh hoạt văn hóa dân gian  nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống các DTTS, vừa góp phần tích cực trong việc phát triển du lịch trên địa bàn.

Các tiết mục văn nghệ tại lễ hội Háng Pò, xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn do các CLB văn hóa dân gian trên địa bàn huyện biểu diễn, thu hút rất nhiều du khách
Các tiết mục văn nghệ tại lễ hội Háng Pò, xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn do các CLB văn hóa dân gian trên địa bàn huyện biểu diễn, thu hút rất nhiều du khách

Theo đó, từ năm 2022 đến nay, từ nguồn kinh phí của Dự án 6, Lạng Sơn đã dành khoảng 6,6 tỷ đồng hỗ trợ các CLB sinh hoạt văn hóa dân gian trên địa bàn tỉnh mua sắm một số trang thiết bị phục vụ hoạt động của CLB; hỗ trợ hội viên, nghê nhân…  tại 22 xã đã thành lập CLB sinh hoạt văn hóa dân gian.

Nhờ được đầu tư, hỗ trợ về trang thiết bị, trang phụ biểu diễn… nhiều CLB sau khi được thành lập đã hoạt động sôi nổi, duy trì tập luyện thường xuyên, tích cực tham gia các hoạt động ở địa phương.

Bà Hoàng Thị Chuyền, 71 tuổi, CLB sinh hoạt văn hóa dân gian các dân tộc Tày, Nùng xã Điềm He, huyện Văn Quan phấn khởi cho biết: Tham gia CLB không chỉ giúp chúng tôi có được tinh thần thoải mái mà còn thỏa niềm đam mê với các làn điệu dân ca dân tộc. Sau một thời gian tham gia CLB, tôi và các thành viên khác đã biết hát Then, đàn Tính và tự tin biểu diễn tại một số sự kiện trên địa bàn.

Từ năm 2022 đến nay, từ nguồn kinh phí của Dự án 6, Lạng Sơn đã dành khoảng 6,6 tỷ đồng hỗ trợ các CLB văn hóa dân gian trên địa bàn tỉnh
Từ năm 2022 đến nay, từ nguồn kinh phí của Dự án 6, Lạng Sơn đã dành khoảng 6,6 tỷ đồng hỗ trợ các CLB văn hóa dân gian trên địa bàn tỉnh

Các CLB đi vào hoạt động đã góp phần làm phong phú thêm hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Từ việc xây dựng và nhân rộng các đội, CLB sinh hoạt văn hóa dân gian trong khuôn khổ Dự án 6 đã góp phần khơi dậy niềm tự hào dân tộc, nâng cao ý thức của các tầng lớp Nhân dân trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; đồng thời tạo điểm nhấn trong phát triển các sản phẩm du lịch, mang lại việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Theo thống kê của Sở VHTT&DL tỉnh Lạng Sơn, trong năm 2023, Lạng Sơn đã đón hơn 3,9 triệu lượt khách, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2022. Riêng 3 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách đến Lạng Sơn đạt trên 1,5 triệu lượt, tăng 12,7% so với cùng kỳ 2023, doanh thu ước đạt trên 1.000 tỷ đồng...

Các CLB văn hóa dân gian được hỗ trợ kinh phí để mua sắm thiết bị, trang phục biểu diễn
Các CLB văn hóa dân gian được hỗ trợ kinh phí để mua sắm thiết bị, trang phục biểu diễn

Văn hóa là hồn cốt, là điểm nhận diện của mỗi dân tộc. Khi những bản sắc văn hóa của đồng bào các DTTS đã trở thành sản phẩm phục vụ phát triển du lịch, thì sẽ tạo nên “sức mạnh mềm” của văn hóa, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Qua đó từng bước biến những di sản thành tài sản cho đồng bào các DTTS ở vùng cao xứ Lạng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.
Tin nổi bật trang chủ
Phú Lương (Thái Nguyên): Đào tạo nghề, giúp bà con vùng đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững

Phú Lương (Thái Nguyên): Đào tạo nghề, giúp bà con vùng đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 36 phút trước
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo việc làm bền vững, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân vùng DTTS và miền núi là một trong những hướng đi trọng tâm được huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đã và đang triển khai tích cực và thực hiện có hiệu quả.
Ngân hàng Chính sách Xã hội: Bổ sung khoảng 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách, tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngân hàng Chính sách Xã hội: Bổ sung khoảng 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách, tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Tin tức - Mai Hương - 40 phút trước
Ngày 19/9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận, cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ ký kết tín dụng, truyền thông, đào tạo

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ ký kết tín dụng, truyền thông, đào tạo

Tin tức - Thành Nhân - 42 phút trước
Mới đây, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Đồng Nai và Liên minh Hợp tác xã (HTX) Đồng Nai đã tổ chức lễ ký kết chương trình hợp tác trong lĩnh vực tín dụng, truyền thông, đào tạo và các lĩnh vực khác, để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn.
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Sắc màu 54 - Minh Ngọc – Bảo Anh - 19:03, 19/09/2024
Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.
Quảng Nam: Sạt lở đất tại huyện Nam Trà My, di dời dân khẩn cấp

Quảng Nam: Sạt lở đất tại huyện Nam Trà My, di dời dân khẩn cấp

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 18:55, 19/09/2024
Ngày 19/9, ông Trần Duy Dũng - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra sạt lở đất tại nhiều tuyến đường ảnh hưởng tới một số nhà dân, trường học, trụ sở cơ quan nhà nước.
Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghị quyết mới của Chính phủ về Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3. Độc đáo bánh “ma eng” của người Tày, Nùng ở Bình Gia. Sức sống mới nơi bản xa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trà Vinh: Ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om

Trà Vinh: Ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om

Du lịch - Nguyệt Anh - 18:54, 19/09/2024
Ngày 19/9, Tỉnh đoàn Trà Vinh tổ chức lễ ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om và Tiện ích Đoàn viên thanh niên tỉnh Trà Vinh (mini app CYU Trà Vinh) trên nền tảng Zalo. Công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om là 1 trong 5 nhiệm vụ số hóa của Tỉnh đoàn Trà Vinh thực hiện trong năm 2024.
Bình Dương công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Bình Dương công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Tin tức - Duy Chí - 18:03, 19/09/2024
Ngày 19/9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo về Lễ công bố Quyết định số 790/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ đạt phát thải ròng bằng “0” và vượt qua bẫy thu nhập trung bình.
Quảng Bình: Di dời khẩn cấp 145 hộ dân miền núi để đề phòng sạt lở đất

Quảng Bình: Di dời khẩn cấp 145 hộ dân miền núi để đề phòng sạt lở đất

Tin tức - Khánh Ngân - 17:59, 19/09/2024
Ngay trước thời điểm bão số 4 đổ bộ vào đất liền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã lên hai huyện miền núi Minh Hóa và Tuyên Hóa (Quảng Bình) để chỉ đạo công tác ứng phó với bão.
Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Kinh tế - Bá Minh Truyền - 17:57, 19/09/2024
Ninh Thuận là nơi có lượng mưa thấp nhất trong cả nước. Sản xuất nông nghiệp luôn gặp tình trạng khô hạn, thiếu nước, ảnh hưởng lớn đến cây hoa màu. Với khát vọng làm giàu từ chính mảnh đất khô hạn, anh Lưu Trường Lâm, dân tộc Chăm, chủ cơ sở Farm Bazô đã chủ động chuyển đổi cây trồng truyền thống sang trồng cây tre lấy măng. Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch của cơ sở Farm Bazô mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết được nỗi lo của người nông dân sinh sống ở vùng đất nắng.
Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Phóng sự - Minh Thu - 17:48, 19/09/2024
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, từ ngày 7 - 10/9, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, mưa lớn kéo dài liên tục, xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt ở huyện Nguyên Bình có 3 điểm sạt lở tại các xóm Khuổi Ngọa, Lũng Lỳ, xã Ca Thành và xóm Lũng Súng, xã Yên Lạc, làm chết, bị thương và mất tích nhiều người. Ngay khi mưa lũ xảy ra, các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận hiện trường, triển khai công tác ứng cứu.