Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bão số 2 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, mưa lớn dữ dội ở Bắc Bộ

Minh Nhật - 16:17, 23/07/2024

Bão số 2 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, đổ bộ vào Lạng Sơn - Quảng Ninh – Hải Phòng – Thanh Hóa..., đang gây ra mưa lớn dữ dội tại các tỉnh Bắc Bộ, với tổng lượng mưa phổ biến sẽ từ 100-200mm, cục bộ có nơi trên 300mm…

Nhiều cây đổ ở TP Hạ Long vào sáng 23/7/2024
Nhiều cây đổ ở TP. Hạ Long vào sáng 23/7/2024

Theo báo cáo của Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai, bão số 2 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Sáng 23/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,3 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, trên vùng ven biển Quảng Ninh-Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9, di chuyển chậm theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 5-10km/h. Dự báo đến 19 giờ chiều 23/7, vị trí ở 21,6 độ Vĩ Bắc, 106,4 độ Kinh Đông, trên khu vực Đông Bắc Bắc Bộ.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đi kiểm tra chống bão tại Quảng Ninh sáng 23/7/2024
Bộ trưởng Lê Minh Hoan đi kiểm tra chống bão tại Quảng Ninh sáng 23/7/2024

Mưa lớn khắp Bắc bộ

Ngày 23/7/2024, Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra công tác ứng phó với bão tại tỉnh Quảng Ninh. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9; tại Cửa Ông có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7; Đầm Hà (Quảng Ninh) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9. Gió bão đã làm 1 tàu xi măng dưới 15m, 1 xuồng cao tốc nhỏ bị chìm tại nơi neo đậu trên đảo Cô Tô.

"Dự báo ngày 23-24/7, Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, cục bộ có nơi trên 300mm; Tây Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa phổ biến từ 50-100mm, cục bộ có nơi trên 200mm. Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp, đô thị".

Tính từ 19 giờ đêm 22/7 đến 7 giờ sáng 23/7, khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng mưa từ 50-100mm; một số trạm lớn hơn như: Hải Phòng gồm: Cát Bà 276mm, Cát Hải 128mm; Quảng Ninh gồm: Cẩm Phả 150mm, Lòng Dinh 147mm, Than Hòn Gai 145mm, Phong Cốc 143mm; các tỉnh Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ mưa từ 20-70mm.

Trên địa bàn TP. Hạ Long, một số tuyến đường xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ; cây xanh, bảng biển quảng cáo, cột điện đổ gây ảnh hưởng đến các phương tiện đi lại.

Nam Định tập trung cứu lúa

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định, trong đợt mưa lớn từ ngày 14/7 đến nay, lượng mưa bình quân toàn tỉnh 260mm, cục bộ một số nơi mưa to, lượng mưa lớn như: Nghĩa Hưng (463mm), Ý Yên (378mm), Nam Trực (329mm), Hải Hậu (286mm)… Đợt mưa cũng trùng vào thời điểm triều cường và xả lũ từ các hồ thủy điện nên việc tiêu úng rất khó khăn, gây ngập úng và có nguy cơ gây thiệt hại nặng cho các trà lúa Mùa. Ước tính toàn tỉnh có khoảng 35.000ha lúa (50% diện tích) phải gieo cấy lại và dặm tỉa, tập trung ở các huyện: Hải Hậu, Ý Yên, Nghĩa Hưng, Nam Trực, Trực Ninh.

Từ đêm 22/7 đến trưa 23/7, tại tỉnh Nam Định đang tiếp tục hứng chịu mưa lớn, nguy cơ diện tích lúa bị ngập trắng sẽ càng tăng lên. Trước tình hình trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Định đề nghị các địa phương: Khẩn trương kiểm tra, đánh giá, phân loại mức độ thiệt hại của từng vùng, từng cánh đồng để có biện pháp chỉ đạo khắc phục và chăm sóc kịp thời, phù hợp. Những diện tích lúa bị ngập úng dưới 48 giờ khả năng thiệt hại nhỏ, chờ sau khi nước rút 3-4 ngày chăm sóc theo quy trình hướng dẫn. Những diện tích lúa bị ngập trắng và phất phơ từ 48-72 giờ khả năng thiệt hại khoảng 30-70% số cây. Do đó, cần tận dụng mạ dư, mạ dự phòng để cấy dặm hoặc cấy dồn. Hoàn thành gieo cấy xong trước ngày 8/8/2024.

Đoàn công tác do ông Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa dẫn đầu đi kiểm tra hồ chứa Cửa Đạt
Đoàn công tác do ông Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa dẫn đầu đi kiểm tra hồ chứa Cửa Đạt

Thanh Hóa Kiểm tra hồ chứa

Tại tỉnh Thanh Hóa, hiện các phương án đảm bảo an toàn hồ chứa theo phương châm "4 tại chỗ" đang được thực hiện tốt, sẵn sàng ứng phó nếu xảy ra sự cố. Các hồ chứa trên địa bàn tỉnh hiện nay cũng đang đáp ứng tốt sức chứa, đảm bảo công tác phòng, chống thiên tai do bão số 2 gây ra.

Theo báo cáo nhanh của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa, toàn tỉnh có 6.037 phương tiện/21.691 lao động. Tính đến chiều 22/7, có 5.377 phương tiện/17.957 lao động đã neo đậu tại bến. Hiện còn 660 phương tiện/3.734 lao động đang hoạt động trên biển; cụ thể, tại khu vực Vịnh Bắc Bộ 654 phương tiện/3.674 lao động; Nam Biển Đông 6 phương tiện/60 lao động. Các phương tiện đang hoạt động trên biển đã nắm được thông tin về cơn bão số 2 và thường xuyên giữ liên lạc với cơ quan chức năng, gia đình, chính quyền địa phương.

Chủ động đẩm bảo an toàn cho người dân

Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Trên các tuyến đê biển, đê cửa sông các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Nam Định: có 28 trọng điểm đê điều xung yếu (Quảng Ninh 2, Thái Bình 8, Hải Phòng 10, Nam Định 8).

Hệ thống thoát nước, sẵn sàng tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu vực trũng thấp, khu đô thị và khu công nghiệp.

Đối với miền núi phía Bắc, triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra. Tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát giao thông tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, có nguy cơ xảy ra sạt lở; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; bố trí lực lượng, chuẩn bị vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố thông tuyến giao thông. Kiểm tra, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống; sẵn sàng vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng. Kiểm tra, rà soát, triển khai công tác đảm bảo an toàn đối với các hầm mỏ, khu khai thác khoáng sản, nhất là tại tỉnh Quảng Ninh.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - Hải đảo

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - Hải đảo

Sáng nay (16/9) tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan, đi sâu đánh giá tình hình triển khai Nghị quyết 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các nội dung liên quan trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Bão số 4 diễn biến rất phức tạp, có thể bão sẽ đi vào Biển Đông

Bão số 4 diễn biến rất phức tạp, có thể bão sẽ đi vào Biển Đông

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Áp thấp nhiệt đới hình thành ngoài khơi Philippines sẽ đi vào Biển Đông, hướng về phía quần đảo Hoàng Sa trong đêm nay và ngày mai, dự báo có thể mạnh lên thành bão và diễn biến rất phức tạp.
“Đêm hội trăng rằm” ấm áp cho trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt ở vùng cao Gia Lai

“Đêm hội trăng rằm” ấm áp cho trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt ở vùng cao Gia Lai

Tin tức - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Trong không khí rộn ràng của mùa Tết Trung thu 2024, các đơn vị, tổ chức, nhóm thiện nguyện, câu lạc bộ, nhà hảo tâm đã cùng nhau tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để mang lại niềm vui và sự ấm áp cho trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt của tỉnh Gia Lai.
Ấm ấp yêu thương tại Chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm” tại biên giới Hà Tiên

Ấm ấp yêu thương tại Chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm” tại biên giới Hà Tiên

Nhịp cầu nhân ái - Như Tâm - Tào Đạt - 1 giờ trước
Trên biên giới TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, các cháu thiếu niên, nhi đồng có hoàn cảnh khó khăn, DTTS lần đầu tiên được đón một cái Tết Trung thu thật ấm áp, tràn ngập niềm vui với trống lân, đèn lồng và những bài ca.
Sập cầu chui dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang

Sập cầu chui dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang

Tin tức - L.Minh - 1 giờ trước
Một vụ sập cầu dẫn đường dân sinh - thuộc dự án thi công đường cao tốc nối với tỉnh Hà Giang, đoạn qua xã Lang Quán, huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang), khiến 1 người bị thương.
Lễ bốc Mó của dân tộc Thổ

Lễ bốc Mó của dân tộc Thổ

Media - BDT - 17:16, 16/09/2024
Từ xa xưa, trong tâm thức và tín ngưỡng của dân tộc Thổ, Lễ bốc Mó hay còn gọi là Lễ cúng đền Mó, khai Mó nước đầu năm là lễ tục đặc biệt quan trọng được tổ chức hàng năm. Nghi lễ này mang ý nghĩa khai thông mó nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, nguồn nước dồi dào để phục vụ cuộc sống sinh hoạt và việc tưới tiêu của nông dân.
Gặp người quên thân mình cứu sống 3 nạn nhân trong vụ sạt đất kinh hoàng tại Lục Yên, Yên Bái

Gặp người quên thân mình cứu sống 3 nạn nhân trong vụ sạt đất kinh hoàng tại Lục Yên, Yên Bái

"Trong giờ phút kinh hoàng ấy, tôi hoàn toàn có thể rút ra ngoài để an toàn cho bản thân. Nhưng trong đầu chỉ nghĩ, nếu mình không cứu lấy tính mạng 3 bà cháu đang gặp nguy hiểm thì sẽ ân hận, day dứt cả đời. Có lẽ, ông trời đưa đẩy cho tôi còn sống là để tôi cứu 3 bà cháu đấy... "
Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Quỹ đất tiếp tục bị thu hẹp (Bài 2)

Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Quỹ đất tiếp tục bị thu hẹp (Bài 2)

Thời sự - Sỹ Hào - 16:59, 16/09/2024
Ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ đã khiến qũy đất (đất ở, đất sản xuất) ở nhiều địa phương khu vực miền núi phía Bắc tiếp tục bị thu hẹp do sạt lở, bồi lấp. Dữ liệu về quỹ đất đã bố trí cho người dân được thu thập cách đây hơn một tháng nay không còn chính xác, cần thiết được cập nhật để thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS.
Thanh Hóa: Nỗ lực xây dựng nhà ở, ổn định cuộc sống cho hộ nghèo vùng DTTS

Thanh Hóa: Nỗ lực xây dựng nhà ở, ổn định cuộc sống cho hộ nghèo vùng DTTS

Chính sách và đời sống - Quỳnh Trâm - 16:49, 16/09/2024
Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong việc thực hiện chương trình xây dựng nhà đại đoàn kết cho các hộ gia đình khó khăn và đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn. Qua đó, giúp các hộ gia đình nghèo có điều kiện cải thiện chỗ ở, ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.
Đừng để tinh thần thiện nguyện bị lãng phí

Đừng để tinh thần thiện nguyện bị lãng phí

Xã hội - Thúy Hồng - 16:47, 16/09/2024
Siêu bão Yagi đã gây thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản cho các tỉnh phía Bắc nước ta. Trong bão lũ, những câu chuyện ấm tình người xuất hiện khắp mọi nơi trên mọi miền đất nước. Đó là những người dân thức xuyên đêm gói bánh chưng, làm cơm nắm muối vừng… Hàng ngàn tấn hàng cứu trợ đã được chuyển đến vùng lũ các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang…. Tinh thần tương trợ và giúp đỡ đồng bào là điều rất quý báu, là tình cảm rất đáng trân trọng, song cứu trợ sao cho hiệu quả, an toàn, làm thế nào để hàng cứu trợ đến được đúng người, đúng đối tượng lại là câu chuyện đáng suy ngẫm.
Đường đến ước mơ của chàng trai người Mông Giàng Mí Lía

Đường đến ước mơ của chàng trai người Mông Giàng Mí Lía

Giáo dục - Minh Đức - Vũ Mừng - 16:36, 16/09/2024
Dù sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của thôn Mã Pì Lèng, xã Pải Lủng (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang), thế nhưng với sự cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ của mình, Giàng Mí Lía đã trở thành sinh viên Học viện An ninh Nhân dân đầu tiên của địa phương.
Khẩn trương rà soát, di dời người dân khu vực miền núi có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét đến nơi an toàn

Khẩn trương rà soát, di dời người dân khu vực miền núi có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét đến nơi an toàn

Xã hội - Hương Trà - 16:33, 16/09/2024
Báo cáo tại Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng ngày 15/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan cho rằng, cần khẩn trương rà soát, bố trí, di dời người dân vùng khu vực miền núi có nguy cơ cao thiên tai, nhất là sạt lở đất, lũ quét đến nơi an toàn, đồng thời tạo sinh kế bền vững cho người dân ở nơi ở mới.