Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ẩm thực Lai Châu níu chân du khách

Vũ Nguyên - 21:50, 07/12/2021

Đến Lai Châu, không thể không thưởng thức các món ẩm thực độc đáo của đồng bào dân tộc Thái, Hà Nhì, Mông, Dao… Mỗi dân tộc có cách chế biến và sử dụng gia vị khác nhau, song đều đem lại cho món ăn hương vị khác lạ, phảng phất nét đặc trưng của vùng cao Tây Bắc. Dư vị đậm đà của mỗi món ăn sẽ níu chân du khách mỗi khi có dịp ghé qua.

Đồ xôi nếp trong dịp lễ hội ở vùng cao Lai Châu
Đồ xôi nếp trong dịp lễ hội ở vùng cao Lai Châu

Dân tộc Mông ở các xã vùng cao Lai Châu thường mổ lợn để ăn tết. Những loại thịt ngon nhất dành để nấu ăn, mời khách dịp tết còn những miếng thịt mỡ và ba chỉ thì thường ướp muối và hun khói để ăn dần. Dân tộc Mông ở xã Xà Dề Phìn (huyện Sìn Hồ), xã Sùng Phài (huyện Tam Đường) có bí quyết nấu rượu ngô men lá say lịm, hạ thổ vài năm. Dịp tết, chỉ cần bắc chảo thắng cố với vò rượu ngô, chủ - khách đã có thể chạm chén và tâm sự cả buổi về những việc đã làm được trong năm.

Đến với dân tộc Thái ở xã Mường So, huyện Phong Thổ (Lai Châu), du khách được tận mắt xem các mế tìm thân tre làm cơm lam, những chàng trai vạm vỡ quăng chài bắt cá bên suối. Em gái nhỏ nhanh tay giã mắc khén làm “chẩm chéo” và khéo léo mổ, nhồi rau thơm vào bụng cá rồi dùng kẹp tre nướng trên than hồng, mùi cá nướng thơm nức cả gian bếp. Ngoài món cá nướng “pa pỉnh tộp” nổi danh, còn có cả món cá bống vùi gio bếp. Cá bống nhỏ sống nơi lạch suối có thớ thịt ngọt mềm, thơm ngon. 

Cá bống suối được ướp trước khi cuốn lá vùi gio nướng.Ảnh: Ngọc Thắng
Cá bống suối được ướp trước khi cuốn lá vùi gio nướng.Ảnh: Ngọc Thắng

Và ở miền đất này, không thể không kể đến vị mát ngọt của bát canh rêu và món rêu nướng. Rêu phải là loại được lấy ở các dòng nước chảy trong vắt nơi thượng nguồn con suối. Các bà, các chị đập rêu trên tảng đá nhẵn bên suối cho đến khi rêu hết sỏi, sạn rồi rửa lại nhiều lần. Sau đó rêu được xé tơi, nấu thành canh hoặc ướp mắc khén, tỏi, ớt, gừng, sả, lá chanh và gói trong lá dong đem nướng. Thực khách lần đầu thưởng thức thì lạ miệng, ăn quen sẽ “nghiền” lúc nào không biết. Những ống cơm lam cũng làm say lòng du khách và ngon hơn khi ăn với món “nặm pịa” (lòng cá) nấu. Mỗi món một hương vị, tạo thêm nét độc đáo trong ẩm thực của dân tộc Thái.

Món ăn từ rêu của dân Thái ở xã Ta Gia, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Ảnh: Ngọc Thắng.
Món ăn từ rêu của dân Thái ở xã Ta Gia, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Ảnh: Ngọc Thắng.

Từ huyện Phong Thổ, quý khách nên đi tiếp đến cao nguyên Sìn Hồ. Trong không khí mát mẻ của vùng đất cao hơn 1.500m so với mực nước biển, khách sẽ được gia chủ mời thưởng thức bữa cơm của dân tộc Dao với nhiều món ăn đặc sắc như: Thịt gà nấu canh gừng, đậu phụ nhồi thịt băm rán vàng; gạo nếp, tiết sống, bột thảo quả trộn đều rồi nhồi vào lòng lợn sau đó mang đi luộc. Ngoài ra còn có các món bánh được làm kỳ công như: Bánh chưng đen, bánh mật...Bánh chưng là món ăn không mới nhưng các dân tộc ở Lai Châu khéo léo ướp thêm vị thảo quả vào nhân bánh đem lại mùi vị rất lạ với người thưởng thức. 

Còn nếu đến với huyện Mường Tè, các cô gái Hà Nhì lại trổ tài bằng món thịt lợn luộc giã cùng lá chua chát, món thịt trâu, thịt bò sấy trên gác bếp, sau đó ủ tro nướng, đập xé thớ uống rượu để lại hương vị đặc trưng riêng của vùng đất xa xôi. Dòng sông Đà nước chảy xiết nổi tiếng với giống cá lăng nấu canh chua tuyệt ngon, càng ngon hơn nếu chủ nhà hiếu khách trổ tài làm món gỏi cá chiêu đãi khách.

Nếu như dân tộc Hà Nhì có món thịt lợn giã cùng lá chua chát thì dân tộc Hoa lại có món “khổ nhục” được làm từ thịt lợn thái miếng to bản, ướp gia vị ninh nhừ. Các dân tộc cũng ưa chuộng món thịt sấy khô từ: sóc, nai, trâu, ngựa; thịt lợn hun khói, xúc xích. Ngoài ra, còn có các món ăn lấy từ trên nương, rẫy như: măng đắng luộc, măng chua, nấm hương, mộc nhĩ...

Chị Lò Thị Thanh Yên (TP. Lai Châu) chia sẻ rằng, từ thuở bé, chị thường xuyên được mẹ chế biến món ăn này trong gia đình. Bây giờ, khi Facebook phát triển mạnh, chị dùng phương tiện thông tin hữu ích ấy đưa món ăn lên mạng xã hội giới thiệu và nhận được nhiều đơn đặt hàng của khách. Quả thực với hương vị hòa quyện của gạo nếp ngon, đỗ xanh bùi bùi, thịt lợn béo ngậy, thảo quả không chỉ kích thích vị giác ăn ngon miệng mà còn khiến món ăn bớt ngán, đem lại hơi ấm nóng cho người ăn.

Độc đáo ẩm thực Lai Châu 3
Phụ nữ dân tộc Lào bản Phiêng Tiên, xã Bản Bo (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) nướng cá. Ảnh: Ngọc Thắng.

Cũng ở Lai Châu, du khách sẽ thích thú khi thưởng thức món thắng cố đượm mùi thảo quả, món xôi nhuộm màu tím, đỏ, vàng bằng lá cây rừng... Xôi chín, đổ chõ xôi ra, hương thơm của gạo quyện với mùi núi rừng tỏa lan cả mâm cơm. Món xôi ấy mà ăn cùng trứng kiến còn tạo ra một đặc trưng ẩm thực thú vị hơn nữa. Trứng kiến được đồ chín tới bằng chõ xôi. Sau đó băm nhỏ măng của cây riềng, trộn cùng trứng kiến, trứng gà và nêm nếm gia vị. Trứng kiến măng riềng được xào nhanh tay trên bếp lửa to, măng riềng chín tới, thơm lừng gian bếp là món ăn đã đạt yêu cầu.

Trứng kiến cũng có thể ướp gia vị trong lá dong, lá chuối và nướng trên bếp than hồng, hoặc món trứng kiến đồ cùng xôi nếp nương, làm nộm với lá chua chát, nấu canh ngọt dịu... cùng với những món ăn đặc trưng như: Canh gân trâu, cá bống vùi gio, thịt treo gác bếp, món trứng kiến trở thành món ăn không thể thiếu ở các bản làng vùng cao.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đặc sắc món “đèn pha” đại dương

Đặc sắc món “đèn pha” đại dương

Món mắt cá ngừ đại dương – hay còn gọi là “đèn pha” – là đặc sản trứ danh của vùng biển Tuy Hòa, Phú Yên. Không chỉ độc đáo ở hương vị béo giòn, món ăn này còn gắn liền với những câu chuyện thú vị về nguồn gốc và cách chế biến cầu kỳ, khiến thực khách nhớ mãi không quên.
Tin nổi bật trang chủ
Đắk Mil - Vùng trọng điểm cây cà phê ở Đắk Nông gồng mình chống hạn

Đắk Mil - Vùng trọng điểm cây cà phê ở Đắk Nông gồng mình chống hạn

Trang địa phương - Lê Hường - 1 giờ trước
Nhiều công trình thủy lợi cạn trơ đáy, cây cà phê héo rũ, rụng lá, hoa cháy đen; người dân vùng trọng điểm cà phê Đắk Mil của tỉnh Đắk Nông đang tìm đủ cách chống chọi với hạn cứu cây trồng.
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính thăm, tặng quà người có công tại miền núi Khánh Hòa

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính thăm, tặng quà người có công tại miền núi Khánh Hòa

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Nhân chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, ngày 1/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính đã đến thăm, tặng quà người có công và kiểm tra thực tế 2 công trình được đầu tư từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại huyện miền núi Khánh Sơn.
Phú Yên: Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Phú Yên: Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 1 giờ trước
Tối 1/4, tại Tp. Tuy Hòa, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh (01/4/1975 - 01/4/2025) với chủ đề “Phú Yên Anh hùng - Ngời sáng tương lai”.
Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Lễ hội “Tam Kỳ - Mùa hoa sưa năm 2025” với chủ đề “Rực rỡ sắc hoa vàng” sẽ được tổ chức từ ngày 10 - 13/4/2025.
Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Khai thác tiềm năng, lợi thế để liên kết trồng cây dược liệu theo chuỗi giá trị đang mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp vùng cao, vùng đồng bào DTTS. Từ đó, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế cho đồng bào DTTS.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Dân tộc - Tôn giáo - Duy Chí - 1 giờ trước
Lần đầu tiên tỉnh Bình Dương tổ chức thí điểm Đại Giới Đàn Trí Tấn, thu hút 400 giới tử đến từ 5 tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ. Trải qua kỳ thi quan trọng về Kinh, Luật, Luận để được công nhận Tì Kheo, Sa Di, tiếp tục gìn giữ, vun đắp giáo pháp, giáo luật Phật Giáo.
Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Sự kiện - Bình luận - Minh Nhật - 1 giờ trước
Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch cao cấp toàn cầu nhờ sự kết hợp hài hòa giữa dịch vụ đẳng cấp và bản sắc văn hóa độc đáo.
Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Du lịch - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
Quảng Nam: Xử phạt 2 người nước ngoài buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô

Quảng Nam: Xử phạt 2 người nước ngoài buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Công an Quảng Nam đã xác minh, xử phạt 2 người nước ngoài có hành vi buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô lưu thông trên đường ven biển.
Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Văn hóa dân tộc - PV - 4 giờ trước
Chiếc gùi là vật dụng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trong đó, đồng bào M’nông ở huyện Lắk có một loại gùi độc đáo: gùi dùng để góp gạo trong tang ma.