Giáo dục -
Thanh Huyền -
19:36, 26/09/2020 An toàn trường học (ATTH) là vấn đề không mới, bởi năm nào cũng có những vụ việc đau lòng xảy ra, đặc biệt tại các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS. Thế nhưng, giải pháp căn cơ, lâu dài để bảo đảm ATTH đối với học sinh vẫn là câu hỏi lớn, chưa có lời giải thỏa đáng...
Giáo dục -
Trọng Bảo -
12:01, 11/09/2020 Liên quan đến vụ việc sập cổng trường tại điểm trường bản Phung, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn (Lào Cai) ngày 7/9 vừa qua, khiến 6 học sinh thương vong, dư luận đang đặt ra câu hỏi, trụ cổng trường bị đổ bên trong chỉ có gạch và vữa xi măng, cát mà không có cốt thép liệu có bảo đảm?. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi làm việc với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương để tìm hiểu thông tin xoay quanh vấn đề này.
Giáo dục -
Khánh Thi -
15:36, 08/06/2020 Việc trồng cây xanh trong khuôn viên trường học không chỉ tạo cảnh quan, tạo bóng mát, phục vụ cho các hoạt động ngoại khóa mà còn góp phần xây dựng cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường. Nhưng để cây xanh không trở thành mối lo ngại thì các trường học cần chú ý thực hiện tốt những yêu cầu về trồng, chăm sóc, quản lý, kiểm tra... cây xanh.
Công an huyện Krông Buk (Đăk Lăk) vừa phá đường dây cho vay nặng lãi, đối tượng cho vay và người vay đều đang là học sinh của Trường THPT Phan Đăng Lưu, huyện Krông Buk.
Dù học sinh đang nghỉ để phòng, chống dịch Covid-19 nhưng giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) THCS Nậm Típ, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) vẫn đều đặn hằng ngày trồng rau, chăn nuôi lợn, gà, vịt để dự trữ lương thực sẵn sàng đón các em trở lại trường có đủ thức ăn.
Giáo dục -
Hồng Phúc -
11:57, 29/03/2020 Những năm gần đây, vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các DTTS trong môi trường học đường đang được đánh giá hiệu quả và có vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, công tác này tồn tại một số bất cập do thực hiện thiếu đồng bộ.
Nhiều năm nay, những ngôi trường ở miền núi Quảng Ngãi đã đưa nội dung giáo dục về bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS vào những tiết ngoại khóa, sinh hoạt. Điều này không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống, mà còn giúp học sinh tự tin, thêm yêu bản sắc văn hóa dân tộc mình.
Là huyện mới được thành lập (năm 2008), tuy nhiên, với quyết tâm tinh gọn bộ máy, nâng cao chất lượng dạy và học cho con em đồng bào các dân tộc, huyện Tân Uyên đã hoàn thành và vượt tiến độ việc sát nhập các trường học trên địa bàn với dấu ấn nổi bật về đích trước hơn 10 năm so với lộ trình.
Thời gian qua, huyện Bắc Quang được biết đến với việc đi đầu ở tỉnh Hà Giang về tổ chức sắp xếp, tinh gọn bộ máy quản lý một số cơ quan, đơn vị cấp huyện. Năm 2018, Bắc Quang tiếp tục mạnh dạn sắp xếp, sáp nhập một số đơn vị trường học trực thuộc UBND huyện.
Sáp nhập các trường học không đủ điều kiện theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra là cách làm nhằm tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, việc sáp nhập các trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đang gặp nhiều khó khăn, cần sớm khắc phục để ổn định dư luận, phục vụ tốt cho công việc dạy học.
Bắt đầu từ năm học 2017-2018, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu triển khai việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị trường học trên địa bàn theo Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về việc “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập”. Qua triển khai thực hiện, việc sáp nhập đang cho những tín hiệu tích cực về lợi ích.
Môi trường sinh hoạt tập thể trong trường học là nơi dễ lây lan và bùng phát dịch bệnh. Chính vì vậy, việc phòng-chống dịch bệnh tại trường học cần được tăng cường và thực hiện thường xuyên, ngay khi bước vào năm học.
Nằm trong chương trình giáo dục toàn diện cho học sinh, các trường ở nhiều địa phương đã chủ động, sáng tạo tổ chức các hoạt động trải nghiệm gắn với các mô hình trường học mới, trường học gắn với thực tiễn, trường học đa văn hóa. Những cuộc trải nghiệm thiết thực đã đưa các em học sinh về gần với cuộc sống thực tiễn...
Thời gian qua, các hoạt động trải nghiệm (xây dựng các mô hình chăn nuôi, trồng trọt…) được các trường trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang chọn lựa thực hiện. Từ đó, khơi dậy tính chủ động, sáng tạo của học sinh khi tham gia trải nghiệm.
Nhiều điểm trường mầm non, tiểu học tạm bợ ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ở miền núi tỉnh Quảng Trị đã được xây mới khang trang. Thông qua tâm nguyện và tài trợ của một số cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến tại Quảng Trị, tổ chức từ thiện Sài Gòn Children’s Charity (SCC) đã hiện thực hóa giấc mơ ấy cho cô trò nơi miền sơn cước này…
Trong xu thế hội nhập quốc tế, thế hệ trẻ-tương lai của đất nước đang có xu hướng sống vọng ngoại. Giáo dục, truyền dạy, trang bị cho học sinh kiến thức về di sản văn hóa để các em “có hiểu mới thương” đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào chương trình và triển khai thí điểm tại một số địa phương từ mấy năm nay.