Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quy định về đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học

Cát Tường - 09:23, 22/10/2021

Để đảm bảo an toàn khi tổ chức hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp tại các cơ sở giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có quy định về đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa/INT

Theo công văn số 4726/BGDĐT-GDTC gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục, Bộ GD&ĐT đã quy định về đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên; các trường đại học, học viện, trường cao đẳng sư phạm.

Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên

Theo đó, để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19, trước khi học sinh đến trường, Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở trường học phải xây dựng kế hoạch giáo dục, kịch bản, giải pháp sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh xảy ra trong nhà trường phù hợp với điều kiện thực tiễn dịch bệnh tại địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, y tế tại trường học, chú ý đến các yếu tố liên quan đến người khuyết tật.

Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, công tác y tế trường học cho học sinh, cha mẹ học sinh, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên thông qua sổ liên lạc điện tử, hệ thống sổ tay phòng, chống COVID-19, tài liệu hướng dẫn công tác y tế trường học hoặc hệ thống thông tin sẵn có của nhà trường.

Yêu cầu học sinh, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên thực hiện theo dõi sức khoẻ tại nhà và đeo khẩu trang trên đường đến trường; thực hiện vệ sinh, khử trùng trường, lớp, đồ dùng học tập và phương tiện đưa đón (nếu có) theo đúng hướng dẫn của ngành Y tế.

Kiện toàn bộ phận thường trực về công tác y tế trường học; bố trí phòng cách ly tạm thời, phòng y tế đảm bảo theo quy định, tổ chức hiệu quả công tác tư vấn tâm lý học đường.

Khi học sinh đến trường phải bảo đảm học sinh được giao nhận tại cổng trường (cha mẹ học sinh/người đưa học sinh không vào trong khuôn viên nhà trường); Thực hiện vệ sinh các khu vực rửa tay, nhà vệ sinh, phương tiện đưa đón học sinh (nếu có) sau mỗi lần đưa đón theo quy định, bố trí thùng rác có nắp đậy tại vị trí phù hợp; Kiểm tra, bổ sung kịp thời xà phòng, dung dịch sát khuẩn tay nhanh và các vật dụng cần thiết khác phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh để chuẩn bị cho buổi học tiếp theo...

Khi học sinh kết thúc buổi học, đảm bảo học sinh, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên giãn cách hợp lý, đeo khẩu trang khi rời trường trở về nhà; Bảo đảm học sinh được giao nhận tại cổng trường (cha mẹ học sinh/người thân/người đón học sinh không vào trong khuôn viên nhà trường).

Đối với các trường đại học, học viện, trường cao đẳng sư phạm

Bộ GD&ĐT yêu cầu xây dựng kế hoạch giáo dục, kịch bản, giải pháp sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh xảy ra trong nhà trường phù hợp với điều kiện thực tiễn dịch bệnh tại địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ vệ sinh trường học: Bố trí đủ nơi rửa tay có xà phòng và nước sạch; bố trí đủ thùng đựng rác và chất thải có nắp đậy, đặt ở vị trí thuận tiện; có dung dịch khử khuẩn, các trang thiết bị phục vụ vệ sinh trường học.

Người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên thực hiện việc đeo khẩu trang trên đường đến trường, trên đường về nhà, khi tiếp xúc với người có biểu hiện ốm đau, sốt, ho, khó thở và khi có yêu cầu của cán bộ y tế.

Thực hiện vệ sinh các khu vực rửa tay, nhà vệ sinh, phương tiện đưa đón người học (nếu có) sau mỗi lần đưa đón theo quy định.

Đồng thời kiện toàn bộ phận thường trực về công tác y tế trường học. Bố trí phòng/trạm y tế tại trường học với đầy đủ trang thiết bị y tế theo quy định và có phòng riêng để cách ly người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên có biểu hiện ho, sốt, khó thở.

Tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho nhà giáo, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên và người học về công tác phòng, chống dịch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trong trường học, cách phát hiện các triệu chứng của bệnh COVID-19.

Người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên tự theo dõi sức khỏe ở nhà, nếu có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì chủ động nghỉ ở nhà. Tổ chức đo thân nhiệt, khai báo y tế đối với trường hợp biểu hiện ốm đau, sốt, ho, khó thở...

Đối với khu ký túc xá, Bộ GD&ĐT quy định, phải tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn về phòng, chống dịch COVID-19 tại khu ký túc xá theo quy định; phân công cán bộ thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch tại khu ký túc xá; bố trí đầy đủ dung dịch khử khuẩn, các trang thiết bị phục vụ vệ sinh, thùng đựng rác và chất thải có nắp đậy, đặt ở vị trí phù hợp; người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên và khách đến ký túc xá phải khai báo y tế và đeo khẩu trang theo quy định.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, Hà Nội).
Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Dân tộc - Tôn giáo - Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước
Ninh Thuận sở hữu tiềm năng du lịch đa dạng, đang được đầu tư khai thác hiệu quả, thu hút đông đảo du khách. Hệ thống chùa, thiền viện mang kiến trúc cổ xen hiện đại, hòa quyện thiên nhiên, mở ra triển vọng phát triển du lịch tâm linh. Nhân Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, quảng bá hình ảnh du lịch tâm linh Ninh Thuận.
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 4 giờ trước
Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 12 giờ trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Vấn đề - Sự kiện - Đức Việt - 23:56, 18/05/2025
Với lòng tôn kính và biết ơn, suốt hàng chục năm qua, hàng trăm gia đình người đồng bào dân tộc Vân Kiều ở xã Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, đã lập bàn thờ Bác Hồ một cách trang trọng. Vào mỗi dịp Tết, lễ kỷ niệm của quê hương, đất nước, hay những sự kiện quan trọng trong gia đình, người dân nơi đây luôn chăm sóc, thắp hương trên bàn thờ Bác với tấm lòng thành kính.
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 23:30, 18/05/2025
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:46, 18/05/2025
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 18:43, 18/05/2025
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:39, 18/05/2025
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 18:37, 18/05/2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.
Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 18:33, 18/05/2025
Theo thông tin từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau chùa Tam Chúc (Hà Nam), dự kiến Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật quốc gia của Ấn Độ, sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trong 2 ngày (20, 21/5).