Huyện Mường Nhé có vị trí quan trọng trong chiến lược an ninh biên giới của tỉnh Điện Biên và quốc gia. Là huyện vùng cao nghèo nhất trong 62 huyện nghèo của cả nước. Huyện có 16 xã đều thuộc diện xã đặc biệt khó khăn, nằm trong Chương trình 135 giai đoạn II. Thế nhưng, Mường Nhé hôm nay đã có nhiều đổi khác, nhờ chính sách dân tộc, sự chung tay của các tổ chức, cơ quan bộ ngành, doanh nghiệp, cộng đồng xã hội và nỗ lực của Nhân dân...
Ngày 12/1/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 79/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án sắp xếp, ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (gọi tắt là Ðề án 79). Mục tiêu là bố trí, sắp xếp ổn định đời sống cho 12.2005 hộ, với hơn 68.000 nhân khẩu. Sau 8 năm triển khai Đề án, người dân đã không còn du canh du cư, cuộc sống đã dần ổn định. Tuy nhiên để người dân "lập nghiệp" trên vùng đất mới, vẫn cần có sự nỗ lực hơn nữa của các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể và của chính người dân...
“Đối với chúng tôi, quan trọng là phải bám cơ sở, bám dân và được dân tin, dân yêu. Người dân có thể tìm đến sự giúp đỡ của chúng tôi bất kể thời gian nào, sáng sớm hoặc đêm khuya, trời nắng hay trời mưa… Đôi khi, chúng tôi còn trở thành “chuyên gia” tư vấn. Đó là tâm sự của chiến sĩ Công an xã ở huyện Mường Nhé (Điện Biên).
Xã hội -
Minh Thu -
09:56, 05/06/2020 Từng làm cán bộ cơ sở, rồi Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện và nay là Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Nhé (Điện Biên), ông Thào A Dế đã để lại những dấu ấn sâu đậm trên từng cương vị công tác. Đặc biệt là việc tham mưu cho UBND huyện Mường Nhé thực hiện sắp xếp, ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn huyện Mường Nhé.
Thời sự -
Vũ Lợi -
20:49, 07/05/2020 Sáng 7/5, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cùng Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc Quốc hội khóa 14, Ủy ban Dân tộc (do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông, đại diện tham gia Đoàn công tác); đại diện các Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Công Thương và lãnh đạo các tỉnh: Lai Châu, Sơn La đã làm việc với tỉnh Điện Biên để tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện việc xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện Mường Nhé.
Huyện biên giới Mường Nhé hiện đang sở hữu diện tích rừng lớn nhất tỉnh Biện Biên với trên 80.000ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt hơn 52%. Những năm qua, công tác quản lý bảo vệ rừng nơi đây vẫn luôn là cuộc chiến đầy gian nan.
Mường Nhé là huyện duy nhất của tỉnh Điện Biên có biên giới với Trung Quốc và hoạt động thông thương qua lối mở A Pa Chải - Long Phú (huyện Giang Thành, tỉnh Vân Nam). Trước ảnh hưởng virus Covid-19 gây ra, những ngày qua chính quyền, các ngành chức năng của huyện Mường Nhé tăng cường triển khai các biện pháp ngăn chặn tránh lây lan vào biên giới Việt Nam.
Thời gian qua, thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, ý thức của người dân trên địa bàn huyện Mường Nhé - huyện vùng sâu, vùng xa nhất tỉnh Điện Biên đã có nhiều thay đổi. Người dân đã quan tâm, coi trọng việc sử dụng hàng Việt Nam trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày.
Gần đây trên địa bàn huyện Mường Nhé (Điện Biên) xảy ra việc truyền đạo trái pháp luật với nhiều đạo lạ. Ðể đẩy lùi những hoạt động trái pháp luật, huyện Mường Nhé đã và đang đẩy mạnh việc tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
Sức khỏe -
Vũ Lợi - Đức Hạnh -
10:44, 19/11/2019 Sau mỗi lần tổ chức thăm khám bệnh cho Nhân dân vùng cao khó khăn, lại thêm một lần đội ngũ y, bác sĩ quân y Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Điện Biên gắn thêm được một nút thắt, buộc chặt thêm tình đoàn kết quân - dân trên địa bàn cực Tây biên giới của Tổ quốc.
Từ đầu năm đến nay, bằng nhiều nguồn vốn, 350 hội viên nông dân từ các xã trên địa bàn huyện Mường Nhé (Điện Biên) đã được tham gia các lớp tập huấn về chuyển giao kỹ thuật, trên 1.800 lượt hội viên vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để đầu tư trồng trọt và chăn nuôi. Nhờ đó, đã xuất hiện những mô hình cây, con phù hợp, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống đồng bào các DTTS.
Thời gian qua, việc bố trí Công an chính quy có trình độ, nghiệp vụ bài bản, có kinh nghiệm về làm Trưởng, Phó Công an xã trên địa bàn huyện Mường Nhé (Điện Biên) bước đầu đã phát huy hiệu quả; góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội từ cơ sở.
Thời sự -
MINH THU -
09:22, 01/10/2019 Ngày 12/1/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 79 về việc phê duyệt Đề án sắp xếp, ổn định dân cư, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (gọi tắt là Đề án 79). Sau 7 năm triển khai thực hiện Đề án 79, huyện Mường Nhé đã hoàn thành các điểm quy hoạch, ổn định dân cư. Các hộ dân chuyển về nơi ở mới đã dựng được nhà ở, được hỗ trợ sản xuất theo các chương trình mục tiêu quốc gia để ổn định cuộc sống.
Ông Nguyễn Thái Sơn, Trạm trưởng Trạm Quan sát động đất thành phố Điện Biên Phủ, thuộc Viện Vật lý địa cầu, cho biết: Trận động đất xảy ra lúc 23 giờ 37 phút ngày 16/5. Tâm chấn của trận động đất được xác định tại tọa độ 22,209 độ Vĩ Bắc, 102,378 độ Kinh Đông; độ sâu chấn tiêu là gần 16 km, có cường độ mạnh 3,2 độ richter, dư chấn kéo dài từ 3 đến 4 giây.
Ngày 12/1/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 79 về việc phê duyệt Đề án sắp xếp, ổn định dân cư, phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (gọi tắt là Đề án 79). Theo đó, mục tiêu của Đề án sẽ bố trí, sắp xếp và ổn định đời sống cho 12.205 hộ với 68.318 nhân khẩu thuộc 171 bản, 14 nhóm dân hiện có. Đến năm 2020, toàn vùng Đề án có 13.434 hộ với trên 7,4 vạn người thuộc 219 bản được định canh, định cư và số hộ nghèo giảm từ trên 75% xuống còn 55%… Tuy nhiên, đến nay cuộc sống của các hộ dân tại một số bản tái định cư vẫn gặp nhiều khó khăn, thậm chí có bản tái định cư còn thiếu đất sản xuất và thiếu hạ tầng cơ sở… ?
Ngày 9/8/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Ðề án 1573/QÐ-TTg về xây dựng nông thôn mới (NTM) vùng đồng bào DTTS, khu vực biên giới tỉnh Ðiện Biên, giai đoạn 2016-2020. Ðề án được triển khai trên địa bàn 29 xã biên giới thuộc 4 huyện: Ðiện Biên, Mường Chà, Nậm Pồ và Mường Nhé. Sau hơn 1 năm thực hiện, việc xây dựng Chương trình NTM tại các xã biên giới vẫn được ví như người leo núi vác trên vai tảng đá nặng.
Trước tình hình tội phạm vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh có nhiều diễn biến phức tạp, lực lượng chức năng Công an tỉnh Điện Biên đã chủ động xây dựng kế hoạch hành động, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống loại tội phạm này.
Biết chúng tôi có chuyến công tác lên Mường Nhé (Điện Biên) anh bạn của tôi đang công tác ở Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên Phòng nhắn nhủ: Lên Mường Nhé nhớ đến thăm ông Pờ Dần Xinh, nguyên Chủ tịch, Bí thư xã Sín Thầu, nay là Bí thư Chi bộ bản Tả Kố Khừ, người được bà con rất tin yêu, nể trọng…
Dăm năm trở lại đây, đồng bào Hà Nhì ở xã Sín Thầu (Mường Nhé, Điện Biên) không chỉ đón Tết “đủ” mà còn được hưởng Tết “đầy”. Ở miền biên viễn này, nơi “một tiếng gà gáy 3 nước (Việt-Trung-Lào) cùng nghe”, đã xuất hiện nhiều tỷ phú nhờ chăn nuôi đại gia súc. Từ nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên làm giàu, người Hà Nhì ở Sín Thầu đã và đang làm thay đổi nhanh chóng diện mạo quê hương mình.
Trồng rừng kinh tế đang được coi là mô hình chủ lực để huyện Mường Nhé (Điện Biên) tạo sinh kế cho người dân, giảm thiểu tình trạng phá rừng làm nương đang diễn ra hiện nay.