Sáng 4/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai các giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi, hiện có nguy cơ lây lan nhanh, ở phạm vi rộng, ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi, an sinh xã hội và môi trường.
Trong khi ở nhiều địa phương, việc giải quyết rác thải nông thôn gặp nhiều lúng túng thì xã Cư Lễ (Na Rì, Bắc Kạn) với phương châm “rác sinh ra từ đâu thì xử lý tại đó”, sau một thời gian tuyên truyền, vận động người dân thực hiện mô hình xử lý rác thải sinh hoạt hộ gia đình bước đầu đem lại hiệu quả, góp phần xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn xanh-sạch-đẹp.
Hiện nay, Nghệ An có 153 làng nghề truyền thống. Bên cạnh tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, thì các làng nghề còn góp phần thúc đẩy kinh tế hộ gia đình và địa phương phát triển. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề đang ở mức báo động, làm đảo lộn sinh hoạt và ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân.
Chương trình mở rộng quy mô nước sạch và vệ sinh môi trường dựa trên kết quả giai đoạn 2016-2020 từ vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) đã đi được nửa chặng đường. Do đó, nhìn ra những vướng mắc, kịp thời tháo gỡ để Chương trình “về đích” là việc làm cần thiết.
Trong 2 ngày 19-20/10, tại tỉnh Thanh Hóa, Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về bảo vệ môi trường cho cán bộ phòng dân tộc, cán bộ xã, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS thuộc 2 huyện miền núi Quan Hóa và Bá Thước của tỉnh Thanh Hóa.
Cuối tháng 8 vừa qua, Chương trình vẽ bích họa với chủ đề “Tôi yêu biển đảo/Sinh ra để sống hoang dã” tại đảo Bé (xã An Bình, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đã hoàn thiện thêm 12 bức tranh về thiên nhiên hoang dã, bảo tồn rùa biển và bảo vệ môi trường, góp phần gieo tình yêu biển đảo tới nhân dân và du khách.
Thời gian vừa qua, các cơ sở chăn nuôi tại tỉnh Đồng Nai phát triển mạnh nhưng chưa có quy hoạch chi tiết. Do đó, khu vực xung quanh bị ô nhiễm nặng, nhiều kênh, rạch, sông suối bị chuyển màu.
Lợi ích của trồng rừng gỗ lớn không chỉ là giá trị kinh tế cao mà còn góp phần quan trọng bảo vệ môi trường. Dù nhà nước đã có chủ trương khuyến khích người dân phát triển trồng rừng gỗ lớn nhưng hiện nay vẫn là bài toán khó.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 995/QĐ-TTg giao nhiệm vụ cho các Bộ tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nhà sàn gỗ là một nét đẹp truyền thống của người dân tộc Thái ở tỉnh Điện Biên. Tuy nhiên nhiều năm trở lại đây, gỗ rừng ngày càng khan hiếm, việc xây dựng nhà sàn Thái cổ đã dần được thay thế bằng cột bêtông, phù hợp khả năng kinh tế của người dân và thân thiện với môi trường
Chính sách thuế môi trường ở các nước thường nhằm khuyến khích giảm lượng chất thải và tăng nguồn thu cho ngân sách, thông qua việc đưa chi phí môi trường vào giá thành sản phẩm theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Nhiều nước đã áp dụng thu thuế đối với những sản phẩm, hàng hóa tác động xấu đến môi trường khi được sử dụng.
Những năm qua, phong trào “Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân” ở các địa phương miền núi đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Người dân đã nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường để phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đồng thời góp phần cùng địa phương hoàn thiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM).
Phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, không thay đổi các chính sách kinh tế, tài chính trong năm 2018, kể cả thuế môi trường xăng dầu. Không chạy trước đón đầu biến động thị trường tài chính quốc tế như nhiều người khuyến nghị khi chưa có yếu tố tác động cụ thể.
Rác thải sinh hoạt đang là vấn đề nhức nhối làm ô nhiễm môi trường sống của người dân ở khu vực nông thôn và miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên báo động, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân…
Với địa bàn rộng gần 24 xã, thị trấn, gần 300 khu dân cư cùng nhiều hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp khai thác, chế biến, huyện Lục Yên (Yên Bái) đang có nhiều điều kiện để phát triển sản xuất-kinh doanh, tăng nguồn thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên mặt trái của sự phát triển kinh tế là tình trạng chất thải, rác thải từ sinh hoạt và sản xuất ngày càng tăng, chưa được xử lý dứt điểm, gây ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường sống và sức khỏe của chính người dân.
Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 25, ngày 12-7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về biểu thuế bảo vệ môi trường.
Nậm Cần là một trong những xã đầu tiên của huyện Tân Uyên (Lai Châu) hoàn thành Chương trình xây dựng NTM. Không dừng lại ở đó, những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền xã tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm duy trì và nâng cao các tiêu chí NTM; đặc biệt là các tiêu chí về đường giao thông, thu nhập, môi trường; thông qua đó giúp xã trở thành xã NTM tiêu biểu trên địa bàn huyện.
Trong quá trình triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới (NTM), nhiều địa phương vùng nông thôn, miền núi gặp khó khăn khi thực hiện tiêu chí môi trường. Thiếu địa điểm tập kết, xử lý rác thải sinh hoạt ở các xã và các chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh; thiếu nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh; tỷ lệ hộ có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường còn thấp… là thực trạng chung của nhiều địa phương hiện nay.
Trong cuộc sống thường nhật, rác thải đang là vấn nạn làm ô nhiễm môi trường sống của nông thôn.
Trường học khang trang, môi trường vệ sinh sạch sẽ là một trong những điều kiện để đảm bảo sức khỏe của giáo viên và học sinh, nhằm tăng cường chất lượng giáo dục. Những năm qua, bên cạnh việc xây dựng trường lớp, trang thiết bị phục vụ giảng dạy trong các trường học, ngành Giáo dục Tuyên Quang đặc biệt chú trọng đầu tư các công trình vệ sinh, đảm bảo môi trường sạch, đẹp.