Người Khơ Mú ở Lai Châu sống tập trung chủ yếu ở 2 huyện Nậm Nhùn và Than Uyên. Cuộc sống người Khơ Mú gắn liền với các hoạt động sản xuất nông nghiệp, chính điều đó đã góp phần hình thành nên một hệ thống các nghi lễ nông nghiệp. Một trong các nghi lễ quan trọng trong đời sống, văn hóa người Khơ Mú là lễ “Mừng Lúa mới” hay còn gọi là “Mạ Mạ Mê”. Lễ diễn ra sau khi đã thu hoạch xong, nhằm tạ ơn tổ tiên, các vị thần linh đã phù hộ, che chở cho mưa thuận gió hòa, cây trồng tốt tươi và mùa màng được bội thu…
Media -
Thúy Hồng -
22:49, 28/08/2023 Lễ hội Mừng lúa mới là một nghi lễ quan trọng trong đời sống của đồng bào Cơ Tu, xã Thượng Long, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm thể hiện sự biết ơn đối với các thần linh đã che chở mang lại cuộc sống ổn định, bản làng được mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.
Khi lúa đã chín vàng trên khắp các nương rẫy, đồng bào dân tộc Ba Na ở xã Hà Tây, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai lại cùng nhau tổ chức lễ Mừng lúa mới. Đây là lễ hội quan trọng, là lễ hội chung của cả cộng đồng Ba Na, được tiến hành ở nhà rông để tạ ơn thần linh đã giúp dân làng có được một vụ mùa bội thu, no đủ.
Ngày 8/12, tại làng Brang Đak Kliết, xã Ya Hội (huyện Đak Pơ, Gia Lai), Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Văn hóa, thông tin và Thể thao huyện Đak Pơ tổ chức phục dựng Lễ Mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Ba Na.
Người Cơ Ho ở huyện Di Linh (Lâm Đồng) thường tổ chức Lễ Mừng lúa mới (Nhô Lir Bông) vào khoảng tháng 12 (tháng 10 Âm lịch), thời điểm mà vụ mùa thu hoạch xong. Đây là lễ hội lớn và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con dân tộc địa phương.
Ngày 21/8, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã tái hiện Lễ hội Mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Cơ Tu xã Thượng Long, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, trong chương trình Ngày hội văn hóa dân tộc Cơ Tu huyện Nam Đông.
Media -
Kim Anh -
09:43, 22/04/2022 Lễ mừng lúa mới là phong tục lâu đời của các dân tộc sinh sống tại Tây Nguyên, thường được tổ chức vào tháng 11 dương lịch hằng năm để cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu và gia đình sung túc.
Sắc màu 54 -
Kim Anh - Tố Oanh -
21:13, 21/11/2022 Chiều 20/11, đồng bào Gia Rai ở huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã tổ chức tái hiện Lễ mừng lúa mới - một trong những lễ hội độc đáo của dân tộc Gia Rai được tái hiện trong khuôn khổ Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2022 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Sắc màu 54 -
Minh Ngọc - Hoàng Ngọc -
19:44, 02/12/2021 Già Rơ Lan Tôm cất một tiếng hú dài, nam nữ trong làng tấu lên những chinh chiêng rộn rã và ngày Lễ mừng lúa mới bắt đầu.
Nằm trong chuỗi hoạt động chủ đề “Miền Tây mến thương” trong tháng 10 vừa qua tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam, nhóm đồng bào dân tộc Xơ-đăng, đến từ thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã tái hiện lại nghi Lễ Mừng lúa mới-một trong những nghi lễ nông nghiệp quan trọng của người Xơ-đăng.
Hằng năm, cứ đến dịp rằm tháng Chạp là đồng bào dân tộc Xtiêng ở tỉnh Bình Phước lại tổ chức Lễ Mừng lúa mới, nhằm giúp dân làng có dịp quây quần bên nhau làm lễ tạ ơn các đấng thần linh, đất trời đã ban cho họ một vụ mùa bội thu, mưa thuận gió hòa… Đây cũng được coi là dịp Tết của đồng bào dân tộc Xtiêng.
Sáng 27/2, đồng bào dân tộc Tà Ôi đang hoạt động thường xuyên tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã tổ chức tái hiện lễ hội Mừng lúa mới - Ariêu Aza truyền thống cầu cho mùa màng bội thu, năm mới ấm no, mạnh khỏe.
Thường vào cuối tháng 9 âm lịch, khi những đồng lúa chín vàng cũng là lúc đồng bào dân tộc Nùng, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) chuẩn bị đón Tết “kin khẩu mấu” (Lễ mừng lúa mới, mừng cơm mới). Đây là nghi lễ nông nghiệp quan trọng của người Nùng, vừa chứa đựng ý nghĩa tâm linh sâu sắc, vừa mang đậm nét đẹp văn hóa của người dân nơi đây.