Kinh tế -
Đông Xuyên -
07:24, 27/08/2021 Những năm gần đây, dịch bệnh thường xuyên xuất hiện ở các loại gia súc, gia cầm, đặc biệt là lợn gây nhiều thiệt hại. Thêm vào đó, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp làm gián đoạn thời gian chăn nuôi, thu hoạch của người nông dân. Vì thế, chăn nuôi đại gia súc (bò sữa, bò thịt, trâu…) được xem là hướng đi tạo đột phá trong phát triển kinh tế đối với vùng DTTS và miền núi.
Kinh tế -
Nguyễn Văn Chiến -
08:02, 16/08/2021 Năm 1984, anh Anh Nguyễn Xuân Đoàn, sinh năm 1966, quê ở xã Quang Khải, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) rời quê hương vào thôn Đắk Bình, xã Đắk Ngọc, huyện Đắk Hà (Kon Tum) lập nghiệp. Trên quê hương mới, anh đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, vươn lên làm giàu từ mô hình kinh tế trang trại tổng hợp.
Kinh tế -
Nguyễn Đình Phục -
11:23, 08/06/2021 Những năm qua, hưởng ứng phong trào phụ nữ học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc, nhiều hội viên phụ nữ người Pa Kô, Bru - Vân Kiều trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã nỗ lực vượt khó làm giàu từ tiềm năng, lợi thế của quê hương. Chị Hồ Thị Hoa ở thôn Xa Đưng, xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa là một điển hình như thế.
Kinh tế -
Lê Vũ -
19:14, 10/01/2021 Nhờ tận dụng tốt chính sách hỗ trợ của địa phương, vài năm trở lại đây, nhiều bà con nông dân trên địa bàn thị trấn Long Hải (huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu) đã biết cách làm giàu trên vùng đất cát khô cằn này …
Có thu nhập vài trăm triệu đồng đến tiền tỷ từ trồng rừng, chăn nuôi không còn là chuyện trong mơ của người Dao Đỏ ở vùng đất khó Lương Thiện (Sơn Dương). Nhờ thay đổi tư duy sản xuất, làm ăn, người Dao nơi đây không chỉ thoát nghèo, mà còn làm giàu trên mảnh đất quê hương mình.
Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi, nghiên cứu ứng dụng khoa học-kỹ thuật và thực hiện liên kết trong sản xuất nông nghiệp mà mỗi năm, nông dân Thiều Văn Hải, dân tộc Hoa, ngụ tại ấp Trường Thắng, xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang đã thu về tiền tỷ từ cây lúa.
Chị Nguyễn Thị Thắm giới thiệu về mô hình trồng dưa chuột của gia đình. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhiều diện tích đất nông nghiệp tại các tỉnh Tây nam bộ nhiễm phèn mặn, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của nông dân. Trước thực tế này, chị nguyễn Thị Thắm ở ấp Hòa Bình, xã Hòa Lợi, huyện giồng Riềng (Kiên giang) đã chủ động tìm hiểu, học hỏi các mô hình phát triển kinh tế phù hợp; tích cực thay đổi cách canh tác, giống cây trồng, áp dụng các biện pháp khoa học-kỹ thuật vào sản xuất…; nhờ đó gia đình chị đã vươn lên trở thành hộ khá giả trong vùng.
Bằng khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, những người nông dân xã Hải Ba, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã vượt qua khó khăn chinh phục cánh đồng quanh năm ngập nước, kém hiệu quả để biến thành những mô hình trang trại tổng hợp cho thu nhập cao…
Đặc sản ẩm thực đã và đang là nguồn thu đáng kể cho nhiều gia đình vùng cao, đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội chung của địa phương. Điều quan trọng nhất hiện nay là làm thế nào để đặc sản ẩm thực vùng cao vừa nâng cao giá trị kinh tế, vừa quảng bá được văn hóa truyền thống của các dân tộc.
Những năm gần đây, nghề nuôi cá lồng trên hồ thủy điện Hòa Bình đã mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho cư dân sống ven khu vực lòng hồ. Nhờ mạnh dạn đầu tư xây lồng, kết bè nuôi cá, nhiều nông dân đã xóa nghèo, làm giàu.
Đối với đồng bào các DTTS, văn hóa ẩm thực không có gì là cao sang, nhưng gói ghém trong đó là những nét riêng độc đáo, mà bây giờ chúng ta hay gọi là đặc sản. Những đặc sản ẩm thực của đồng bào vùng cao, nếu có thêm những định hướng, cơ chế hỗ trợ sẽ trở thành những hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao, vừa quảng bá văn hóa truyền thống, vừa góp thêm sức cho công cuộc giảm nghèo bền vững.
Từ sự năng động, dám nghĩ dám làm, nhiều nông dân ở Lục Yên đã lựa chọn những hướng phát triển kinh tế mới, hiệu quả. Mô hình nuôi thỏ của anh Mông Thanh Tú, tổ dân phố 16, thị trấn Yên Thế, Lục Yên( Yên Bái) là một mô hình điển hình.