Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum phối hợp với UBND huyện Đăk Hà tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống năm 2023.
Media -
Ngọc Thu -
02:16, 28/10/2023 Thời gian qua, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn còn diễn ra trên địa bàn huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai, để lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Đây vừa là nguyên nhân và cũng chính là hậu quả của nghèo đói và phát triển thiếu toàn diện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dân số. Trước thực trạng đó, huyện đã nỗ lực thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, nhằm đẩy lùi vấn nạn này.
Tam Đường là huyện vùng cao của tỉnh Lai Châu, có 12 dân tộc cùng sinh sống; trong đó DTTS chiếm 86% dân số toàn huyện. Trước những ảnh hưởng của nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, các cấp, ngành của huyện Tam Đường đã vào cuộc quyết liệt, với nhiều giải pháp đồng bộ, để giảm thiểu tình trạng tảo hôn, tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn trên địa bàn.
Cao Bằng là một trong những địa bàn có tỷ lệ DTTS cao nhất cả nước, chiếm tới 94,88%, với 35 thành phần dân tộc cùng sinh sống. Những năm qua, công tác giảm thiểu tình trạng tảo hôn được lãnh đạo các cấp, ngành của tỉnh quan tâm chỉ đạo triển khai. Tuy nhiên, tình trạng tảo hôn trên địa bàn tỉnh vẫn tồn tại, thậm chí có nơi có chiều hướng gia tăng, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS cùng nhiều hệ lụy.
Trong 9 tháng đầu năm 2023, tình trạng tảo hôn, phụ nữ dưới 18 tuổi sinh con ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lào Cai có xu hướng giảm nhưng chưa bền vững. Vấn nạn tảo hôn vẫn còn xảy ra ở các huyện, thị xã dẫn đến mục tiêu giảm 30% số phụ nữ dân tộc thiểu số dưới 18 tuổi sinh con lần đầu so với năm 2022 chưa đạt chỉ tiêu của UBND tỉnh giao.
Từ ngày 9 - 14/10/2023, Đoàn công tác tỉnh Quảng Ngãi do ông Đỗ Minh Hải - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi làm Trưởng đoàn đã có chuyến làm việc tại các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và TP. Hà Nội.
Thực hiện chương trình giám sát chuyên đề về tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Điện Biên, ngày 12/10, đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Mùa Thanh Sơn, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát thực tế tại xã Xá Nhè, huyện Tủa Chùa.
Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau tổ chức tập huấn tuyên truyền về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) cho cán bộ phụ trách công tác dân tộc ở cấp xã, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Tiểu Dự án 2, Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Gia Lai đã tổ chức 136 hội nghị tập huấn cho già làng, Người có uy tín, trưởng thôn, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của thôn, làng với gần 12.200 lượt người tham dự và xây dựng các mô hình, phiên tòa giả định, hội thi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Vừa qua, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức tập huấn, tuyên truyền phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống bằng nhiều hình thức phong phú. Hàng trăm cán bộ, Nhân dân được phổ biến, tuyên truyền về chủ đề này.
Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã tồn tại từ lâu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, để lại những hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý cũng như sự phát triển kinh tế-xã hội. Những năm qua, với sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền địa phương, tỉnh Điện Biên đã thực hiện nhiều giải pháp ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Tuy nhiên, tình trạng tảo hôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên vẫn chưa có hồi kết.
Theo số liệu do Đoàn giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai tổng hợp khi thực hiện chuyên đề giám sát “Việc thực hiện quy định của pháp luật về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Gia Lai”, trong gần 3 năm (từ ngày 1/1/2021 - 31/5/2023), trên địa bàn tỉnh có 2.224 cặp tảo hôn, trong đó có 2.185 cặp là người DTTS.
Với những nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị bằng nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho người dân trong việc nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, đến nay, các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa cơ bản đã xóa tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Tình trạng tảo hôn giảm dần qua từng năm.
Trong các ngày 18 - 20/9, Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái phối hợp với UBND huyện Mù Cang Chải tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân, dân số và gia đình cho cán bộ, công chức xã, công chức theo dõi công tác dân tộc, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật tại các xã của huyện Mù Cang Chải.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Kbang vừa tổ chức ra mắt mô hình điểm “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2021 - 2025” tại xã Tơ Tung.
Hoàng Su Phì (Hà Giang) là huyện có đông đồng bào DTTS cùng sinh sống, trong những năm qua, tình hình tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã có xu hướng giảm.
Triển khai Tiểu dự án 2, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) về “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi”, vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Phú Yên tổ chức 12 lớp tập huấn tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho gần 850 đại biểu.
Nhằm nâng cao kiến thức pháp luật liên quan về hôn nhân, dân số và gia đình cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân tộc và đội ngũ tuyên truyền viên các cấp, UBND huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) vừa tổ chức Hội nghị tập huấn truyền thông giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hiện nay, tại một số địa bàn tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Thái Nguyên vẫn còn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Mặc dù, số lượng đã giảm dần theo từng năm, song hậu quả của việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn còn đeo bám, ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Giải pháp nào để giải bài toán “không mới mà vẫn nóng” này?
Từ ngày 8 - 29/8, Ban Dân tộc tỉnh Phú Yên phối hợp với UBND 12 xã thuộc các huyện Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân tổ chức 12 hội nghị tập huấn, tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.