Ngày 7/8, UBND huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về hôn nhân, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.
Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi, những năm qua, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhằm hiểu rõ sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền cũng như kết quả trong phòng chống TH-HNCHT trên địa bàn huyện, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi về vấn đề này.
Trong 2 ngày 30 và 31/7, Phòng Dân tộc huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn liên quan về hôn nhân, dân số và gia đình cho tuyên truyền viên pháp luật.
Trong các ngày từ 24 - 31/7, Phòng Dân tộc huyện Đak Pơ (Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Y tế và Phòng Tư pháp huyện tổ chức tập huấn tuyên truyền về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 9 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.
Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Kon Tum tuy đã giảm dần qua hằng năm. Nhưng để đến năm 2025 cơ bản ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS theo mục tiêu đề ra thì địa phương còn rất nhiều việc cần làm.
Là huyện miền núi, biên giới của tỉnh Lạng Sơn với trên 96% là người DTTS sinh sống, người dân vùng cao Lộc Bình vẫn còn tồn tại một số hủ tục, trong đó có tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Huyện đã và đang đẩy mạnh nhiều giải pháp nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của bà con vùng DTTS nơi đây, nhằm góp phần giảm thiểu tình trạng này.
Nâng cao năng lực, kỹ năng tuyên truyền là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS. Những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đã phối hợp cùng các ngành, địa phương tổ chức nhiều lớp tập huấn cho đội ngũ làm công tác truyền thông, qua đó đã tạo chuyển biến rõ nét trong công tác tuyên truyền, vận động ở cơ sở.
Những năm gần đây, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Kon Tum có chiều hướng giảm. Có được kết quả này, một phần quan trọng là nhờ vào việc triển khai hiệu quả các mô hình “Can thiệp làm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”.
Trong 02 ngày (2-3/7), Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum phối hợp với UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức Lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động phòng chống nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền ở cơ sở.
Ông Lê Trọng Bình, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) khẳng định: “Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã không còn diễn ra ở thị trấn Lao Bảo trong 4 năm trở lại đây”.
Thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025", Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp phù hợp với tình hình thực tế ở các địa phương, qua đó, từng bước ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), góp phần nâng cao chất lượng dân số, nguồn nhân lực là người DTTS trên địa bàn.
Lực lượng chức năng huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu vừa giải cứu thành công một bé gái 14 tuổi bị gia đình ép lấy cậu ruột làm chồng. Cảnh sát cũng giải cứu 3 bé gái khác bị lừa đi làm tại tỉnh Bắc Ninh
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống khiến chất lượng dân số suy giảm, suy thoái nòi giống, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực, đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, việc xóa bỏ nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết luôn được các cấp ủy, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc quan tâm triển khai thực hiện.
Xã hội -
Minh Phương -
10:05, 05/12/2023 Thực hiện tiểu dự án 2 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS&MN” thuộc dự án 9 của Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 – 2025, đến nay tỉnh Lào Cai không còn trường hợp hôn nhân cận huyết thống, tình trạng tảo hôn đang từng bước được đẩy lùi.
Vừa qua, UBND huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) phối hợp với Huyện đoàn tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về kết hôn, vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống năm 2023. Tham gia hội thi có 24 đội của các xã, thị trấn chia làm 5 cụm thi trên địa bàn huyện.
Tin tức -
Trí Phương -
06:59, 01/12/2023 Trong 3 ngày (29/11 đến 1/12), Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên tổ chức các hội nghị truyền thông nâng cao nhận thức về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2023.
Nhằm chuyển đổi nhận thức, hành vi trong hôn nhân của đồng bào DTTS, góp phần giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS, tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 về Giảm thiểu tình trạng TH-HNCHT trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, thuộc Dự án 9, Chương trình MTQG 1719. Nhờ đó đã nâng cao ý thức, trách nhiệm trong cộng đồng DTTS, đặc biệt là các cán bộ, tuyên truyền viên pháp luật tại cơ sở.
Những năm qua, tỉnh Yên Bái đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp nhằm thay đổi nhận thức, trách nhiệm của xã hội, cộng đồng và đồng bào DTTS trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Đặc biệt, thực hiện Dự án 9, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã tạo sự chuyển biến tích cực trong hành vi, nhận thức của cộng đồng, góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCH) trong đồng bào DTTS.
Với đặc thù là địa bàn có đông đồng bào DTTS sinh sống, thực tế cho thấy, mức sống của các tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn thấp; trình độ dân trí chưa đồng đều; hơn nữa, quan niệm, tư tưởng coi trọng nam giới còn khá phổ biến; tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và một số hủ tục lạc hậu còn tồn tại trong một bộ phận đồng bào DTTS. Phụ nữ nông thôn, phụ nữ DTTS còn hạn chế về trình độ, kiến thức, bị ràng buộc bởi khuôn mẫu, định kiến, quan niệm, phong tục tập quán lạc hậu.
Với đặc thù là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống, nhiều năm qua Sóc Trăng đã luôn chú trọng công tác truyền thông về giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS. Tuy nhiên, tình trạng thiếu niên ở độ từ 13-17 tuổi bỏ học về “ở với nhau” rồi sinh con vẫn còn xảy ra.