Sắc màu 54 -
Hà Linh (thực hiện) -
14:49, 11/11/2024 Thời điểm này, khắp các núi đồi trên cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) những bông hoa Tam giác mạch bung nở. Sắc hồng tím nhẹ nhàng, thuần khiết, hòa quyện cùng những bộ trang phục truyền thống của đồng bào Lô Lô, càng tô điểm thêm cảnh quan núi rừng hùng vĩ làm say lòng du khách khi đến với mảnh đất địa đầu Tổ quốc.
Tin tức -
Hải Phong - Khổng Thanh Tuấn -
11:51, 20/04/2023 Nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, ngày 19/4, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức Lễ khánh thành Nhà văn hóa cộng đồng dân tộc Lô Lô và khởi công Ngôi nhà hạnh phúc tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
Media -
BDT -
18:59, 08/07/2024 Vào khoảng tháng 3 Âm lịch – lúc chuyển giao thời tiết hà khắc nhất trong năm – người Lô Lô đang sinh sống trên những đỉnh núi tai mèo lại bắt đầu cho Lễ hội cầu mưa – một trong những lễ hội lớn nhất và đặc biệt nhất trong năm. Đồng bào dân tộc Lô Lô tin rằng những hoạt động trong đời sống hằng ngày đều có sự ảnh hưởng từ các vị thần linh. Một trong các vị thần đó là thần mưa, do đó, các nghi lễ đến nay vẫn được người Lô Lô gìn giữ từ đời này qua đời khác.
Du lịch -
Chí Tín - Vũ Mừng -
16:38, 18/02/2024 Nằm trên địa bàn xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, làng văn hóa Lô Lô Chải là nơi thu hút bất kì du khách nào khi đặt chân đến cao nguyên đá, bởi cảnh đẹp, nét văn hóa của đồng bào dân tộc nơi đây. Mùa xuân đến Lô Lô Chải như đẹp hơn, tựa miền cổ tích.
Trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng về công tác dân tộc, nhất là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi trong tình hình mới. Nhiều chương trình chính sách dân tộc, cùng các chương trình MTQG được quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực.
Vừa qua, nhân sự kiện chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng bào Lô Lô đến từ tỉnh Cao Bằng đã tái hiện lễ cầu mưa thu hút đông đảo du khách thăm quan, trải nghiệm.
Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có nhiều DTTS sinh sống từ rất lâu đời. Mỗi dân tộc có đời sống văn hóa riêng, độc đáo. Những nét văn hóa điển hình được thể hiện rất đa dạng qua cuộc sống thường nhật (ăn, mặc, ở, lao động sản xuất). Song, để nhận biết và phân biệt rõ nét từng dân tộc trong cộng đồng các DTTS chính là bộ trang phục truyền thống.
Media -
Hồng Phúc - Việt Hùng -
06:46, 30/03/2023 Lô Lô là dân tộc rất ít người tại nước ta, ngôn ngữ thuộc nhóm Tạng - Miến. Người Lô Lô sinh sống tập trung ở Cao Bằng và Hà Giang và một số ít ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Theo Kết quả điều tra thu thập thông tin về tình trạng kinh tế xã hội của 53 DTTS năm 2019, dân số người Lô Lô tính đến thời điểm 1/4/2019 là 4.827 người.
Sắc màu 54 -
Văn Hoa - Minh Đức -
16:35, 07/06/2022 Với phụ nữ dân tộc Lô Lô ở thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) gìn giữ và phát triển nghề thêu thổ cẩm truyền thống đã trở thành thói quen trong đời sống sinh hoạt của mình, qua đó vừa giúp chị em có thêm thu nhập, vừa góp phần vào việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương.
Đồng bào Lô Lô đen ở Cao Bằng (chủ yếu sinh sống trên địa bàn huyện Bảo Lạc và Bảo Lâm) có đời sống văn hoá vô cùng phong phú và đặc sắc. Điều đáng quý, bao năm qua, đồng bào Lô Lô đen rất ý thức việc gìn giữ, bảo tồn trang phục dân tộc, nghề dệt truyền thống, nghề đan lát..., qua đó góp thêm những mảng màu rực rỡ cho bức tranh văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Sắc màu 54 -
Văn Hoa - Minh Đức -
15:16, 21/04/2022 Chỉ còn ít ngày nữa, Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2022 và đón nhận Bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ chính thức khai hội. Các địa phương huyện Mèo Vạc (Hà Giang) đang nỗ lực, khẩn trương triển khai công tác chuẩn bị để sự kiện văn hóa độc đáo diễn ra đúng thời gian, bảo đảm chất lượng.
Vừa qua, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch đã ban hành Quyết định số 1153/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Lớp tập huấn nâng cao năng lực bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của dân tộc Lô Lô tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng, năm 2022.
Ngày 13/2, đồng bào dân tộc Lô Lô ở thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) đã tái hiện trích đoạn Lễ cúng tổ tiên của dân tộc mình tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đây là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2022.
Thực hiện Quyết định số 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 - 2025 (Đề án 2086), tỉnh Cao Bằng được Trung ương hỗ trợ 37,047 tỷ đồng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Lô Lô trên địa bàn. Nhằm phát huy hiệu quả cao nhất nguồn lực của Trung ương, Cao Bằng đã vận dụng một cách linh hoạt, đầu tư có trọng tâm trọng điểm, tạo ra bước phát triển vượt bậc trong đời sống kinh tế xã hội của đồng bào Lô Lô.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng vừa phối hợp với huyện Bảo Lạc tổ chức lễ khánh thành nhà sinh hoạt cộng đồng và đánh giá tổng kết dự án “Bảo tồn bản truyền thống dân tộc Lô Lô, xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng”.
Thực hiện Quyết định số 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 - 2025, tỉnh Cao Bằng được Trung ương hỗ trợ 37,047 tỷ đồng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Lô Lô trên địa bàn tỉnh.
Để bảo tồn vốn văn hóa truyền thống của người Lô Lô, huyện Bảo Lạc đã tổ chức 6 dạy tiếng dân tộc Lô Lô (đen) theo hình thức truyền khẩu cho gần 400 thanh - thiếu niên dân tộc Lô Lô 2 xã: Hồng Trị, Cô Ba.
Ở tuổi 65, Nghệ nhân Là Sè Páo (xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) vẫn ngày đêm miệt mài tìm cách bảo tồn và truyền dạy âm nhạc truyền thống cho thế hệ trẻ. Ông Là Sè Páo còn được mệnh danh là “bảo tàng sống” về văn hoá của dân tộc Lô Lô.
Có người từng bảo, chưa lên Cao nguyên đá thì xem như chưa đến Hà Giang, còn tôi lại cho rằng, chưa lên Lũng Cú, chưa được chạm tay vào cột mốc quốc gia thiêng liêng nơi cực Bắc Tổ quốc thì coi như chưa đến Cao nguyên đá. Nói vậy để thấy rằng, Lũng Cú có ý nghĩa đặc biệt, là điểm hẹn kỳ diệu đối với bất cứ người con nào của đất Việt.