Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bản sắc Cao Bằng qua từng nếp áo dân tộc

Nguyệt Anh - 17:53, 26/02/2025

Cao Bằng là một trong những tỉnh có tỷ lệ DTTS cao nhất cả nước, chiếm gần 95% dân số, với 35 thành phần dân tộc cùng sinh sống. Mỗi dân tộc mang bản sắc riêng, đặc biệt thể hiện qua trang phục truyền thống. Trang phục của các dân tộc nơi đây chủ yếu làm từ vải chàm, vải lanh tự dệt, trang trí hoa văn tinh tế, mang dấu ấn lịch sử.

Trang phục truyền thống của người Tày Cao Bằng (Ảnh TL)
Trang phục truyền thống của người Tày Cao Bằng. (Ảnh TL)

Nét đặc trưng thể hiện qua trang phục của đồng bào DTTS 

Tại Cao Bằng, dân tộc Tày chiếm hơn 40% dân số toàn tỉnh. Trang phục truyền thống của người Tày giản dị, tinh tế, phản ánh tính cách chân thành, trầm lắng. Phụ nữ Tày mặc áo chàm dài xẻ tà, vạt áo trùm đến bắp chân, tay áo và thân áo bó vừa người, đầu vấn khăn ngang, ngoài trùm khăn mỏ quạ, kết hợp vòng cổ, vòng tay, khuyên tai, xà tích bạc. Nam giới mặc áo chàm ngắn, cổ đứng, quần đũng chéo ống rộng dài đến mắt cá chân.

Đối với người Mông gồm có các nhóm Mông trắng, Mông hoa, Mông đen. Trang phục chủ yếu làm từ vải lanh nhuộm chàm, riêng nhóm Mông trắng giữ nguyên màu vải mộc. Phụ nữ Mông mặc áo bốn thân, váy xòe rộng, thêu hoa văn bằng sáp ong, ghép vải tinh xảo, kết hợp xà cạp, khăn đội đầu, vòng bạc. Nam giới mặc áo ngắn, quần ống rộng, thường chít khăn hoặc đội mũ.

Trang phục truyền thống của dân tộc Mông, tỉnh Cao Bằng. Ảnh
Trang phục truyền thống của dân tộc Mông, tỉnh Cao Bằng. Ảnh MT

Người Dao ở Cao Bằng mặc áo dài chàm có họa tiết thêu cầu kỳ, phối khăn vấn, dây lưng rực rỡ. Đặc biệt, phụ nữ Dao Đỏ diện áo dài quá gối, tay rộng, viền hở ngực, trang trí bông đỏ rực, mặc yếm đỏ gắn họa tiết bạc, kết hợp thắt lưng thêu cầu kỳ và trang sức bạc.

Người Nùng mặc trang phục chủ yếu từ vải đen nhuộm chàm, ít hoa văn. Áo 5 thân của Nùng An dài chấm hông. Phụ nữ Nùng trang trí áo bằng vải màu ở cổ tay, ngực, đội khăn vuông, đeo trang sức bạc. Nam giới đeo "vì cùn" (đệm vai khi mang vác) và tạp dề bảo vệ quần áo.

Trang phục truyền thống của dân tộc Dao (nhóm Dao đỏ) tỉnh Cao Bằng
Trang phục truyền thống của dân tộc Dao (nhóm Dao đỏ) tỉnh Cao Bằng
Phụ nữ dân tộc Nùng trong trang phục truyền thống
Phụ nữ dân tộc Nùng trong trang phục truyền thống

Lô Lô là DTTS rất ít người ở Cao Bằng, chiếm 0,54% dân số toàn tỉnh. Người Lô Lô có trang phục thổ cẩm sặc sỡ, hoa văn hình học tinh tế. Phụ nữ Lô Lô đen mặc quần ống rộng, áo ngắn đen chàm hở bụng, tay áo ghép vải màu xanh, đỏ, tím, vàng. Đồng bào đội khăn thêu sặc sỡ, đeo trang sức bạc, nhôm. Trang phục nam giới đơn giản với áo hai túi, khuy vải, quần ống rộng nhưng thanh lịch.

Phụ nữ Sán Chỉ tự làm trang phục từ trồng bông, dệt vải, nhuộm màu. Áo chàm dài quá gối, hai tà, vạt áo lệch phải, viền vải đỏ. Cổ áo, thắt lưng đính đồng xu, hoa bạc. Đầu đội khăn chàm vuông viền đỏ, kết hợp trang sức bạc. Nam giới mặc áo bà ba, quần cạp chun, ống rộng, tiện cho lao động.

Mỗi bộ trang phục truyền thống không chỉ thể hiện dấu ấn lịch sử của mỗi dân tộc, mà còn phản ánh giá trị nghệ thuật, tín ngưỡng, góp phần làm phong phú văn hóa trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Giữ gìn, phát huy trang phục truyền thống chính là bảo tồn bản sắc văn hóa.

Trang phục truyền thống của người Lô Lô đen, huyện Bảo Lạc, Cao Bằng
Trang phục truyền thống của người Lô Lô đen, huyện Bảo Lạc, Cao Bằng
Trang phục của người Sán Chỉ
Trang phục của người Sán Chỉ

Giữ gìn, phát huy trang phục truyền thống các DTTS

Nhận thức tầm quan trọng của trang phục DTTS, tỉnh Cao Bằng triển khai nhiều giải pháp bảo tồn và phát huy, như phát triển làng nghề dệt vải, tổ chức hội thi, trình diễn trang phục. Học sinh trường dân tộc nội trú được khuyến khích mặc trang phục dân tộc trong dịp quan trọng.

Hiện nay, nghề dệt thổ cẩm của người Tày phát triển mạnh tại xã Ngọc Đào (huyện Hà Quảng), xã Dân Chủ, Đức Long, thị trấn Nước Hai (huyện Hòa An). Xóm Luống Nọi (xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng) vẫn giữ nguyên bản kỹ thuật, công cụ dệt truyền thống. Nghề dệt của các dân tộc khác cũng được bảo tồn tại một số hộ gia đình, tổ hợp tác.

Nghệ nhân dân tộc Tày gìn giữ nghề dệt truyền thống
Nghệ nhân dân tộc Tày gìn giữ nghề dệt truyền thống

Những năm qua, tỉnh Cao Bằng kết hợp bảo tồn trang phục với phát triển du lịch, đưa các làng nghề thành điểm tham quan, trải nghiệm dệt vải, thêu thổ cẩm. Sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại giúp giữ gìn văn hóa và mở ra hướng phát triển bền vững cho cộng đồng DTTS. 

Đặc biệt, sự gắn kết giữa bảo tồn nghề thủ công và Công viên địa chất Non nước Cao Bằng – một Di sản UNESCO – không chỉ góp phần quảng bá bản sắc văn hóa địa phương mà còn tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút du khách trong và ngoài nước.

Mới đây, UBND tỉnh Cao Bằng ban hành Công văn số 327/UBND-VX (ngày 12/02/2025) nhằm tăng cường bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống DTTS, thuộc Đề án bảo tồn trang phục dân tộc của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Hát Then đàn Tính là ""đặc sản văn hóa" của người Tày Cao Bằng
Hát Then đàn Tính là "đặc sản văn hóa" của người Tày Cao Bằng

Tỉnh Cao Bằng xác định, bảo tồn trang phục truyền thống không chỉ là gìn giữ di sản văn hóa mà còn góp phần thúc đẩy du lịch, phát triển kinh tế bền vững. Mỗi bộ trang phục mang theo câu chuyện về lịch sử, tín ngưỡng, phong tục tập quán của dân tộc, là niềm tự hào và bản sắc riêng không thể thay thế. Việc bảo vệ và phát huy giá trị của chúng là trách nhiệm của cả cộng đồng, nhằm duy trì nét đẹp văn hóa cho các thế hệ mai sau.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Về Khâu Vai nghe “đá kể chuyện”

Về Khâu Vai nghe “đá kể chuyện”

Khâu Vai, mảnh đất có phiên chợ Phong Lưu nổi tiếng, từ lâu đã trở thành huyền thoại, cùng với lòng hồ Thuỷ điện Bảo Lâm 3 hùng vĩ, thơ mộng, được du khách khắp nơi biết đến.
Tin nổi bật trang chủ
Đồng bào công giáo xứ Thanh chung nhịp sống, chung niềm tin

Đồng bào công giáo xứ Thanh chung nhịp sống, chung niềm tin

Dân tộc - Tôn giáo - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Những năm qua, cùng với các thành phần dân tộc, giáo dân ở các xứ đạo, họ đạo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang lan tỏa lối sống “tốt đời, đẹp đạo” , thực hành những phần việc cụ thể, thiết thực vun đắp đời sống ấm no, hạnh phúc, góp phần xây dựng quê hương, bản làng ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Nét đẹp văn hóa tâm linh ở xứ trầm hương

Nét đẹp văn hóa tâm linh ở xứ trầm hương

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 18/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nét đẹp văn hóa tâm linh ở xứ trầm hương. Danh lam cổ tự ở Bắc Giang. Làm giàu nhờ nuôi cá. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kết nối tinh hoa của núi rừng

Kết nối tinh hoa của núi rừng

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 17/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tỉnh Khánh Hòa. Kết nối tinh hoa của núi rừng. Cô giáo Y Xuân hết lòng với học sinh vùng khó. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hồi sinh “Lọng bướm” - Tinh hoa thủ công Việt Nam

Hồi sinh “Lọng bướm” - Tinh hoa thủ công Việt Nam

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Âm vang hồ Thác Bà. Cây Chia - Hướng phát triển kinh tế mới. Hồi sinh “Lọng bướm” - Tinh hoa thủ công Việt Nam. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chiếc kiệu bát cống trăm năm tuổi ở Đền Cao Sơn

Chiếc kiệu bát cống trăm năm tuổi ở Đền Cao Sơn

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 16/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa lễ hội - Tiếng gọi quê hương. Tinh xảo chiếc kiệu bát cống trăm năm tuổi ở Nghệ An. Người lưu giữ hồn cốt văn hóa Dao giữa đại ngàn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kết nối tinh hoa của núi rừng

Kết nối tinh hoa của núi rừng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 17/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tỉnh Khánh Hòa. Kết nối tinh hoa của núi rừng. Cô giáo Y Xuân hết lòng với học sinh vùng khó. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Diện mạo mới ở vùng đồng bào DTTS

Diện mạo mới ở vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 3 giờ trước
Qua gần 4 năm triển khai thực hiện, nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo ra diện mạo tươi mới cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Điện, đường, trường, trạm được đầu tư, nâng cấp đã phát huy hiệu quả, giúp đồng bào DTTS có nhiều điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Tin tức - Như Tâm - 4 giờ trước
Ngày 17/4, trong khuôn khổ Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng Biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9, tại Tp. Lạng Sơn (Việt Nam) đã diễn ra Hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Thượng tướng Đổng Quân - Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc, đồng chủ trì Hội đàm.
Pơ Thi – Khúc tiễn biệt giữa đại ngàn

Pơ Thi – Khúc tiễn biệt giữa đại ngàn

Sắc màu 54 - Ngô Xuân Hiền - 4 giờ trước
Người Gia Rai có câu: “Bơ lan ninh nông thông atâu” – nghĩa là “tháng nghỉ đi chơi lễ bỏ mả”. Từ cuối tháng 2 đến tháng 4 hằng năm, sau khi thu hoạch xong mùa vụ, đồng bào Gia Rai ở khu vực Bắc Tây Nguyên lại tổ chức Lễ Pơ Thi (Lễ bỏ mả) - một nghi lễ tiễn biệt người đã khuất, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Tuổi trẻ Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang tổ chức hoạt động về nguồn

Tuổi trẻ Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang tổ chức hoạt động về nguồn

Xã hội - Tiến Vinh - Thu Oanh - 4 giờ trước
Ngày 17/4, Đoàn thanh niên Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang đã tổ chức các hoạt động về nguồn, dâng hương, dâng hoa tri ân các Anh hùng Liệt sĩ; thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng tại các địa phương thuộc huyện Giồng Riềng, tỉnh kiên Giang. Đây là chuỗi các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và 50 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang (6/10/1975 - 6/10/2025).
Sức hút của du lịch nội địa dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Sức hút của du lịch nội địa dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Du lịch - Minh Nhật - 4 giờ trước
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đang đến gần. Đây là thời điểm lý tưởng để du khách thực hiện những chuyến du lịch cùng gia đình, bạn bè. Năm nay, thị trường du lịch nội địa trong dịp nghỉ lễ trở nên sôi động hơn với các chùm tour mang màu sắc lịch sử và hành trình về nguồn trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.