Chiều 18/9, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Thiện tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Trong vài năm trở lại đây, phát triển trồng cây dược liệu được xem là một trong những hướng thoát nghèo bền vững của nhiều hộ dân vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Đó là chia sẻ của Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Kính, tại buổi khai giảng lớp đào tạo tiếng DTTS (tiếng Ê Đê) cho cán bộ, công chức, viên chức cấp xã vùng DTTS trên địa bàn huyện Krông Pắc, ngày 15/9.
Tin tức -
Tào Đạt -
20:31, 14/09/2024 Ngày 14/9, Ban Dân vận Thành ủy Cần Thơ phối hợp với Huyện ủy Cờ Đỏ đã tổ chức Chương trình “Trung thu yêu thương” cho các em thiếu nhi DTTS có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Cờ Đỏ (Tp. Cần Thơ). Đây là sự động viên, khích lệ để các em nhỏ tiếp tục học tập, rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành, trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, giúp ích cho xã hội.
Toàn tỉnh Quảng Trị có 5 huyện/35 xã, thị trấn, với 93 địa bàn được chọn thực hiện cuộc điều tra thu thập thông về thực trạng kinh tế-xã hội 53 DTTS năm 2024. Do làm tốt khâu chuẩn bị và sự vào cuộc đồng hành của đội ngũ Người có uy tín, già làng, Trưởng bản nên việc điều tra thu thập thông tin diễn ra thuận lợi, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng nội dung kế hoạch phương án điều tra.
Tin tức -
Tuấn Ninh - Mạnh Hà -
18:05, 13/09/2024 Ngày hôm nay, 13/9, tại Tp. Yên Bái (tỉnh Yên Bái), nước đã rút, tuy nhiên khắp nơi ngổn ngang bùn đất và rác thải. Do ít chịu ảnh hưởng hơn bởi mưa lũ, nhiều bạn trẻ là người DTTS ở huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) đã tình nguyện đi xe máy xuống Tp. Yên Bái hỗ trợ người dân và lực lượng chức năng dọn dẹp, ổn định cuộc sống sau thiên tai.
Để có những thông tin chính xác, đầy đủ về thực trạng kinh tế - xã hội vùng DTTS tại Nghệ An, các Điều tra viên đã không quản ngại khó khăn, vất vả “đi từng ngõ, gõ từng nhà”. Có những địa bàn vùng sâu, vùng xa, Điều tra viên phải mất cả hàng giờ đi bộ, thậm chí ngồi thuyền máy vượt lòng hồ… mới khai thác đầy đủ thông tin của từng hộ.
Với 54,4% số dân là người dân tộc thiểu số, những năm qua, huyện Đồng Hỷ luôn ưu tiên, tập trung nguồn lực và thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, tạo sinh kế, việc làm giúp người dân vươn lên thoát nghèo.
Giáo dục -
Thảo Khánh -
16:39, 04/09/2024 Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, trong đó có lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Thông qua các chủ trương, chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển, sự nghiệp giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi đã có những chuyển biến rõ nét.
Ngày 28/8, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IV, năm 2024 diễn ra trong không khí long trọng, trang nghiêm. Dự Đại hội có Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr; Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình. Đặc biệt, Đại hội có 225 Đại biểu chính thức đại diện cho gần 57.000 đồng bào các DTTS của tỉnh ở Thừa Thiên Huế tham dự.
Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã phát huy tốt vai trò là lực lượng nòng cốt trên mọi mặt của đời sống xã hội, trở thành cầu nối giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân. Qua đó, góp phần xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
Tin tức -
Phạm Tiến -
16:22, 23/08/2024 Ngày 23/8, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Bình lần IV, năm 2024 chính thức được khai mạc với các nội dung quan trọng. Dự Đại hội có Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr; Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng; cùng 183 đại biểu đại diện cho gần 3 vạn đồng bào các DTTS ở Quảng Bình tham dự Đại hội.
Trong 66 học sinh đạt điểm cao của Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2024 được UBND tỉnh Nghệ An tuyên dương mới đây, vùng DTTS có đến 17 gương mặt.
Kinh tế -
Phạm Tiến -
11:59, 21/08/2024 Vùng đồng bào DTTS có nhiều tiềm năng, lợi thế về thiên nhiên, khí hậu, bản sắc văn hóa truyền thống các DTTS để khai thác phát triển du lịch cộng đồng. Để biến lợi thế đó thành sinh kế, giúp đồng bào thoát nghèo, chính quyền địa phương, đồng bào DTTS ở Thừa Thiên Huế đã và đang triển khai nhiều cách làm hiệu quả.
Thực hiện Kế hoạch điều tra thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2024 (Điều tra 53 DTTS) lần thứ 3, năm 2024, tỉnh Lâm Đồng có 382 địa bàn, tổng số hộ là 39.363 hộ, trong đó tổng số hộ điều tra là 12.549 hộ; 104 xã thực hiện điều tra phiếu xã.
Ngày 1/7 vừa qua, Tổng cục Thống kê phối hợp với Ủy ban Dân tộc triển khai thu thập thông tin điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS trên phạm vi cả nước. Tại Quảng Bình, các Điều tra viên đã và đang đi từng bản, vào từng nhà để thu thập đầy đủ nhất về các số liệu, thực trạng kinh tế- xã hội của đồng bào DTTS ở địa phương. Để hiểu hơn về vai trò, ý nghĩa cuộc thu thập thông tin điều tra đối với Quảng Bình, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với ông Đoàn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình.
Sáng 16/8, Ủy ban Dân tộc tổ chức cuộc họp Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng Nghị định của Chính phủ về chính sách phát hiện, tìm kiếm, thu hút, trọng dụng nhân tài và tiêu chí xác định nhân tài là người DTTS. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà - Trưởng ban soạn thảo chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có các thành viên Ban soạn thảo và Tổ biên tập, đại diện các vụ, đơn vị của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, các bộ, ban, ngành; đại diện lãnh đạo một số vụ, đơn vị của Ủy ban Dân tộc.
Thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (giai đoạn I từ năm 2021-2025), những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động và đạt được kết quả tích cực.
Đầu tư hạ tầng thiết yếu là một trong những nội dung quan trọng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Theo đó, tỉnh Thái Nguyên đã tập trung chỉ đạo, triển khai, nhằm đảm bảo tiến độ nên đã đạt hiệu quả, nhờ đó, chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS ngày càng được nâng cao.
Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.