Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát huy tốt vai trò “cầu nối” giữa Đảng với Nhân dân của Người có uy tín ở Bạc Liêu

Tào Đạt - Như Tâm - 14:51, 18/10/2024

Sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III, trong giai đoạn 2019 – 2024, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cùng Nhân dân trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển kinh tế-xã hội, đến nay diện mạo vùng đồng bào DTTS của tỉnh Bạc Liêu ngày càng khởi sắc, đời sống của đồng bào DTTS ngày càng được nâng lên. Góp phần cho thành quả này, có sự đóng góp quan trọng của Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Các vị luôn tiên phong đi đầu trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các phong trào hoạt động, thi đua xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, góp phần xây dựng chính quyền, xây dựng bản làng, phum sóc ngày càng phát triển.

Người có uy tín tỉnh Bạc Liêu tiên phong làm kinh tế giỏi
Người có uy tín tỉnh Bạc Liêu luôn thể hiện được vai trò tiên phong làm kinh tế giỏi ở địa bàn

Điểm tựa của đồng bào DTTS

Tỉnh Bạc Liêu hiện có 130 Người có uy tín, trong đó, dân tộc Khmer có 89 người, Hoa 27 người, Kinh 13 người, Chăm 1 người. Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trong tỉnh đã thực hiện tốt chế độ chính sách và động viên kịp thời Người có uy tín phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong từng phum sóc.

Đến phường Hộ Phòng (thị xã Giá Rai), chúng tôi được người dân kể nhiều về những đóng góp của ông Trương Thành (Síl) với địa phương. Cụ thể trong thời gian qua, ông đã tích cực tuyên truyền, vận động và đã huy động được nhiều tỷ đồng để xây nhà tình thương, xây các tuyến lộ, cưu mang nhiều người yếu thế, hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho hộ khó khăn, tặng máy chạy thận cho Trung tâm Y tế thị xã…

Là Người có uy tín trong đồng bào dân tộc Hoa, đồng thời là cán bộ hưu trí từng giữ vai trò lãnh đạo trong UBND thị trấn Hộ Phòng, ông Trương Thành đã vận dụng hiểu biết pháp luật, kinh nghiệm và uy tín của mình để cùng chính quyền sở tại hòa giải thành công một số vụ tranh chấp đất.

Những người như ông Trương Thành, đã khẳng định vai trò quan trọng của Người có uy tín đối với đồng bào DTTS. Bằng hành động và việc làm cụ thể, Người có uy tín đã giúp bà con thay đổi cách nghĩ, cách làm, vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

 Ông Trương Thành (bìa trái) là Người có uy tín có nhiều đóng góp cho địa phương
Ông Trương Thành (bìa trái) là Người có uy tín có nhiều đóng góp cho địa phương

Đối với bà con ấp Kos Thum, xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân, ông Danh Sa Rây là một tấm gương của sự nỗ lực vươn lên trong lao động sản xuất và dạy dỗ con cái. Với 4,3ha đất, ông nuôi tôm - lúa kết hợp và thả xen một vài loài thủy sản khác, đồng thời mở thêm tiệm tạp hoá, mua ô tô làm dịch vụ phục vụ xóm giềng. 

Cách làm kinh tế này đem lại thu nhập khoảng 1 tỷ đồng cho gia đình ông trong 5 năm qua. Cùng với đó, vợ chồng ông nuôi dạy được 3 người con học hành thành tài và giờ đây cả 3 đều đạt trình độ đại học, có việc làm ổn định.

Phát huy vai trò của Người có uy tín, ông Danh Sa Rây đã gương mẫu, đi dầu, ra sức vận động mọi người góp sức xây dựng nông thôn mới, như: hiến đất làm đường, xây cầu giao thông, trồng hoa kiểng; cùng nhau xây dựng, thực hành hương ước, quy ước của địa phương, thay đổi thói quen, tập tục lạc hậu.

Ông Danh Sa Rây cũng cố gắng giữ gìn khối đại đoàn kết trong cộng đồng dân cư, tham gia cùng lực lượng Công an giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở; phối hợp cùng lực lượng chức năng giải quyết kịp thời những vướng mắc của bà con Nhân dân, không để xảy ra điểm “nóng”.

Trao đổi với phóng viên, ông Tô Thành Phương, Trưởng Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu đánh giá: Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh đã thực hiện tốt việc tuyên truyền, vận động đồng bào chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước; bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình; tham gia bảo vệ an ninh, trật tự; tích cực vận động xóa bỏ các hủ tục lạc hậu; phát huy tinh thần hiếu học, chăm lo cho con em học tập nâng cao trình độ dân trí.

Trong phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, Người có uy tín trong đồng bào DTTS luôn nêu gương đi đầu thực hiện; đồng thời tích cực vận động đồng bào tập trung làm ăn để vươn lên trong cuộc sống. Cuối năm 2023, Bạc Liêu có 4 Người có uy tín được biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc vì đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của vùng đồng bào DTTS.

Các đại biểu là Người có uy tín trong đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu tham dự Hội nghị tấp huấn, bồi dưỡng kiến thức đối với Người uy tín trong vùng đồng bào các DTTS năm 2024 vừa diễn ra ngày 8/10, tại Trung tâm văn hóa tỉnh.
Các đại biểu là Người có uy tín trong đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu tham dự Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức đối với Người uy tín trong vùng đồng bào các DTTS năm 2024 vừa diễn ra ngày 8/10, tại Trung tâm văn hóa tỉnh

Thực hiện tốt các chế độ, chính sách

Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu, các chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm. Người có uy tín được chính quyền thăm hỏi lúc ốm đau; tặng quà trong các dịp lễ, Tết truyền thống...; Thực hiện Tiểu dự án 1 của Dự án 10 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bạc Liêu đều định kỳ biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của Người có uy tín.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã tổ chức nhiều hội nghị cung cấp thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Trong đó, có nhiều buổi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chính sách dân tộc, công tác dân tộc; các dự án, chính sách thuộc Chương trình MTQG 1719; tiếp tục cấp phát không thu tiền một số báo, ấn phẩm, tạp chí giúp đội ngũ có thêm kiến thức, thông tin.

Ông Tô Thành Phương, Trưởng Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu cho biết: Việc thực hiện tốt các chế độ, chính sách đã kịp thời động viên, khích lệ, tạo điều kiện cho Người có uy tín phát huy vai trò, tiếng nói của mình, có nhiều đóng góp thiết thực hơn trong việc thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, góp phần củng cố niềm tin, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đặc biệt là thể hiện được vai trò đi đầu ở cơ sở trên lĩnh vực tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, vận động người dân nêu cao tinh thần cảnh giác, chống lại âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, cung cấp những thông tin có giá trị giúp cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương nắm được tình hình an ninh trật tự nơi cư trú…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.
Tin nổi bật trang chủ
Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Tin tức - Văn Hoa - 2 giờ trước
Ngày 4/12, Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị truyền thông tuyên truyền “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú, Trung học cơ sở xã Bắc La.
Vượt Hyundai, Toyota, VinFast chính thức là hãng xe có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 tại Việt Nam

Vượt Hyundai, Toyota, VinFast chính thức là hãng xe có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 tại Việt Nam

Kinh tế - PV - 4 giờ trước
Sau khi chính thức vượt qua các hãng xe trên thị trường Việt Nam để chiếm “ngôi vương” về thị phần, hãng xe điện Việt Nam tiếp tục ghi thêm dấu mốc lịch sử khi trở thành thương hiệu có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 thị trường.
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 6 giờ trước
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.
Sơn La: Vận hành hiệu quả và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Sơn La: Vận hành hiệu quả và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Công tác Dân tộc - Khánh Thư - 6 giờ trước
Để thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em gái, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, Sơn La đã xây dựng, vận hành hiệu quả và đang nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Các mô hình “thay đổi nếp nghĩ, cách làm” trên địa bàn tỉnh đang hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em DTTS.
Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 6 giờ trước
Cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiếp tục thu thập thông tin về thực trạng tiếp cận điện lưới quốc gia ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, tính đến ngày 01/7/2024. Thông tin từ cuộc điều tra, sau khi được phân tích sẽ giúp nhận diện được “vùng trũng” trong công cuộc điện khí hóa nông thôn, miền núi; từ đó có những quyết sách mạnh hơn trong việc “phủ sóng” điện lưới quốc gia, tạo xung lực phát triển vùng khó khăn.
Mong ước ở Ra Nhong

Mong ước ở Ra Nhong

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Công nhận nghề làm đường thốt nốt là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mong ước ở Ra Nhong. Mường Tè - Hội tụ sắc màu truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sau đây là thông tin chi tiết.
Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 6 giờ trước
Với quan điểm “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới (NTM) tỉnh Trà Vinh đã chủ động tham mưu xây dựng và trình Tỉnh ủy phê duyệt Nghị quyết về xây dựng lộ trình để tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn NTM trước năm 2025. Là cơ quan tham mưu, chủ trì phối hợp các Sở, ban ngành và địa phương xây dựng kế hoạch trình Ban chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) đã linh hoạt chọn ưu thế, tiềm năng về nông nghiệp để phát triển du lịch gắn với xây dựng NTM, đặc biệt là du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Sáng 4/12, tại Hà Nội, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tổ chức Đại hội thi đua yêu nước Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VII, giai đoạn 2024-2029; kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989-06/12/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Tin tức - Thúy Hồng - 7 giờ trước
Từ ngày 3-7/12, Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sợn tổ chức hai lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 3 và đối tượng 4 (mỗi đối tượng một lớp), thuộc nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 5 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chư Pưh (Gia Lai): Giúp phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Chư Pưh (Gia Lai): Giúp phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 7 giờ trước
Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã chủ động triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ vươn lên, khẳng định vai trò, vị thế trong các lĩnh vực, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về công tác bình đẳng giới.
Chuyện bỏ rượu ở bản Mò O Ồ Ồ

Chuyện bỏ rượu ở bản Mò O Ồ Ồ

Pháp luật - Thùy Linh - 11 giờ trước
Vào đầu năm 2024, các đảng viên trong Chi bộ bản Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đã đồng nhất biểu quyết thực hiện quy định đảng viên không uống rượu bia vào buổi sáng, hạn chế rượu, bia vào chiều tối. Sau gần một năm thực hiện, các đảng viên của Chi bộ Mò O Ồ Ồ đã thay đổi được thói quen uống rượu, bia và tiếp tục vận động đồng bào Rục làm theo để tập trung làm ăn, phát triển kinh tế, xây dựng bản làng văn hóa.