Ngày 28/8, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IV, năm 2024 diễn ra trong không khí long trọng, trang nghiêm. Dự Đại hội có Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr; Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình. Đặc biệt, Đại hội có 225 Đại biểu chính thức đại diện cho gần 57.000 đồng bào các DTTS của tỉnh ở Thừa Thiên Huế tham dự.
Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã phát huy tốt vai trò là lực lượng nòng cốt trên mọi mặt của đời sống xã hội, trở thành cầu nối giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân. Qua đó, góp phần xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
Tin tức -
Phạm Tiến -
16:22, 23/08/2024 Ngày 23/8, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Bình lần IV, năm 2024 chính thức được khai mạc với các nội dung quan trọng. Dự Đại hội có Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr; Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng; cùng 183 đại biểu đại diện cho gần 3 vạn đồng bào các DTTS ở Quảng Bình tham dự Đại hội.
Trong 66 học sinh đạt điểm cao của Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2024 được UBND tỉnh Nghệ An tuyên dương mới đây, vùng DTTS có đến 17 gương mặt.
Kinh tế -
Phạm Tiến -
11:59, 21/08/2024 Vùng đồng bào DTTS có nhiều tiềm năng, lợi thế về thiên nhiên, khí hậu, bản sắc văn hóa truyền thống các DTTS để khai thác phát triển du lịch cộng đồng. Để biến lợi thế đó thành sinh kế, giúp đồng bào thoát nghèo, chính quyền địa phương, đồng bào DTTS ở Thừa Thiên Huế đã và đang triển khai nhiều cách làm hiệu quả.
Thực hiện Kế hoạch điều tra thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2024 (Điều tra 53 DTTS) lần thứ 3, năm 2024, tỉnh Lâm Đồng có 382 địa bàn, tổng số hộ là 39.363 hộ, trong đó tổng số hộ điều tra là 12.549 hộ; 104 xã thực hiện điều tra phiếu xã.
Ngày 1/7 vừa qua, Tổng cục Thống kê phối hợp với Ủy ban Dân tộc triển khai thu thập thông tin điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS trên phạm vi cả nước. Tại Quảng Bình, các Điều tra viên đã và đang đi từng bản, vào từng nhà để thu thập đầy đủ nhất về các số liệu, thực trạng kinh tế- xã hội của đồng bào DTTS ở địa phương. Để hiểu hơn về vai trò, ý nghĩa cuộc thu thập thông tin điều tra đối với Quảng Bình, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với ông Đoàn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình.
Sáng 16/8, Ủy ban Dân tộc tổ chức cuộc họp Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng Nghị định của Chính phủ về chính sách phát hiện, tìm kiếm, thu hút, trọng dụng nhân tài và tiêu chí xác định nhân tài là người DTTS. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà - Trưởng ban soạn thảo chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có các thành viên Ban soạn thảo và Tổ biên tập, đại diện các vụ, đơn vị của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, các bộ, ban, ngành; đại diện lãnh đạo một số vụ, đơn vị của Ủy ban Dân tộc.
Thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (giai đoạn I từ năm 2021-2025), những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động và đạt được kết quả tích cực.
Đầu tư hạ tầng thiết yếu là một trong những nội dung quan trọng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Theo đó, tỉnh Thái Nguyên đã tập trung chỉ đạo, triển khai, nhằm đảm bảo tiến độ nên đã đạt hiệu quả, nhờ đó, chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS ngày càng được nâng cao.
Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.
Phóng sự -
Khánh Ngân -
00:16, 12/08/2024 Ngoài dân tộc Kinh, Quảng Bình còn có 2 DTTS là Chứt và Bru Vân Kiều sinh sống. Những năm gần đây, phong trào xây dựng hương ước ở các bản làng vùng DTTS ở Quảng Bình ngày càng phát triển và lan tỏa, tác động tích cực đến đời sống đồng bào. Từ các hương ước, nhiều hủ tục ở vùng DTTS được bài trừ, người dân cùng nhau đoàn kết, xây dựng cuộc sống mới.
Để tháo gỡ những vướng mắc trong việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), ngày 18/01/2024 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Nghị quyết được đánh giá sẽ tháo gỡ nhiều vướng mắc trong tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, sau khi Nghị quyết được ban hành triển khai, các địa phương vẫn tiếp tục gặp lúng túng, trong đó việc áp dụng cơ chế đặc thù vẫn chưa thực sự được vận hành thông thoáng, là một trong những nguyên nhân làm cho tốc độ giải ngân vẫn còn chưa theo kịp kế hoạch đề ra.
Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được huyện Phú Lương (Thái Nguyên) triển khai tích cực và đem lại hiệu quả. Đối tượng được đào tạo nghề ưu tiên là đồng bào DTTS và miền núi, người nghèo, qua đó, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Cùng với các địa phương trong cả nước, tỉnh Đắk Lắk đang tích cực đẩy nhanh tiến độ điều tra thực trạng kinh tế -xã hội 53 DTTS, bảo đảm về đích đúng tiến độ. Hiện nay, đội ngũ điều tra viên - những người trực tiếp tiến hành thu thập thông tin các hộ dân đang thực hiện công việc với tinh thần, trách nhiệm, quyết tâm cao nhất.
Trong các ngày từ 24 - 31/7, Phòng Dân tộc huyện Đak Pơ (Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Y tế và Phòng Tư pháp huyện tổ chức tập huấn tuyên truyền về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 9 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.
Trong 6 tháng đầu năm, triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Điện Biên đã chủ động xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để quản lý, chỉ đạo, điều hành, quy định, hướng dẫn việc triển khai thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn.
Thời sự -
Vàng Ni - Hồng Phúc -
21:07, 25/07/2024 Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành tình cảm đặc biệt, sự quan tâm, tin yêu, kỳ vọng vào vào thế hệ trẻ. Tổng Bí thư luôn khẳng định, thanh niên có mạnh thì dân tộc mới mạnh; trong sức mạnh của dân tộc có sức mạnh của thanh niên; đồng thời, có nhiều định hướng, chỉ đạo, truyền cảm hứng cho thanh niên, trong đó có thanh niên DTTS. Báo Dân tộc và Phát triển xin được ghi lại tình cảm đặc biệt của thanh niên DTTS đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thời sự -
Hà Anh -
11:32, 21/07/2024 Trên cương vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành tình cảm và sự quan tâm đặc biệt đến đồng bào các DTTS trên cả nước. Tình cảm và sự quan tâm đặc biệt ấy chính là tài sản vô giá trong sự nghiệp xây dựng, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc…
Thực hiện mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) đến nay, trên địa bàn tỉnh Gia Lai, 91,61% người dân có thẻ BHYT. Trong đó, có 84,20% người DTTS trên địa bàn toàn tỉnh tham gia BHYT.