Đầu năm 2024, UBND huyện đã chính thức phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng “Nhân rộng mô hình chăn nuôi dê địa phương sinh sản theo nhóm hộ”. Đến nay, nguồn lực từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã hỗ trợ 3.400 con dê giống để cấp phát cho nhiều hộ đồng bào DTTS ở các xã Tà Rụt, Mò O, A Ngo, Húc Nghì (Đakrông, Quảng Trị).
Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã dành nhiều tỷ đồng, đầu tư, nâng cấp các công trình hạ tầng cơ sở vùng DTTS Nghệ An. Nhờ thế, bộ mặt nông thôn miền núi đã có nhiều khởi sắc, đồng bào được thụ hưởng tốt hơn những lợi ích từ các dự án mang lại.
Tin tức -
Duy Khánh -
15:29, 21/10/2024 Ngày 21/10, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Cao Bằng tổ chức gặp mặt Đoàn đại biểu dân tộc thiểu số (DTTS) tiêu biểu năm 2024, gồm 26 đại biểu DTTS tiêu biểu của các huyện, thành phố, sau chuyến đi tham quan và học tập của Đoàn tại một số tỉnh, thành phố. Tham dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Hà Ngọc Giáp, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Hoàng Văn Thạch, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh...
Chiều ngày 20/10, Đoàn Công tác của tỉnh Thái Nguyên, do đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo, Trưởng ban Tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV, năm 2024 làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà gia đình đối tượng chính sách là người DTTS tiêu biểu trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
Sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III, trong giai đoạn 2019 – 2024, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cùng Nhân dân trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển kinh tế-xã hội, đến nay diện mạo vùng đồng bào DTTS của tỉnh Bạc Liêu ngày càng khởi sắc, đời sống của đồng bào DTTS ngày càng được nâng lên. Góp phần cho thành quả này, có sự đóng góp quan trọng của Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Các vị luôn tiên phong đi đầu trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các phong trào hoạt động, thi đua xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, góp phần xây dựng chính quyền, xây dựng bản làng, phum sóc ngày càng phát triển.
Thời gian qua, đội ngũ thanh niên, sinh viên là người DTTS luôn được quan tâm, tạo điều kiện được học tập, nâng cao trình độ mọi mặt… Tuy nhiên, thực tế hiện nay, thanh niên DTTS vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do vùng DTTS vẫn tồn tại những rào cản liên quan đến thói quen, tập tục lạc hậu, những định kiến giới, khuôn mẫu giới. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Hoàng Thị Hạnh, nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc xung quanh vấn đề này.
Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn đã có Kết luận số 1895- KL/TU, về việc tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Lạng Sơn lần thứ IV, năm 2024.
Phóng sự -
T.Nhân-H.Trường -
11:11, 17/10/2024 Chúng tôi về An Lão, tỉnh Bình Định khi thời tiết giao mùa, những cơn mưa rả rích làm dịu không khí sau một mùa nắng bỏng rát. Xa xa trên ngọn núi bảng lảng sương mù, tạo nên không gian u tịch đặc trưng của đại ngàn. Tại Khu tái định cư (TĐC) An Dũng không khí nhộn nhịp, đầy sức sống toát lên từ mỗi con người nơi đây. Xen lẫn giữa những ngôi nhà được xây dựng hiện đại là những căn nhà sàn truyền thống của đồng bào DTTS, tạo điểm nhấn độc đáo giữa núi rừng.
Nhìn lại 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bắc Kạn lần thứ III, năm 2019, cho thấy, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã đồng lòng phấn đấu, tranh thủ các nguồn lực từ chương trình, dự án, chính sách dân tộc; phát huy nội lực trong các tầng lớp Nhân dân, đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội. Qua đó, tạo tiền đề, động lực để thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi trong những năm tiếp theo.
Cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang được triển khai tại 84 xã, phường, thị trấn của 13 huyện, thành phố. Mặc dù số liệu thống kê từ ngành chức năng chưa được công bố chính thức, song từ cuộc điều tra thu thập thông tin đã cho thấy nhiều chỉ số, thông tin vùng đồng bào DTTS ở những địa bàn điều tra đã có sự đổi thay tích cực. Kết quả này là từ thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách đầu tư, hỗ trợ các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Đakrông là huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị có phần lớn người dân là đồng bào DTTS. Vì thế, huyện rất quan tâm xây dựng, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ người DTTS. Từ đó, tạo nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển hiệu quả kinh tế - xã hội địa phương.
Những năm qua, Người có uy tín trên địa bàn huyện Thanh Sơn đã trở thành “điểm tựa” trong cộng đồng, luôn tích cực nêu gương, đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần giảm nghèo và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tin tức -
Văn Hoa - Đỗ Sâm -
13:08, 09/10/2024 Ngày 8/10, tại Thành phố Hòa Bình, Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Hội thảo chuyên đề “Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) với sự phát triển vùng DTTS tỉnh Hòa Bình”. Ông Hà Văn Di, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh chủ trì Hội thảo.
Nhằm thực hiện mục tiêu chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em (Dự án 7) trong Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN), giai đoạn 2021-2030, thời gian qua, huyện Đại Từ đã triển khai đa dạng các hoạt động, qua đó nâng cao nhận thức về thể trạng cũng như sức khoẻ của bà con trên địa bàn.
Sóng GPS nhiều nơi thiếu ổn định, địa bàn xa cách, bất đồng ngôn ngữ… là những trở ngại ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của việc điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024 tại Nghệ An. Nhưng bù lại, đội ngũ Người có uy tín, già làng, trưởng bản… là những “trợ thủ” đắc lực trong phiên dịch, dẫn đường, tuyên truyền, vận động người dân… chung tay vì cuộc cuộc điều tra 53 DTTS.
Đồng bào DTTS của tỉnh Sóc Trăng là 423.000 người (chiếm 35,4% dân số của toàn tỉnh), trình độ dân trí không đồng đều, đời sống còn đối mặt nhiều khó khăn do những yếu tố thổ nhưỡng, khí hậu biến đổi bất thường tác động. Để hoàn thành tốt cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024 (Cuộc điều tra 53 DTTS) trên địa bàn, tỉnh đã chú trọng đưa công tác tuyên truyền, vận động đi trước một bước, để đồng bào các dân tộc nắm bắt thông tin, nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng để phối hợp cung cấp đầy đủ thông tin khách quan, trung thực.
Ngày 4/10, tại Hà Nội, Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia khu vực miền Bắc, với chủ đề "Rà soát, xác định vấn đề xã hội cấp thiết với phụ nữ, trẻ em vùng DTTS và miền núi; khuyến nghị, đề xuất nội dung, giải pháp vận động, hỗ trợ phụ nữ DTTS giai đoạn tiếp theo".
Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS được tiến hành 5 năm một lần, kết quả của mỗi cuộc điều tra là cơ sở quan trọng trong việc hoạch định các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Điểu Mưu, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc Địa phương, Ủy ban Dân tộc nhìn nhận về những vấn đề cấp thiết qua công tác giám sát cuộc điều tra thông tin thu thập năm 2024 của ngành Công tác dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên.
Gương sáng -
Tào Đạt - Thanh Nga -
14:35, 03/10/2024 Trong những năm gần đây, đến hẹn, tầm 7 giờ sáng, trước cửa tiệm cắt tóc của anh Nguyễn Quốc Việt ở huyện Tuần Giáo (Điện Biên) đều có hàng chục người đứng chờ sẵn đợi nhận quần áo tặng miễn phí...
Giáo dục -
Thảo Khánh -
18:54, 02/10/2024 Thời gian qua, huyện Đại Từ luôn dành sự quan tâm đến công tác giáo dục đào tạo, đặc biệt là giáo dục vùng DTTS và miền núi. Thực hiện Dự án 5 về phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) có ý nghĩa đặc biệt, đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo vùng DTTS trên địa bàn huyện.