Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thái Nguyên: Ấm tình đồng bào trong những căn nhà mới

Thảo Khánh - 09:00, 26/11/2024

Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) Giảm nghèo bền vững, tỉnh Thái Nguyên đã và đang đẩy mạnh triển khai hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, tỉnh còn huy động tối đa các nguồn lực xã hội trên cơ sở đa dạng hóa hình thức để đảm bảo các hộ dân ổn định về nhà ở.

Căn nhà khang trang kiên cố của gia đình ông Trần Văn Lữ và bà Trần Thị Nhung (xóm Giữa 1, xã Văn Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) đã giúp ông bà an cư lạc nghiệp.
Căn nhà khang trang, kiên cố của gia đình ông Trần Văn Lữ và bà Trần Thị Nhung (xóm Giữa 1, xã Văn Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) đã giúp ông bà an cư lạc nghiệp

Theo số liệu thống kê, năm 2024, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên có 104 hộ nghèo có nhu cầu xây mới nhà ở, trong đó 62 hộ đủ điều kiện xây mới (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; kinh phí đối ứng để xây nhà...). Huyện phấn đấu hỗ trợ 100% hộ nghèo đủ điều kiện xây mới nhà ở, ổn định cuộc sống.

Bên cạnh 62 hộ đủ điều kiện xây mới, huyện Đại Từ còn 56 hộ nghèo ở 17 xã, thị trấn có nhu cầu được hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở nhưng còn gặp khó khăn, như: chưa có đất ở (đang ở cùng bố, mẹ, anh, em…); nhà ở chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gia đình neo đơn, không có kinh phí đối ứng để thực hiện…

Đối với những hộ không có kinh phí đối ứng, địa phương vận động nguồn lực tại chỗ đối ứng với nguồn hỗ trợ của các cấp, để hỗ trợ các hộ xây mới nhà ở. Còn với những hộ đang vướng mắc về thủ tục cho, tặng, đất ở không trong quy hoạch… Ủy ban nhân dân (UBND) huyện yêu cầu các phòng chuyên môn, các xã, thị trấn báo cáo tiến độ giải quyết hằng tháng để có giải pháp tháo gỡ vướng mắc.

Mùa mưa bão năm nay, gia đình ông Trân Văn Lữ (sinh năm 1960) và bà Trần Thị Dung (sinh năm 1964) ở xóm Giữa I, xã Văn Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên không còn phải lo lắng sống trong ngôi nhà xập xệ. Bởi, hai ông bà đã được hỗ trợ để xây dựng căn nhà mới khang trang, kiên cố.

Ông Lữ chia sẻ: Gia đình chúng tôi sống chủ yếu bằng nghề làm nông, thu nhập bấp bênh, sức khoẻ yếu nên nhiều năm liền là hộ nghèo của xã. Năm 2023, gia đình được địa phương hỗ trợ 50 triệu đồng và cho vay 100 triệu đồng, để xây dựng căn nhà mới. Sau hơn 3 tháng thi công, công trình đã hoàn thành. Ngôi nhà có tổng diện tích 100m2, mái lợp tôn, với 3 phòng, nền lát gạch. Có nhà mới, chúng tôi vô cùng yên tâm và cố gắng nỗ lực chăm chỉ lao động để ổn định cuộc sống.

Còn tại huyện Phú Lương, là huyện miền núi nhiều khó khăn của tỉnh Thái Nguyên, Phú Lương hiện còn 726 hộ nghèo, 790 hộ cận nghèo, trong đó nhiều hộ gia đình nghèo, cận nghèo đang ở nhà tạm, nhà dột nát, không thể tự lo kinh phí để xây mới hoặc sửa chữa có nhu cầu được hỗ trợ.

Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở cho Đặng Thị Lợi (xóm Nà Tủm, xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên)
Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ bà Đặng Thị Lợi (xóm Nà Tủm, xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên)

Trước thực tế đó, thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huy động mọi nguồn lực trong xã hội, hỗ trợ xây dựng nhà ở, góp phần tạo niềm tin, động lực cho hộ nghèo vươn lên phát triển kinh tế.

Bà Đặng Thị Lợi, xóm Nà Tủm, xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên thuộc diện hộ nghèo, sống một mình, tuổi tác đã cao. Nhiều năm qua, bà Lợi phải sống trong căn nhà tranh tre tạm bợ, dột nát, không có khả năng lao động nên cuộc rất khó khăn, chủ yếu nhờ sự giúp đỡ của tập thể xã và bà con hàng xóm. Năm 2023, thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình bà được Nhà nước hỗ trợ để xây dựng ngôi nhà mới khang trang.

“Lúc xây dựng ngôi nhà mới, tôi nhận được sự hỗ trợ rất nhiều cả về vật chất lẫn tinh thần từ chính quyền địa phương. Người dân trong xóm đến động viên, chia sẻ công sức với tôi, để ngôi nhà được sớm hoàn thành. Năm nay, tôi đã được ở trong ngôi nhà kiên cố rồi. Vì thế, mùa mưa bão kéo đến, cũng không còn cảm giác nơm nớp lo sợ nữa. Không biết nói gì hơn, tôi chỉ biết gửi lời cảm ơn đến Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương đã hỗ trợ gia đình tôi rất nhiều…”, bà Lợi chia sẻ.

Bà Nguyễn Thúy Hằng, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lương: Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giúp đỡ, hỗ trợ các hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát mà địa phương đang thực hiện có tác động trực tiếp tới tình hình an sinh - xã hội, là tiêu chí quan trọng trong công cuộc giảm nghèo, tiến đến xây dựng nông thôn mới. Địa phương đã huy động cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở đồng hành với các hộ nghèo, giúp họ tháo gỡ khó khăn về nhà ở, để chuyên tâm phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo, cùng nhau thực hiện thắng lợi mục tiêu chung giảm nghèo bền vững trên toàn huyện.

Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lương nhấn mạnh, để tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025, các cấp ủy, chính quyền tiếp tục quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức, đồng thời, hoàn thiện cơ chế, chính sách về giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, chỉ đạo, điều hành, phối hợp tổ chức nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình; triển khai dự án, tiểu dự án, chính sách giảm nghèo thường xuyên, tín dụng chính sách xã hội hỗ trợ giảm nghèo; kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giảm nghèo.

Có thể thấy, Đề án Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện Phú Lương nói riêng và tỉnh Thái Nguyên là một chính sách mang tính nhân văn sâu sắc không chỉ góp phần cải thiện về điều kiện nhà ở cho nhiều hộ nghèo, gia đình người có công với cách mạng, mà còn tạo chuyển biến về đời sống vật chất, tinh thần. Đồng thời, từ đó góp phần hoàn thành tiêu chí nhà ở trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Lương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Động lực xóa bỏ “5 nhất” ở Cao Bằng: Thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719 để không còn nghèo nhất (Bài 1)

Động lực xóa bỏ “5 nhất” ở Cao Bằng: Thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719 để không còn nghèo nhất (Bài 1)

Cao Bằng hiện là một trong những tỉnh có nhiều địa bàn khó khăn nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất, tỷ lệ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất, tỷ lệ nghèo cao nhất, điều kiện kinh tế - xã hội hạn chế nhất. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xác định là động lực để tỉnh quyết tâm xóa “5 nhất” này.
Tin nổi bật trang chủ
Hòa Bình: Đánh thức tiềm năng lòng hồ để phát triển du lịch

Hòa Bình: Đánh thức tiềm năng lòng hồ để phát triển du lịch

Công tác Dân tộc - Lê Anh - 23:08, 09/12/2024
Lòng hồ Hòa Bình, món quà kỳ diệu của thiên nhiên, đang mở ra cơ hội để huyện Đà Bắc – một địa phương từng được xem là "đi sau" trên bản đồ du lịch – có hướng phát triển mới. Bằng cách giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, nơi đây ngày càng thu hút đông đảo du khách đến tham quan và trải nghiệm.
Hiệu quả xóa đói giảm nghèo ở Sơn Dương

Hiệu quả xóa đói giảm nghèo ở Sơn Dương

Công tác Dân tộc - PV - 23:04, 09/12/2024
Huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đang từng bước thực hiện mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát và hỗ trợ các hộ nghèo phát triển kinh tế, đảm bảo đạt tiêu chí nông thôn mới vào năm 2025.
Thông cáo báo chí Chương trình phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thông cáo báo chí Chương trình phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thời sự - PV - 21:00, 09/12/2024
Chiều 9/12, Văn phòng Quốc hội có Văn bản số 3090/VPQH-TT đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí đăng Thông cáo báo chí về dự kiến Chương trình phiên họp thứ 40 (tháng 12/2024) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Cao Bằng nỗ lực triển khai Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng nỗ lực triển khai Chương trình MTQG 1719

Media - BDT - 20:55, 09/12/2024
Trong thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã có nhiều hoạt động để nỗ lực đẩy mạnh thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, trong đó có Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Sau gần 17 năm thu hồi đất vẫn chưa giải quyết quyền lợi thỏa đáng cho người dân

Bình Định: Sau gần 17 năm thu hồi đất vẫn chưa giải quyết quyền lợi thỏa đáng cho người dân

Pháp luật - Tiếng Dân - 20:47, 09/12/2024
Dự án xây dựng Khu Phi thuế quan, Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định) bắt đầu thực hiện công tác bồi thường GPMB cho các hộ dân từ đầu năm 2007. Nhưng vì nhiều nguyên nhân, việc bồi thường cho những hộ bị ảnh hưởng bởi dự án chưa chính xác, khiến cho việc khiếu nại, khiếu kiện kéo dài. Trong đó có hộ ông Huỳnh Văn Cảnh đã “đội đơn” khiếu nại khắp nơi nhưng quyền lợi vẫn chưa được giải quyết thoả đáng.
Chong đèn “nuôi” hoa Tết

Chong đèn “nuôi” hoa Tết

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 9/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đa dạng hình thức lan tỏa văn hóa đọc, Chong đèn “nuôi” hoa Tết, “Cao nguyên trắng” Bắc Hà - Điểm đến hấp dẫn vùng Tây Bắc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đổi thay ở Đăk Tơ Ver

Đổi thay ở Đăk Tơ Ver

Công tác Dân tộc - Hòa Bình - 20:34, 09/12/2024
Những năm qua, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) xã Đăk Tơ Ver, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai đã được đầu tư công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu, phát triển sản xuất. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống người dân, diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới.
Chiêm Hoá (Tuyên Quang): Người có uy tín - “cầu nối” ý Đảng lòng dân

Chiêm Hoá (Tuyên Quang): Người có uy tín - “cầu nối” ý Đảng lòng dân

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 20:31, 09/12/2024
Những Người có uy tín, trưởng thôn gương mẫu tại huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) với tinh thần trách nhiệm cao, không quản khó khăn đến từng hộ dân, bằng uy tín của mình đã trở thành cầu nối quan trọng đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào các dân tộc, nhất là vùng sâu, vùng xa.
Nữ nghệ nhân dân tộc Khmer làm

Nữ nghệ nhân dân tộc Khmer làm "sống dậy" làng nghề

Kinh tế - Tào Đạt - Như Tâm - 20:27, 09/12/2024
Bằng tâm huyết của mình, chị Trương Thị Bạch Thủy, dân tộc Khmer, Giám đốc Hợp tác xã Mây tre đan Thủy Tuyết, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, trong nhiều năm qua đã làm thay đổi diện mạo, khơi dậy sức sống mới cho làng nghề đan đát (miền Bắc gọi là đan lát) truyền thống Phú Tân và tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương.
Thanh Hóa: Công bố 12 tuyến du lịch đi bộ trong rừng

Thanh Hóa: Công bố 12 tuyến du lịch đi bộ trong rừng

Du lịch - Minh Nhật - 20:26, 09/12/2024
Tại huyện miền núi Bá Thước, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức công bố các tuyến du lịch đi bộ trong rừng (Trekking tour) trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh.
Cà Mau quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát

Cà Mau quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - Tào Đạt - 20:18, 09/12/2024
Với hơn 235 tỷ đồng thực hiện Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát đến năm 2025, tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu hoàn thành xây mới, sửa chữa nhà ở đối với các hộ đủ điều kiện.