Trong khuôn khổ chuyến công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Yên Bái, ngày 13/8, ông Hà Việt Quân - Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với huyện Mù Cang Chải.
Media -
BDT -
20:00, 13/08/2024 Bản tin tổng hợp ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/8, có những thông tin đáng chú ý sau: Khẩn trương triển khai các nhiệm vụ cấp bách ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét. Thành phố Buôn Ma Thuột nói không với các sản phẩm từ động vật hoang dã. Gương sáng trong Cuộc vận động làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Để nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ, từ thực tiễn cho thấy, những giải pháp căn cơ nhất là, cần tăng cường đầu tư, hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tạo sinh kế, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện môi trường sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân…
Đầu tư hạ tầng thiết yếu là một trong những nội dung quan trọng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Theo đó, tỉnh Thái Nguyên đã tập trung chỉ đạo, triển khai, nhằm đảm bảo tiến độ nên đã đạt hiệu quả, nhờ đó, chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS ngày càng được nâng cao.
Media -
BDT -
20:00, 12/08/2024 Bản tin tổng hợp ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 12/8, có những thông tin đáng chú ý sau: Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024. Hấp dẫn sản phẩm bánh Đá Hà Giang. Dân làng Ktu đổi đời nhờ trồng sầu riêng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.
Từ ngày 01/7 đến ngày 15/8/2024, Ủy ban Dân tộc phối hợp cùng Tổng cục Thống kê tiến hành cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ III (gọi tắt là cuộc điều tra). Để cuộc điều tra đạt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, việc huy động cả hệ thống chính trị và đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín, nhân sỹ, trí thức trong đồng bào DTTS tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc chủ động cung cấp thông tin có ý nghĩa then chốt.
Xã hội -
Lâm Tấn Bình -
18:08, 12/08/2024 Vừa qua, Bảo tàng cổ vật Mũi Né và CLB UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật Bình Thuận phối hợp với Hội Cựu Thanh niên xung phong tỉnh Bình Thuận tổ chức đợt hoạt động từ thiện xã hội đến xã miền núi Phan Tiến, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
Song song với việc thực hiện các chương trình, chính sách của Trung ương, tỉnh Đắk Nông đã xây dựng và triển khai thực hiện nhiều chính sách đặc thù đối với đồng bào DTTS. Thực hiện hiệu quả công tác dân tộc (CTDT), chính sách dân tộc (CSDT) không chỉ làm thay đổi diện mạo buôn làng, mà còn giúp đồng bào DTTS giảm nghèo bền vững.
Sau 05 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III – năm 2019, từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc, tỉnh Sóc Trăng đã đạt được những thành tựu ấn tượng trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc; diện mạo nông thôn, vùng DTTS của tỉnh đã thay đổi rõ nét; đời sống của người dân được nâng lên một bước. Từ những kết quả đã đạt được, Sóc Trăng xác định, tiếp tục ưu tiên phát triển toàn diện, bền vững vùng DTTS của tỉnh.
Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo đến với đồng bào DTTS, miền núi. Thông qua các dự án, chương trình giảm nghèo đã tạo động lực, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo của người dân. Qua đó, từng bước thay đổi diện mạo của khu vực miền núi, nâng cao đời sống Nhân dân.
Thực hiện Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hậu Giang đã triển khai nhiều hoạt động, mô hình thúc đẩy bình đẳng giới tại 4 ấp của xã Lương Nghĩa và 2 ấp của xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ.
Phóng sự -
Khánh Ngân -
00:16, 12/08/2024 Ngoài dân tộc Kinh, Quảng Bình còn có 2 DTTS là Chứt và Bru Vân Kiều sinh sống. Những năm gần đây, phong trào xây dựng hương ước ở các bản làng vùng DTTS ở Quảng Bình ngày càng phát triển và lan tỏa, tác động tích cực đến đời sống đồng bào. Từ các hương ước, nhiều hủ tục ở vùng DTTS được bài trừ, người dân cùng nhau đoàn kết, xây dựng cuộc sống mới.
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Sóc Trăng lần thứ IV - năm 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 18/8 tới đây. Là tỉnh có tỷ lệ đồng bào Khmer sinh sống đông nhất nước, tỉnh Sóc Trăng xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng bào các dân tộc, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng DTTS của tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Sóc Trăng lần IV - năm 2024, xung quanh nội dung này.
Năm 2024 là năm bản lề quan trọng để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025. Việc hoàn thành mục tiêu của các Chương trình này được kỳ vọng sẽ cải thiện mức sống dân cư, nhất là ở vùng DTTS và miền núi.
Media -
BDT -
17:00, 10/08/2024 Thương mại điện tử là xu thế tất yếu, là kênh quảng bá và tiêu thụ sản phẩm hiệu quả. Hiện nay, cả nước ta có hơn 10 nghìn sản phẩm OCOP được chứng nhận từ 3 sao trở lên, quá nửa trong số đó nằm ở những vùng miền núi, vùng DTTS. Và, đầu ra cho các sản phẩm này qua thương mại điện tử vẫn còn vô vàn khó khăn. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Sản phẩm vùng DTTS gian nan tìm đầu ra qua thương mại điện tử
Tin tức -
Văn Hoa - Vũ Hường -
16:15, 10/08/2024 Nhằm xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, UBND huyện Kim Bôi đã ban hành Kế hoạch 160/KH-UBND về Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật “Giảm thiểu tình trạng TH-HNCHT của các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024”.
Ngọc Hồi (Kon Tum) là huyện biên giới, toàn huyện có 8 xã, thị trấn; với 17 dân tộc sinh sống, trong đó có các dân tộc tại chỗ là Brâu, Xơ Đăng, Gié Triêng. Những năm qua, với sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện đã được gìn giữ và phát huy.
Để tháo gỡ những vướng mắc trong việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), ngày 18/01/2024 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Nghị quyết được đánh giá sẽ tháo gỡ nhiều vướng mắc trong tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, sau khi Nghị quyết được ban hành triển khai, các địa phương vẫn tiếp tục gặp lúng túng, trong đó việc áp dụng cơ chế đặc thù vẫn chưa thực sự được vận hành thông thoáng, là một trong những nguyên nhân làm cho tốc độ giải ngân vẫn còn chưa theo kịp kế hoạch đề ra.
Xã hội -
Minh Nhật -
15:36, 10/08/2024 Từ đầu năm đến nay, tại một số huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái và Lai Châu đã có nhiều phụ nữ DTTS kết hôn với người nước ngoài, trong đó xã Nậm Có, Mù Cang Chải (Yên Bái) chỉ tính riêng tháng 7/2024 có tới 27 trường hợp.