Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) được tỉnh Quảng Ninh triển khai từ năm 2013. Đến nay, Chương trình này đã khẳng định được hiệu quả và trở thành thương hiệu riêng của tỉnh Quảng Ninh, góp phần nâng cao giá trị sản xuất. Trong tổng số 362 sản phẩm OCOP của tỉnh, có 11 sản phẩm đạt 4-5 sao, trong số đó có sản phẩm trà hoa vàng của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Ba Chẽ.
Hiện nay, phong trào “chung tay chống rác thải nhựa” đã và đang lan tỏa khắp cả nước. Ở nhiều vùng DTTS, các tổ chức đoàn cơ sở đã có nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa để hưởng ứng phong trào này.
Chiều ngày 7/6, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Quốc Tuấn đã thân mật tiếp Đoàn học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) Trường Phổ thông DTNT Trung học cơ sở huyện Di Linh và Đoàn học sinh DTTS Trường THPT liên huyện phía Nam tỉnh Lâm Đồng. Đoàn gồm 160 em học sinh, cùng 20 cán bộ, giáo viên thuộc 2 trường.
Thời điểm này, nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trong cả nước đã và đang khẩn trương tổ chức đại hội Đại biểu các DTTS cấp huyện lần thứ III năm 2019. Đại hội là dịp tổng kết, đánh giá toàn diện các kết quả đạt được trên mọi lĩnh vực kinh tế-văn hóa-xã hội, đặc biệt là việc thực hiện chính sách dân tộc tại các địa phương. Đồng thời cũng là dịp biểu dương, ghi nhận những đóng góp của các đại biểu người DTTS điển hình trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
Ngày 06/06/2019, huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ III-năm 2019. Tham dự Đại hội có ông Hồ Văn Thế, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy, ông Bùi Đức Chánh, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi... đại diện các cơ quan, đơn vị, UBND các xã thuộc huyện Tây Trà và 150 đại biểu, đại diện cho gần 20 ngàn đồng bào các DTTS của huyện Tây Trà.
Lang Chánh là một huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, có đông đồng bào các DTTS cùng chung sống. Lang Chánh được thụ hưởng nhiều dự án, chính sách hỗ trợ như: Chương trình 30a, Chương trình 135 và Chương trình xây dựng nông thôn mới... Theo đó kinh tế-xã hội của huyện đang từng ngày phát triển, đời sống Nhân dân được nâng cao.
Trong số báo 1519, ra ngày 22/5/2019, Báo Dân tộc và Phát triển đã có bài viết phản ánh việc điều chỉnh chính sách giáo dục dân tộc của tỉnh Vĩnh Phúc trong năm học tới đây. Theo đó, từ năm học 2019-2020, địa phương này sẽ dừng tuyển sinh lớp 6 và lớp 10 đối với các trường Dân tộc Nội trú (DTNT). Chủ trương này được cho là phù hợp trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, xung quanh việc thay đổi này vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm.
Sáng ngày 7/6, huyện Như Xuân, tỉnhThanh Hóa long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ III năm 2019. Tham dự Đại hội có ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, ông Lương Văn Tưởng,Trưởng ban Dân tộc tỉnh và 150 đại biểu tiêu biểu đại diện cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.
Trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện có 1.150 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đồng lòng, đoàn kết sát cánh cùng với Đảng bộ, chính quyền trong bảo vệ và xây dựng quê hương. Một trong những nhân tố tạo nên thành quả này chính là đội ngũ Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS.
Thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn bộ máy và tinh giản biên chế, trong hai năm 2017-2018, tỉnh Kon Tum đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch thực hiện chủ trương này. Theo phản ánh của người dân, trong quá trình thực hiện sắp xếp các thôn, làng, nhiều đơn vị hành chính cấp thôn đã được đổi tên một cách cơ học, như thôn 1, thôn 2, thôn 3, trong khi đồng bào các DTTS muốn sử dụng tên gọi cũ: Làng Kon Pông, làng Tam Mơ Nang… bởi mỗi tên làng đều có ý nghĩa riêng, mang bản sắc của đồng bào. Tuy nhiên, sự thực có phải vậy không?
Ngày 6/6/2019, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV đã khép lại sau 2,5 ngày làm việc. Nhiều vấn đề “nóng”, bức xúc trong xã hội đã được mổ xẻ, phân tích, tìm giải pháp. Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh thay mặt Chính phủ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Trong đó, Phó Thủ tướng khẳng định sẽ ưu tiên nguồn lực hỗ trợ vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi.
Như Xuân là một trong 7 huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa có đông đồng bào DTTS sinh sống được Chính phủ đầu tư theo Nghị quyết 30a giai đoạn 2009-2020. Với những chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế, xã hội những năm gần đây, Như Xuân đã trở thành huyện đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa ra khỏi danh sách huyện 30a.
Huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh có trên 96% là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), với 9 dân tộc cùng sinh sống. Trước nguy cơ trang phục truyền thống của các dân tộc đang dần bị mai một, huyện Bình Liêu đã có nhiều nỗ lực, đưa ra các giải pháp để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các DTTS.
Năm 2019, toàn tỉnh Kon Tum có hơn 800 người được công nhận là Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Người có uy tín không những làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mà còn là tấm gương, là lực lượng nòng cốt góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con tại các thôn, làng.
Trong những năm qua, công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành quan tâm và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn, thách thức lớn đang đặt ra, đặc biệt là đối với trẻ em vùng DTTS, miền núi. Để giải quyết thách thức đó, cần tăng cường các giải pháp hữu hiệu hơn.
Tin tức -
Sỹ Hào -
09:49, 05/06/2019 Các xã biên giới-dân cư chủ yếu là đồng bào các DTTS, là địa bàn chiến lược về quốc phòng-an ninh, là “phên dậu” của quốc gia. Đây vẫn là vùng có điều kiện kinh tế-xã hội còn rất nhiều khó khăn. Do đó, để ổn định đời sống cho người dân nơi biên giới thì Nhà nước cần tăng cường đầu tư về mọi mặt là việc làm cần thiết.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV đang diễn ra được nửa chặng đường. Nhiều vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi được các đại biểu quan tâm, kiến nghị. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển xin trích lược một số ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp.
Sáng 4/6, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Tọa đàm tham gia ý kiến vào Dự thảo giải nghĩa 11 mục từ phục vụ Đề án Tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Tham dự Tọa đàm có lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc UBDT, các nhà khoa học tham gia thực hiện Đề tài. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Phan Văn Hùng, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ UBDT chủ trì buổi Tọa đàm.
Duy trì hoạt động các câu lạc bộ (CLB) bình đẳng giới, giáo dục bình đẳng giới trong trường học, tăng cường vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực… là những giải pháp được các đại biểu đưa ra tại Hội nghị công tác bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2019 do Ủy ban Dân tộc tổ chức vừa qua, nhằm rút ngắn khoảng cách về bất bình đẳng giới. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển xin trích lược một số ý kiến tiêu biểu về vấn đề này tới bạn đọc.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV đang diễn ra với những dấu ấn của Quốc hội trong tranh luận, phản biện. Cử tri phấn khởi khi nhiều vấn đề liên quan đến vùng dân tộc thiểu số, miền núi được thảo luận, mổ xẻ tại kỳ họp trước và kỳ vọng vào sự đổi thay hơn nữa tại kỳ họp này. Trên từng bản làng, phum, sóc… đồng bào DTTS luôn hướng về Quốc hội với niềm tin về sự đổi mới