Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Củng cố phên giậu quốc gia

Sỹ Hào - 09:49, 05/06/2019

Các xã biên giới-dân cư chủ yếu là đồng bào các DTTS, là địa bàn chiến lược về quốc phòng-an ninh, là “phên dậu” của quốc gia. Đây vẫn là vùng có điều kiện kinh tế-xã hội còn rất nhiều khó khăn. Do đó, để ổn định đời sống cho người dân nơi biên giới thì Nhà nước cần tăng cường đầu tư về mọi mặt là việc làm cần thiết.

Bài 1: Vùng biên thiếu việc, vắng người

Tìm về các thành phố lớn, hoặc chấp nhận mạo hiểm ra nước ngoài làm thuê,… lâu nay là một lựa chọn khá phổ biến của lao động ở các xã biên giới. Điều này làm cho dân cư vùng biên vốn đã ít lại càng thưa thớt hơn.

Ra đi để tìm việc

Thanh Long là xã biên giới khu vực III của huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Xã có 725 hộ dân (chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày, Nùng) thì tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 42%. Thanh Long khó khăn đến nỗi, thu ngân sách trên địa bàn những năm qua chưa vượt mốc… 10 triệu đồng/năm. Thậm chí, năm 2017, xã đặt mục tiêu thu ngân sách trên địa bàn 8 triệu đồng, đến cuối năm cũng chỉ thu được hơn 6 triệu đồng.

Thanh Long nghèo không phải vì xã không có điều kiện để phát triển. Theo lý giải của ông Đàm Văn Trò, Chủ tịch UBND xã Thanh Long, ngoài nguyên nhân cơ sở hạ tầng yếu kém thì một nguyên nhân quan trọng khác khiến xã khó khai thác tiềm năng đất lâm nghiệp để phát triển kinh tế là do thiếu lực lượng lao động. Xã có gần 39 nghìn ha đất tự nhiên, trong đó có 225ha đất trồng lúa, nhưng chỉ có 3.167 nhân khẩu sinh sống; vị chi mật độ dân số chỉ đạt 12 người/km2.

Nhiều địa bàn biên giới hiện rất thiếu lao động, nhất là lao động trẻ. (Ảnh chụp tại xã biên giới Thanh Lòa, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) Nhiều địa bàn biên giới hiện rất thiếu lao động, nhất là lao động trẻ. (Ảnh chụp tại xã biên giới Thanh Lòa, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn)

Lại càng khó khăn hơn cho Thanh Long khi dân số trong độ tuổi lao động của xã thường rời quê sang Trung Quốc làm thuê. Theo thống kê của UBND xã, bình quân mỗi năm có hàng nghìn lượt lao động trên địa bàn sang bên kia biên giới làm thuê. Chưa tính đến những yếu tố rủi ro khác khi xuất cảnh trái phép, thu nhập từ việc làm thuê bên nước bạn cũng chỉ đủ cho chi phí sinh hoạt hằng ngày.

Thực trạng này không chỉ riêng xã Thanh Long mà xảy ra ở 21 xã biên giới của tỉnh Lạng Sơn. Tại Hội thảo góp ý Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi, vùng ĐBKK giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 được UBDT tổ chức tại Bắc Kạn mới đây, ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn đã cảnh báo, ở nhiều thôn bản giáp biên của tỉnh hiện chỉ có người già và trẻ nhỏ; dân số trong độ tuổi lao động hầu như rất ít ở địa phương mà đi khắp nơi để làm thuê kiếm sống.

Chưa có giải pháp “giữ chân”

Không chỉ ở 21 xã biên giới của tỉnh Lạng Sơn mà ở nhiều địa bàn giáp biên khác trên cả nước, tình trạng thiếu hụt lao động cũng đang rất báo động. Ngay cả với những địa phương được chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) thì tình trạng này cũng đang là rào cản.

Như xã biên giới Đại Sơn, huyện Phục Hòa (Cao Bằng) đang phấn đấu về đích NTM trong năm 2019. Là vùng nguyên liệu mía lớn nhất của tỉnh Cao Bằng, nhưng khó khăn lớn nhất của Đại Sơn hiện nay là thiếu hụt lực lượng lao động trẻ.

Theo ông Trương Đàm Hưng, Chủ tịch UBND xã Đại Sơn, để giữ được lao động trẻ ở lại địa phương thì phải tạo được việc làm, thu nhập ổn định cho họ. Do khó hỗ trợ đất sản xuất nên lao động cần được hỗ trợ chuyển đổi nghề hoặc đào tạo nghề phù hợp. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn chưa cao, nhiều lao động đã học nghề nhưng không thể làm nghề, buộc phải đi nơi khác tìm kiếm việc làm.

Chia sẻ của Chủ tịch UBND xã Đại Sơn đã gợi lại một vấn đề không mới nhưng chưa bao giờ cũ-đó là hiệu quả của việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thực tế, công tác đào tạo nghề cho lao động cũng đã được các địa phương quan tâm, năm nào cũng giao chỉ tiêu cụ thể, được bố trí ngân sách kịp thời, nhưng hiệu qủa của đào tạo nghề thì cần phải xem lại.

Như huyện biên giới Nậm Pồ (Điện Biên), trong năm 2018, trên địa bàn có 199 lao động được đào tạo nghề, nhưng chỉ có 1/199 lao động phát huy được nghề đã học.

Nguyên nhân của những hạn chế trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được phân tích, mổ xẻ. Trong đó, tình trạng “đi học nghề để lấy chính sách” đang như là một căn bệnh.

Tại Hội thảo góp ý Đề án tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS và miền núi, vùng ĐBKK giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 được tổ chức tại Bắc Kạn, ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn đã dẫn chứng, trong một gia đình, cả bố, mẹ, con cái cùng đăng ký đi học nghề, nhưng chỉ học mỗi một nghề chăn nuôi gà; rồi cả một làng có đến 600 người đăng ký đi học nghề… thiến lợn!. Học nghề như vậy thì tìm việc như thế nào để có thu nhập ổn định?

Không có việc làm, thu nhập bấp bênh nên nhiều lao động ở các địa bàn biên giới buộc phải “ly hương”. Vì vậy, tạo sinh kế để giữ chân người lao động là cấp thiết, trước mắt là xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng biên; về lâu dài là xây dựng vững chắc vùng “phên dậu” của đất nước.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Kinh tế - Giang Lam - 16:34, 01/05/2024
Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Công tác Dân tộc - Thiên An - 16:32, 01/05/2024
Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 15:02, 01/05/2024
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 12:31, 01/05/2024
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 12:29, 01/05/2024
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 12:12, 01/05/2024
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 11:44, 01/05/2024
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 11:37, 01/05/2024
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 11:33, 01/05/2024
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 09:21, 01/05/2024
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.