Thời gian qua, Phú Yên đã vận dụng linh hoạt các chính sách dân tộc như, Chương trình 135, xây dựng nông thôn mới, 30a để giúp các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn của tỉnh giảm được tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao mức sống người dân.
Trong những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã thực hiện việc đầu tư từ nguồn vốn Chương trình 135 một cách có trọng tâm, trọng điểm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Đinh Thị Thảo, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh về vấn đề này.
Thời gian qua, tín dụng chính sách đang tạo điều kiện cho người dân, hộ nghèo đồng bào DTTS có thêm điều kiện phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, ở Đăk Lăk và một số tỉnh Tây Nguyên, tín dụng chính sách đã và đang đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, ổn định tình hình chính trị, an ninh trên địa bàn.
Chúng tôi cùng cán bộ, đoàn viên thanh niên xã Phước Trung, huyện Bác Ái (Ninh Thuận) đến thăm Anh hùng LLVT Chamaleá Châu vào dịp cả nước chuẩn bị kỷ niệm 43 năm giải phóng giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Ánh mắt người Anh hùng rạng rỡ niềm vui khi đội ngũ đoàn viên, thanh niên trong màu áo xanh tình nguyện quây quần bên ông nghe kể chuyện truyền thống đánh giặc hào hùng của quân và dân huyện Bác Ái kiên trung.
LTS: Năm 1998, lần đầu tiên giảm nghèo trở thành một chính sách nằm trong hệ thống chính sách xã hội của quốc gia khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 05/QĐ-TTg phê duyệt 7 Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình mục tiêu về xóa đói giảm nghèo (XĐGN).
Nhờ chính sách đầu tư của Nhà nước, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2018, nguồn vốn đầu tư được tăng lên và tập trung vào việc hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững.
Như chúng tôi đã thông tin ở số báo trước, các số liệu nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB)cho thấy, công tác giảm nghèo nói chung, giảm nghèo ở vùng DTTS nói riêng của Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định.
Sự phát triển của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng ĐBKK luôn có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ những Người có uy tín. Lễ Tuyên dương Người có uy tín, nhân sĩ trí thức và doanh nhân dân tộc thiểu số tiêu biểu toàn quốc năm 2017 do Ủy ban Dân tộc chủ trì tổ chức tháng 12/2017 đã có sức lan tỏa rất lớn trong xã hội. Báo Dân tộc và Phát triển xin giới thiệu đến bạn đọc một số tấm gương Người có uy tín được tuyên dương.
Ngày 5/4, Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo về giảm nghèo, trong đó đánh giá Việt Nam đã đạt kết quả to lớn trong việc giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chứng kiến nhiều biến đổi của buôn làng, đi qua 82 mùa rẫy, già làng người Lạch (thuộc nhóm dân tộc Cơ-ho) ở xã Đạ Chais (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) là ông K’Thành đúc rút ra rằng: ngọn lửa có vai trò hết sức quan trọng trong cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, là biểu tượng của sự ấm áp, no đủ và khát vọng vươn lên.
Hội nghị Cộng tác viên và Bạn đọc khu vực Tây Bắc năm 2018 diễn ra tại Sơn La của Báo Dân tộc và Phát triển vừa khép lại.
Họ là chính là những thanh niên DTTS xuất sắc trong công tác đoàn, được nhận Giải thưởng Lý Tự Trọng nhân dịp kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh năm 2017. Đặc biệt, những cán bộ Đoàn này đang là tấm gương cho thanh niên miền núi học tập noi theo…
Ông Ksor Tâm Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Ayun Pa (Gia Lai), cho biết: Hằng năm, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã đều ban hành kế hoạch hướng dẫn thực hiện công tác dân tộc đến MTTQ xã, phường và các tổ chức thành viên để triển khai thực hiện có hiệu quả.
Là một trong số các đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Thừa Thiên-Huế được vinh dự ra Thủ đô Hà Nội dự Lễ Tuyên dương Người có uy tín, nhân sĩ trí thức và doanh nhân tiêu biểu DTTS toàn quốc lần thứ Nhất năm 2017, già làng Hồ Sỹ Thi, dân tộc Cơ-tu (71 tuổi, ở thôn Ta Rung, xã Hương Sơn, huyện Nam Đông) được bà con trong cộng đồng kính trọng, nể phục. Dù tuổi đã cao, già Thi vẫn tích cực nêu gương sáng trong lao động sản xuất, đi đầu trong mặt trận chống đói nghèo, lạc hậu, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Trong xu thế hội nhập và phát triển, không ít giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lai Châu đang dần mai một. Tuy nhiên, nghề chạm bạc của đồng bào Dao huyện Sìn Hồ vẫn đang được bảo tồn và phát huy, bởi những nét độc đáo riêng biệt mà công nghệ hiện đại không thể làm ra được.
Huyện Cư Kuin, tỉnh Đăk Lăk có 30% đồng bào DTTS sinh sống. Những năm gần đây, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội các cấp huyện Cư Kuin đã thực hiện hiệu quả nhiều giải pháp giúp người dân từng bước thoát nghèo...
Mỗi địa phương có một cách làm riêng để hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Ở huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị), việc xây dựng NTM được thực hiện theo đúng tinh thần vì nhân dân, phát huy vai trò của người dân.
Bá Thước là một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa với hơn 84% dân số là đồng bào DTTS. Thời gian qua, các chính sách dân tộc đã được chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả, giúp cho nhiều hộ đồng bào nơi đây đã thoát nghèo.
Với diện tích đất lâm nghiệp hơn 66.000ha, chiếm 78% tổng diện tích đất tự nhiên, người dân huyện Võ Nhai sinh sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và đồi rừng. Những năm qua, việc triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp với hướng đi chủ đạo là phát triển kinh tế đồi rừng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa đói giảm nghèo cho người dân.
Những năm gần đây, một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Canh Thuận, huyện Vân Canh (Bình Định) đã có ý thức và động lực thoát nghèo. Với sự nỗ lực vượt bậc trong phát triển kinh tế gia đình, nhiều hộ đã đã mạnh dạn tự nguyện đăng ký xin thoát nghèo.