Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những người Anh hùng lớn lên từ bản làng, Bài 2: Cil Míp Ha K’riêng và hành trình những bước chân

PV - 09:57, 04/05/2018

Hơn 30 năm trong nghề bưu chính, cũng là quãng thời gian từng ấy năm ông Cil Míp Ha K’riêng, Anh hùng Lao động, buôn Bneur C, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng làm bạn với núi rừng, sông suối, ăn cơm nắm với muối trắng, vượt qua bao gian khó, hiểm nguy, chống chọi với những cơn đói và sốt rét rừng để nối mạch máu thông tin đến với đồng bào DTTS vùng sâu.

Câu chuyện về ông khiến những người trong ngành và bà con khắp vùng cảm phục và yêu mến.

13 năm chân trần băng rừng vượt suối

Vượt gần ba trăm cây số, qua những con đèo ngoằn nghoèo dưới tán thông già mát rượi, chúng tôi đến ngôi làng nhỏ của người Lạch (một nhóm của dân tộc Cơ-ho), xã Lát nằm dưới chân núi Lang Biang hùng vĩ. Ngôi làng người Lạch với những ngôi nhà nhỏ đặc trưng như những hộp diêm thấp thoáng trong những đồi thông bạt ngàn, những trang trại trồng rau, hoa quả xanh ngắt. Ngôi nhà gỗ nhỏ bình dị và ấm cúng của Anh hùng Ha K’riêng nằm ở cuối buôn chẳng có gì khác với những ngôi nhà đồng bào Cơ-ho khác.

Anh hùng Cil Míp Ha K’riêng cùng chiếc gùi theo ông đưa thư. Anh hùng Cil Míp Ha K’riêng cùng chiếc gùi theo ông đưa thư.

Ở tuổi 60, nhưng sức khỏe Anh hùng Cil Míp Ha K’riêng đã rất yếu, đôi mắt không nhìn thấy, đôi tai không nghe rõ, đôi chân không đi lại được nữa và trí nhớ cũng không còn minh mẫn như xưa. Song mỗi khi có ai nhắc đến những năm tháng còn làm nghề bưu chính, ông Ha K’riêng lại rơi nước mắt. Dòng suy tư của vị Anh hùng trầm lại khi lui ký ức về quá khứ, với nỗi nhớ nghề và những người chiến hữu cùng ông hoạn nạn băng rừng, lội suối làm nhiệm vụ đối diện với bao hiểm nguy.

Ông bảo, ngày đó chưa tách huyện, huyện Lạc Dương rộng lớn lắm, đường sá toàn đường rừng núi, sông sâu suối dữ nên không có ai chịu nhận công việc đưa thư. Thư từ, công văn, tài liệu hay bị thất lạc hoặc đến tay người nhận chậm trễ. Ngày nay, đồng bào Lạch nơi đây đã có cuộc sống kinh tế khá giả, đường sá rộng rãi, phẳng lì, đồng bào biết bảo tồn nhiều giá trị văn hóa truyền thống để phát triển du lịch. Vì thế mà nơi đây, được chọn làm điểm nhất định phải ghé thăm của mỗi du khách đến Đà Lạt.

Cuối năm 1982, ông đã xung phong nhận việc đưa thư và được Bưu điện tỉnh Lâm Đồng bố trí làm công nhân vận chuyển ở Bưu điện huyện Lạc Dương cùng 4 người khác. Phụ trách 3 tuyến đường thư từ Lạc Dương đi Đạ Cháy, Băng Tiên và ba xã Đầm Ròn là những tuyến đường rừng gian khổ, khó khăn và nguy hiểm. Tuyến ngắn nhất thì 12 giờ đi bộ, tuyến dài nhất 70km đường rừng mất một ngày một đêm, đi qua hai dốc dựng đứng và hai con suối nước chảy xiết. Mỗi tổ vận chuyển thư báo của ông phải thực hiện nhiều chuyến đi như thế. Chưa kể, thời gian dài cả chục năm bọn phản động Fulrô thường xuyên tổ chức phục kích trên các tuyến đường đến ngã ba Đầm Ròn.

Ông Ha K’riêng chia sẻ: Trong mỗi chuyến đi, chuyện bị nhỡ đường phải ngủ rừng, bụng đói, mưa ướt diễn ra như cơm bữa, rồi những cơn sốt rét rừng ập đến bất chợt và đối mặt với thú dữ trong rừng. Có hôm trời sương mù, ông và một đồng nghiệp đi cùng bị gấu rừng tấn công, người đồng nghiệp bị cào xước mặt mũi chân tay, ông tìm cách lao vào cứu đồng đội, xua đuổi con gấu. Sau này, trong một chuyến vận chuyển thư từ, công văn, đang nửa đêm ông và người đồng đội lại bị chó sói tấn công cướp đi cả tính mạng.

“Lúc đó, gia đình tôi can ngăn rất nhiều, vợ con, người thân không ai muốn cho tôi đi đưa thư nữa vì công việc quá nhiều nguy hiểm mà lương bổng cũng chẳng được là bao. Có đôi lúc tôi nản lòng muốn nghỉ việc nhưng cứ nghĩ đến đồng đội đã hy sinh, đến đơn vị và đồng bào của mình còn thiếu ăn, thiếu mặc và những lần đưa lá thư, tờ báo họ mừng khôn tả tôi lại tiếp tục theo nghề”.

Vinh dự lớn, trách nhiệm càng cao

Mang chiếc gùi mây cũ kỹ vì mưa nắng, sương gió đã theo ông cõng thư từ, công văn, tài liệu mấy chục năm càng làm ông thêm nhớ một thời hăm hở băng rừng vượt suối. “Gùi là phương tiện duy nhất đựng thư từ, công văn và cũng dễ dàng cải trang để tránh bọn Fulrô. Ngày nắng xếp tài liệu, công văn xuống đáy gùi rồi để các vật dụng khác để che đi, còn ngày mưa lấy tấm ni lông của mình phủ kín chiếc gùi che tài liệu”, ông cho hay.

Bưu điện huyện Lạc Dương nơi ông từng làm việc. Bưu điện huyện Lạc Dương nơi ông từng làm việc.

Đôi chân trần của chàng trai Cơ-ho vẫn cứ bền bỉ đi, vừa đi vừa luyện tập bước đều chân, khi mệt thì đi chậm lại, dù có nóng, khát cũng chỉ uống từng ngụm nhỏ. Suốt 13 năm liền đi bộ, Ha K’riêng đã đi được quãng đường bằng nhiều lần chiều dài đất nước. Đến năm 1995, Bưu điện tỉnh hỗ trợ ông mua chiếc xe Win để phục vụ công tác, ông mới đỡ vất vả hơn. Năm 2001, ông Ha K’riêng vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới. Vinh dự lớn thì trách nhiệm càng cao, Ha K’riêng thu xếp công tác và việc gia đình để học tập nâng cao trình độ, để phục vụ công việc ngày một tốt hơn. Ông tiếp tục được giao nhiều tuyến đường khó khăn, hiểm trở mà mùa mưa phải quấn xích vào lốp mới có thể đi được.

Ngoài ra, ông còn được buôn làng phong cho danh hiệu Anh hùng chân đất, bởi liên tục trong 13 năm đi bộ đưa thư, báo, công văn… trên tuyến đường rừng dốc cao, vực sâu từ Lạc Dương-Đầm Ròn (thuộc huyện Đam Rông ngày nay).

Nhìn lại cuộc sống riêng của vị Anh hùng, chúng tôi cũng không khỏi bùi ngùi, hai ông bà chỉ dựa vào mức lương hưu hơn 2 triệu đồng/tháng và 500 nghìn đồng tiền hỗ trợ thêm của Bưu điện tỉnh. Vợ ông là bà Rơ Ông K Hai làm nghề dệt thổ cẩm truyền thống nhưng cũng phải bỏ nghề vì không tiêu thụ được. Nhưng những gì mà Anh hùng Ha K’riêng đã làm cho vùng cao nguyên này thì ít người sánh được.

Đôi chân trần của chàng trai Cơ-ho vẫn cứ bền bỉ đi, vừa đi vừa luyện tập bước đều chân, khi mệt thì đi chậm lại, dù có nóng, khát cũng chỉ uống từng ngụm nhỏ. Suốt 13 năm liền đi bộ, Ha K’riêng đã đi được quãng đường bằng nhiều lần chiều dài đất nước. Đến năm 1995, Bưu điện tỉnh hỗ trợ ông mua chiếc xe Win để phục vụ công tác, ông mới đỡ vất vả hơn. Năm 2001, ông Ha K’riêng vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới.

LÊ HƯỜNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khai mạc Hội thao chào mừng Kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc lần thứ XI, năm 2024

Khai mạc Hội thao chào mừng Kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc lần thứ XI, năm 2024

Ngày 20/4, tại Tp.Quy Nhơn, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định đăng cai tổ chức Hội thao lần thứ XI, năm 2024 chào mừng Kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc (3/5/1946 - 3/5/2024). Đây cũng là hoạt động thiết thực, thi đua lập thành tích chào mừng Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5); 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).
Tin nổi bật trang chủ
Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Kinh tế - Anh Đức - 13 giờ trước
Vừa qua, ngày 17/4 Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh Đắk Lắk đã tổ chức phiên họp đánh giá kết quả hoạt động trong quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì phiên họp. Tham dự cuộc họp còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội là thành viên Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh.
Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của UBDT trong thực thi công vụ

Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của UBDT trong thực thi công vụ

Tin tức - Việt Cường - 13 giờ trước
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà đã chủ trì buổi nghiệm thu đề tài cấp bộ: Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của Ủy ban Dân tộc (UBDT) trong thực thi công vụ (Bộ chỉ số KPI). Tham dự buổi nghiệm thu đề tài có các thành viên Hội đồng nghiệm thu, đại diện một số vụ, đơn vị của UBDT và một số nhà khoa học.
Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Xã hội - PV - 13 giờ trước
Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk 2023 tăng 4,4% trong bức tranh chung nhiều khó khăn. Trước thềm đại hội cổ đông sẽ tổ chức ngày 25/4 tới, dự báo, mảng xuất khẩu của Vinamilk trong quý I duy trì được phong độ so với cùng kỳ năm trước trên mức nền cao.
Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 13 giờ trước
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách gắn với nội dung số 3 thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo động lực cho nhiều doanh nghiệp, HTX mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển sản phẩm OCOP hiệu quả.
Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 13 giờ trước
Sáng 19/4, huyện Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS lần thứ II, năm 2024.
Tin trong ngày - 19/4/2024

Tin trong ngày - 19/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 19/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân có công bảo tồn di sản truyền thống. 9.960 ha cây trồng ở Đắk Nông nguy cơ mất mùa do hạn hán. Người giữ “hồn cốt” dân tộc Thái ở Quan Hóa. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Trang địa phương - Mỹ Dung - 13 giờ trước
Ngày 19/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024.
Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Sức khỏe - Như Ý - 13 giờ trước
Bệnh than (nhiệt thán) là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ra bởi vi khuẩn Bacillus anthracis. Bệnh không dễ lây truyền nhưng có thể diễn tiến nặng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị đúng cách. Vậy bệnh than là gì và bệnh than lây nhiễm như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Kinh tế - Vũ Mừng - 13 giờ trước
Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.
Kiên Giang: Khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tại Tp. Phú Quốc

Kiên Giang: Khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tại Tp. Phú Quốc

Pháp luật - Như Tâm - 13 giờ trước
Ngày 19/4, Công an Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) triển khai 3 Tổ công tác, đồng loạt tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam các bị can, gồm: Đặng Văn Lĩnh (SN năm 1985); Lê Minh Điệp (SN năm 1991), cùng có địa chỉ thường trú tại Ấp Lê Bát, xã Cửa Cạn, Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) và Đặng Văn Hùng (SN 1981) thường trú Ấp Cây Thông Ngoài, xã Cửa Dương, Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) cùng về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Các quyết định và lệnh trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân Tp. Phú Quốc phê chuẩn.
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường: Huy động hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai Chương trình MTQG 1719 đạt hiệu quả cao nhất

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường: Huy động hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai Chương trình MTQG 1719 đạt hiệu quả cao nhất

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 14 giờ trước
Là tỉnh vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn, những năm qua, các chương trình, chính sách dân tộc đóng vai trò quan trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Lào Cai. Để hiểu rõ hơn về cách làm và những kết quả đã đạt được trong triển khai các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là kết quả triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai.