Bát giác liên còn có tên gọi khác là độc diệp nhất chi hoa, độc cước liên, pha mỏ … có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, hơi có độc. Đây là là dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hóa đờm, tán kết, tiêu thũng…Sau đây là một số công dụng và bài thuốc chữa bệnh của cây bát giác liên mời các bạn tham khảo.
Cây trâm bầu còn có tên gọi khác là săng kê, chưng bầu, chưn bầu, tim bầu, song re. Trong dân gian cây trâm bầu được xem là vị thuốc quý giúp nhuận gan, lợi tiểu và điều trị giun đũa, giun kim, sán, hỗ trợ ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Lá, rễ và hạt của cây trâm bầu được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Dưới đây là công dụng chữa bệnh ít người biết từ cây trâm bầu mời các bạn tham khảo.
Chuối hột còn có tên gọi là chuối chát có công dụng chữa bệnh thật tuyệt vời. Kỹ thuật trồng chuối hột tuy không khó nhưng đòi hỏi phải thực hiện theo đúng quy trình, trình tự. Dưới đây là kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối hột hiệu quả mời bà con tham khảo.
Cây phật thủ còn được gọi là thanh yên, phật thủ cam... có vị đắng, chua và tính ấm. Quả phật thủ không thể ăn trực tiếp nhưng có thể dùng để làm nguyên liệu chế biến các món ăn bổ dưỡng và dùng làm các bài thuốc quý. Theo Đông y thì quả phật thủ có tác dụng điều trị các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, viêm gan, đau họng, ngực tức đầy, mạng sườn trướng đau...Sau đây là công dụng và một số bài thuốc chữa bệnh từ cây phật thủ mời các bạn tham khảo.
Ba kích còn có tên khác là cây ruột gà, ba kích thiên...có tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận. Cây ba kích có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm, giảm đau, trừ thấp... Sau đây là một số công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây ba kích mời các bạn tham khảo.
Mướp khía còn có tên gọi khác là mướp tàu, ve hom… có vị ngọt, tính bình, không độc. Cây mướp khía không chỉ được dùng để chế biến món ăn mà còn được tận dụng để trị viêm xoang, viêm mũi, chốc lở, rong kinh, băng huyết, tắc tuyến sữa,…Sau đây là một số công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây mướp khía mời bà con tham khảo.
Cây sầu đâu còn có tên gọi khác là xoan sầu đâu hay xoan trắng, hạt khổ sâm, khổ luyện tử, nha đảm tử, chù mền, bạt bỉnh, xoan Ấn Độ,… có vị đắng, tính lạnh. Cây sầu đâu tuy có thể được ít người biết đến, nhưng những công dụng của loại cây này lại vô cùng tuyệt vời đối với đời sống và sức khỏe của con người. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về loài cây này trong bài viết dưới đây nhé.
Quả cóc là loại trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất… có vị hơi chua, ngọt, có tác dụng giải nhiệt, kích thích vị giác. Đây là loại quả giàu chất xơ và protein có giá trị về mặt dinh dưỡng cao và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Sau đây là công dụng chữa bệnh thần kỳ từ quả cóc mời bà con tham khảo.
Cây một lá còn có tên gọi khác là thanh thiên quỳ, lan một lá, lan cờ, trâu châu, châu diệp, slam lài, bửa thoọc (Tày), bầu thoọc, kíp lầu, chân trâu diệp, kíp lầu… có vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính bình, không độc. Cây một lá là loại dược liệu quý hiếm trong đông y có tác dụng bổ phế, trị ho, hạ sốt, giảm đau, hỗ trợ giải độc,...Sau đây là một số công dụng chữa bệnh của cây một lá mời các bạn tham khảo.
Củ cải trắng còn được gọi là la bạc tử hay lai phục tử, la bặc tử, rau lú bú… có vị cay, tính mát, khí đi lên; củ cải đã nấu chín vị ngọt, tính bình, khí đi xuống... Nên củ cải có nhiều công dụng chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp, tiết niệu, tiêu hóa...Sau đây là một số bài thuốc từ củ cải trắng mời bà con tham khảo.
Cây hoa sữa còn có tên gọi khác là mùa cua, mò cua, mồng cua… Theo y học cổ truyền, cây hoa sữa có vị đắng, tính mát, quy vào phế, can giúp tẩy giun, trị bệnh sán, trị sốt, tiêu chảy, bệnh phong, nấm da, côn trùng đốt…Dưới đây là một số công dụng chữa bệnh từ cây hoa sữa mời các bạn tham khảo.
Thảo quả còn có tên gọi khác là đò ho, tò ho, may mac hâu, mac hâu,… có vị cay, nóng, tính ấm, hương thơm dịu nhẹ. Thảo quả không chỉ đơn thuần là một loại gia vị được dùng để chế biến món ăn mà còn là một vị thuốc quý làm ấm bụng, giúp tiêu hóa tốt và nhiều lợi ích sức khỏe khác. Sau đây là một số công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ thảo quả mời các bạn tham khảo.
Na rừng còn có tên gọi khác là nắm cơm, na dây, xưn xe, ngũ vị tử Nam, na rừng, tứn khửn, dây xưn xe, re pa, po po… có vị đắng cay, tính ôn. Là một thảo dược quý được đồng bào DTTS sử dụng từ rất lâu, là 1 trong 3 vị thuốc quan trọng để bổ dương, điều trị yếu sinh lý. Sau đây là một số bài thuốc quý từ cây na rừng, mời bà con tham khảo.
Bí đỏ còn có tên gọi khác là bí rợ, bí ngô... có vị ngọt, tính hơi ôn. Toàn bộ cây bí đỏ có thể vừa làm rau vừa làm thuốc chữa được nhiều chứng bệnh hiệu quả... Sau đây là một số công dụng chữa bệnh từ cây bí đỏ mời các bạn tham khảo.
Rau dớn còn có tên gọi khác là ráng song, quần rau, dớn rừng, dớn nhọn, thái quyết… có tính mát. Là món ăn thân thuộc hàng ngày rau dớn còn được biết đến với công dụng làm thuốc có tác dụng như giải nhiệt, lợi tiểu, ngăn ngừa bệnh lý và rất tốt cho phụ nữ mang thai... Sau đây là một số công dụng và bài thuốc từ cây rau dớn mời bà con tham khảo.
Bầu đất còn có tên khác là kim thất, rau lúi, thiên hắc địa hồng, dây chua lè, rau bầu đất…có vị đắng thơm, tính mát. Bầu đất không chỉ là một loại rau ăn mà còn là một vị thuốc chữa bệnh. Vậy cây bầu đất có tác dụng gì trong chữa bệnh, mời bà con tham khảo những bài thuốc sau đây.
Hạ khô thảo còn có tên gọi khác là mạch hạ khô, nãi đông, thiết sắc thảo, tịch cú… là một loại thuốc quý được dùng trong Đông Y, có vị cay đắng, tính hàn, không có độc. Cây có tác dụng trong việc kháng khuẩn và hạ huyết áp rất hữu hiệu, đặc biệt có tác dụng cực kỳ tốt trong việc chống ung thư. Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng Hạ khô thảo cho bà con tham khảo.
Lá lốt còn có tên tất bát, có vị cay thơm, tính ấm. Lá lốt có tác dụng trong điều trị khá nhiều bệnh như bệnh tổ đỉa, mụn nhọt, xương khớp. Nhưng việc sử dụng cũng có thể gây ra tác dụng phụ nếu quá lạm dụng. Chúng ta cần tìm hiểu thật kĩ trước khi dùng các bài thuốc có chứa nguyên liệu này.