Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Công dụng chữa bệnh của cây một lá

Như Ý - 20:29, 21/08/2023

Cây một lá còn có tên gọi khác là thanh thiên quỳ, lan một lá, lan cờ, trâu châu, châu diệp, slam lài, bửa thoọc (Tày), bầu thoọc, kíp lầu, chân trâu diệp, kíp lầu… có vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính bình, không độc. Cây một lá là loại dược liệu quý hiếm trong đông y có tác dụng bổ phế, trị ho, hạ sốt, giảm đau, hỗ trợ giải độc,...Sau đây là một số công dụng chữa bệnh của cây một lá mời các bạn tham khảo.

(Tổng hợp) Công dụng chữa bệnh của cây một lá

Đặc điểm của cây một lá

Cây một lá là một cây địa sinh, loại cỏ sống lâu, cao từ 10 – 20cm. Thân rất ngắn, củ tròn to, có thể nặng tới 1,5 – 20g. Thẳng từ củ, chỉ mọc lên có một lá riêng lẻ sau khi hoa tàn.

Lá hình tim tròn, xếp theo các gân lá hình chân vịt, đường kính 10 – 25cm mép uốn lượn. Gân lá tỏa đều từ cuống lá, cuống lá dài 10 – 20cm, màu tím hồng.

Cụm hoa có cán dài 20 – 30cm. Hoa thưa 15 – 20 cái, mọc thành chùm hay bông màu trắng, đốm tím hồng hay màu vàng hơi xanh lục. Lá đài và cánh hoa giống nhau. Cánh môi 3 thuỳ, có rất nhiều gân, có lông ở quãng giữa, thuỳ bên và thuỳ tận cùng hình ba cạnh, cột dài 6mm, phồng ở đỉnh.

Cây ra hoa vào tháng 3, tháng 4 và tháng 5, cho quả nang vào các tháng 4, tháng 5 và tháng 6. Khi hoa nở, đầu cánh hoa phía trên chụm lại làm toàn hoa giống như chiếc đèn lồng. Quả hình thoi, trên có múi trông giống như quả khế con, dài 2 – 3cm.

Thường sau khi hoa tàn rồi, lá mới phát triển do đó hoặc ta chỉ thấy cây mang hoa, hoặc quả, không có lá, hoặc chỉ thấy cây có lá, thường một lá.

(Tổng hợp) Công dụng chữa bệnh của cây một lá 1

Một số bài thuốc chữa bệnh từ câu một lá

Giúp giải độc: Lấy 2 – 3 lá cây một lá đem rửa sạch rồi phơi khô, cắt nhỏ, hãm với nước sôi trong khoảng vài phút sau đó gạn lấy phần nước cốt để uống, uống 3 lần mỗi ngày.

Chữa lao phổi và ho: Mỗi ngày dùng 10 – 20 lá cây một lá cho vào nồi sắc hoặc hấp đường hoặc chế biến thành cao lỏng để uống cũng có tác dụng rất tốt.

Chữa viêm nhiễm, mụn nhọt, lở loét: Dùng lá cây một lá tươi giã nát, đắp lên các chỗ đau nhức hoặc đắp mụn nhọt, các vết lở loét viêm nhiễm ngoài da rất hiệu quả.

Viêm miệng, viêm họng cấp tính: Lấy một vài lá tươi cây một lá, rửa sạch, dùng nhai kỹ.

(Tổng hợp) Công dụng chữa bệnh của cây một lá 2

Hỗ trợ điều trị tạng lao: Lấy khoảng 15g cây một lá đem nấu với thịt lợn, dùng ăn như canh.

Giúp trẻ dễ tiêu hóa thức ăn, suy dinh dưỡng: Lấy củ của cây một lá 5-10g nấu với thịt lợn nạc hoặc trứng gà làm thức ăn kèm với cơm.

Bồi bổ cơ thể: Dùng khoảng 1kg lá và củ khô ngâm với 5 lít rượu. Thời gian ngâm ít nhất là 30 ngày là có thể sử dụng được. Mỗi lần dùng 1 ly nhỏ, mỗi ngày một lần.

(Tổng hợp) Công dụng chữa bệnh của cây một lá 3

Lưu ý

Cây một lá thường dễ bị nhầm với cây bát giác liên hoặc cây mã đề. Do đó, khi có nhu cầu sử dụng cây một lá, bạn nên tìm đến những nơi cung cấp dược liệu chất lượng, uy tín để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Bên cạnh đó, cây một lá có nhiều công dụng chữa bệnh, tuy nhiên bạn không nên lạm dụng thuốc. Nếu có nhu cầu sử dụng thuốc bạn nên tham khảo ý kiến từ thầy thuốc hoặc các bác sĩ có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể sao cho dùng thuốc đúng liều lượng và đúng cách giúp bệnh thuyên giảm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc từ cây thài lài trắng

Bài thuốc từ cây thài lài trắng

Thài lài trắng còn có tên gọi khác là trai thường, thài lài, rau trai, cỏ lài trắng, rau trai trắng; cỏ chân vịt... có vị ngọt, nhạt, tính hàn. Thài lài trắng có tác dụng giải nhiệt, chống viêm, lợi tiểu, tiêu sưng, thường được dùng toàn cây để làm thuốc. Sau đây là một số bài thuốc từ cây thài lài trắng mời các bạn tham khảo.
Tin nổi bật trang chủ
Thanh niên DTTS ở Đắk Lắk khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa: Làm theo cách riêng (Bài 1)

Thanh niên DTTS ở Đắk Lắk khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa: Làm theo cách riêng (Bài 1)

Vượt qua rào cản tâm lý và tập tục lạc hậu để khẳng định bản lĩnh của mình, nhiều thanh niên các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn Đắk Lắk đã thành công với những ý tưởng khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa. Họ không chỉ làm giàu cho bản thân, mà còn giúp bà con buôn làng thay đổi tập tục sản xuất, phát triển kinh tế và lan tỏa nguồn cảm hứng, năng lượng tích cực cho thế hệ trẻ trong các buôn làng mạnh dạn khởi nghiệp.
Quảng Nam: Khỉ hoang xuất hiện tấn công làm 3 người bị thương

Quảng Nam: Khỉ hoang xuất hiện tấn công làm 3 người bị thương

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Sáng 4/12, ông Võ Văn Khôi - Phó Chủ tịch UBND xã Quế Mỹ (huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) cho biết đang làm báo cáo gửi các cơ quan chức năng về việc có 3 người dân bị khỉ tấn công phải nhập viện điều trị.
Lịch thi đấu của Đội tuyển Việt Nam tại vòng bảng Asian Cup 2023

Lịch thi đấu của Đội tuyển Việt Nam tại vòng bảng Asian Cup 2023

Thể thao - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Asian Cup 2023 sẽ khai mạc ngày 12/1, bế mạc ngày 10/2/2024, tại Qatar. Để chuẩn bị cho Asian Cup 2023, Đội tuyển Việt Nam sẽ hội quân ở Hà Nội từ ngày 28/12 - sau khi vòng 8 V-League 2023/2024 khép lại.
Gần 200 vận động viên sẽ tranh tài tại Giải bóng bàn Cúp Hội Nhà báo Việt Nam năm 2023

Gần 200 vận động viên sẽ tranh tài tại Giải bóng bàn Cúp Hội Nhà báo Việt Nam năm 2023

Thể thao - Hồng Phúc - 4 giờ trước
Sáng 4/12, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TP. Hà Nội tổ chức họp báo thông tin về Giải bóng bàn Cúp Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XVI - năm 2023.
Thạch Thành (Thanh Hóa): Người có uy tín đóng góp tích cực vào sự phát triển của bản làng

Thạch Thành (Thanh Hóa): Người có uy tín đóng góp tích cực vào sự phát triển của bản làng

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 6 giờ trước
Những năm qua, Người có uy tín ở huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) đã trở thành "điểm tựa" quan trọng cho đồng bào DTTS nơi thôn xóm, bản làng. Phát huy vai trò trách nhiệm, Người có uy tín luôn đi đầu và hướng dẫn, vận động Nhân dân triển khai và thực hiện các phong trào thi đua, các lĩnh vực hoạt động ở cơ sở, đóng góp tích cực vào việc xây dựng và phát triển quê hương.
Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Sáng 4/12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị được kết nối tới 16.242 điểm cầu các ban, bộ, ngành, đoàn thể, đơn vị ở Trung ương và các địa phương trên toàn quốc; có hơn 1.441.200 cán bộ, đảng viên tham dự nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 47): Thực trạng trẻ em suy dinh dưỡng ở vùng DTTS và miền núi: Còn nhiều thách thức

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 47): Thực trạng trẻ em suy dinh dưỡng ở vùng DTTS và miền núi: Còn nhiều thách thức

Trên thế giới, Việt Nam là 1 trong số 34 quốc gia phải đối mặt nhiều nhất với gánh nặng suy dinh dưỡng. Thông tin từ Bộ Y tế cho thấy, mỗi năm cả nước có khoảng 230 nghìn trẻ em Việt Nam bị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính nặng, trong đó có khoảng 50 nghìn ca là người DTTS. Trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng có nguy cơ tử vong cao gấp 20 lần so với trẻ bình thường, đủ dinh dưỡng. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vùng DTTS và miền núi vẫn đang chiếm tỷ lệ cao so với trung bình cả nước. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về Suy dinh dưỡng ở vùng DTTS và miền núi: Còn nhiều thách thức.
Đại đoàn kết toàn dân tộc - Nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi

Đại đoàn kết toàn dân tộc - Nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu và là đường lối, chiến lược, xuyên suốt của Đảng, đây là nguồn sức mạnh to lớn và nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Trà Vinh: Hệ thống chính trị vào cuộc- Người dân đồng thuận

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Trà Vinh: Hệ thống chính trị vào cuộc- Người dân đồng thuận

Công tác Dân tộc - Như Tâm - Lê Vũ - 7 giờ trước
Nhờ thực hiện tốt công tác truyền thông, tuyên truyền; sự vào cuộc chỉ đạo kịp thời của hệ thống chính trị và sự đồng thuận của Nhân dân, nhất là đồng bào ở những địa bàn thụ hưởng các chương trình dự án, chính sách dân tộc thời gian qua việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), ở tỉnh Trà Vinh đã đạt được những kết quả tích cực
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến Thủ đô Vientiane, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến Thủ đô Vientiane, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane và Chủ tịch Quốc hội Thái Lan Wan Muhamad Noor Matha, 10 giờ sáng 4/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến Thủ đô nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào tham dự Hội nghị Cấp cao Quốc hội 3 nước Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV) lần thứ nhất, thăm và làm việc tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ ngày 4-7/12/2023.
Thúc đẩy quyền tham gia của người dân tộc thiểu số vào Quốc hội

Thúc đẩy quyền tham gia của người dân tộc thiểu số vào Quốc hội

Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống lâu đời, trong đó có 53 dân tộc thiểu số (DTTS), với hơn 14 triệu người (chiếm khoảng 14,7% dân số cả nước). Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định các dân tộc thiểu số là bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam và luôn coi trọng việc bảo đảm quyền chính trị, kinh tế, văn hóa; không phân biệt đối xử. Trong đó có quyền tham gia vào hệ thống chính trị Nhà nước, đặc biệt là đối với cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội.
Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Cần giải quyết các vấn đề xã hội bức thiết của đồng bào Lự (Bài 12)

Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Cần giải quyết các vấn đề xã hội bức thiết của đồng bào Lự (Bài 12)

Điều kiện kinh tế dù còn khó khăn, nhiều vấn đề xã hội bức thiết cần được giải quyết, nhưng đại đa số đồng bào dân tộc Lự hiện đang cư trú tại những địa bàn đã “về đích” nông thôn mới. Chiếu theo quy định hiện hành, đồng bào dân tộc Lự khó tiếp cận chính sách đầu tư, hỗ trợ cho các dân tộc có khó khăn đặc thù.