Thời gian qua, trước dư luận về tình trạng xuất hiện nhiều bộ trang phục cách tân, trang phục “lạ” và có yếu tố “ngoại lai”, gây ra nhiều phản ứng trái chiều trong xã hội, nhiều địa phương, đặc biệt là ngành Văn hóa đã vào cuộc. Song, hơn ai hết, chính cộng đồng các DTTS, người dân địa phương và khách du lịch cần có lòng tự tôn dân tộc và tình yêu văn hóa truyền thống.
Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ đã ban hành Quyết định số 2506/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức xây dựng và nhân rộng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú, tỉnh Điện Biên gắn với xây dựng nông thôn mới.
Người Bru - Vân Kiều phần lớn định cư ở vùng núi phía Tây các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Trang phục truyền thống là một trong những yếu tố quan trọng để làm nên bản sắc văn hóa của đồng bào Bru-Vân Kiều.
Tại tỉnh Yên Bái, cộng đồng dân tộc Phù Lá (người Xa Phó) sinh sống tại xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên. Một thời gian dài, trang phục người Phù Lá đứng trước nguy cơ mai một, nhưng những năm gần đây, nhờ vào sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, của ngành Văn hóa, sự nỗ lực của người dân đã giúp người Phù Lá gìn giữ được nét đẹp trong trang phục truyền thống.
Hơn 1 năm nay, đã thành nếp, cứ vào sáng thứ Hai đầu tuần, cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số công tác tại xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên (Lào Cai) lại thực hiện mặc trang phục dân tộc của mình đến công sở. Đây là cách làm hay góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc.
Trên địa bàn tỉnh Lào Cai, dân tộc Mông có nhiều nhóm ngành, trong đó, người Mông xanh có dân số rất ít hiện sinh sống chủ yếu ở xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn. Người Mông xanh hiện vẫn còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình, trong đó có nghề se lanh, dệt vải. Hiện nay, các cấp, các ngành của tỉnh Lào Cai quan tâm đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trong đó có mục tiêu hỗ trợ phục hồi, phát huy giá trị trang phục truyền thống trong đồng bào.
Tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch bảo tồn và phát huy trang phục các DTTS trên địa bàn tỉnh. Đây là việc làm cần thiết, tuy nhiên để triển khai kế hoạch này còn nhiều việc phải làm.
Mỗi dân tộc đều có một trang phục truyền thống của riêng mình, đó vừa là sản phẩm sáng tạo của dân tộc từ quá khứ đến hiện tại, vừa là một trong những giá trị được lưu giữ, truyền bá, góp phần làm nên bản sắc văn hoá dân tộc. Trang phục truyền thống của người Tày cũng không ngoại lệ.