Tỉnh Bình Thuận đang xem xét triển khai sử dụng máy bay không người lái để phục vụ công tác quản lý rừng trên địa bàn.
Việc hình thành những cánh đồng lúa chất lượng cao, giảm thiểu các chi phí chăm sóc, giảm thiểu thuốc bảo vệ thực vật, đẩy mạnh ứng dụng khoa học-kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm đang mở ra hy vọng thoát nghèo vươn lên no ấm cho hàng ngàn người nông dân, đặc biệt là các hộ đồng bào DTTS ở huyện Tánh Linh (Bình Thuận).
Là một huyện đảo thuộc tỉnh Bình Thuận, cách đất liền gần 60 hải lý. Phú Quý hôm nay không còn cảnh nghèo nàn, heo hút; thay vào đó là một Phú Quý năng động, phát triển với nhiều mô hình kinh tế mang lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/năm.
Trải qua bao thăng trầm, tiếng sáo, điệu múa truyền thống của cộng đồng người Raglai ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận…đi vào cuộc sống như người bạn tinh thần với mỗi người. Từ buôn làng, tiếng sáo, điệu múa ấy còn ngân xa hơn đến nhiều vùng đất trong và ngoài nước như sự chuyển tải khát vọng vươn lên không ngừng nghỉ của cộng đồng người Raglai vậy.
Ở phường Đài Sơn (TP. Phan Rang- Tháp Chàm) có nhiều gia đình sinh sống từ nghề đan mây tre truyền thống.
Xác định kinh tế biển là ngành mũi nhọn, tạo đột phá giảm nghèo cho hàng ngàn người dân ở các xóm chài, các vùng bãi ngang, vùng khó khăn nên tỉnh Bình Thuận chú trọng đẩy mạnh đầu tư tàu thuyền, khuyến khích người dân thay đổi tâm lý thụ động lẫn thói quen đánh bắt, chế biến cũ.
Là huyện còn khó khăn của tỉnh Bình Thuận, nhiều gia đình vùng sâu vùng xa còn thiếu các mô hình thoát nghèo bền vững nên huyện Bắc Bình xác định lấy Hội phụ nữ làm nòng cốt đẩy nhanh việc xây dựng nông thôn mới. Bằng nhiều cách làm sáng tạo cuộc vận động “5 không 3 sạch” đã đi sâu vào cuộc sống giúp hàng trăm gia đình vươn lên khá giả, bộ mặt các xóm làng ngày một khởi sắc.