Gia đình anh Nguyễn Phùng Hưng, 42 tuổi, ở khu phố Phước Hòa, phường Tân Thiện, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước trồng bưởi da xanh trên 4 sào đất, mỗi năm cho thu nhập hơn 400 triệu đồng.
Mới đây, đông đảo cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Quýt cùng chính quyền địa phương xã Phước Thiện, huyện Bù Đốp (Bình Phước) nhanh chóng giúp đỡ người dân khắc phục hậu quả lốc xoáy gây thiệt hại cho cây điều, cao su và hồ tiêu trên địa bàn.
Khởi nghiệp trong nông nghiệp là lĩnh vực đầy khó khăn và gặp nhiều rủi ro. Bởi, muốn khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực này cần phải hội đủ các yếu tố về kiến thức, đất đai, vốn, nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ cao…; và không thể thiếu vai trò đồng hành của Nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp.
Trong chuyến thăm người quen ở tỉnh Bình Phước, thấy mô hình trồng cam sành miền Tây đem lại hiệu quả kinh tế cao, lại có thể trồng trên đất cát pha, anh Phan Minh Tân ở thôn Phú An, xã Ia Le, huyện Chư Pưh (Gia Lai) bàn bạc với vợ đi đến một quyết định táo bạo đó là cải tạo vườn tiêu để trồng 2.700 gốc cam sành.
Sau gần hai năm tập trung ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp, đến nay ngành Nông nghiệp ở tỉnh Bình Phước đã có nhiều khởi sắc, đạt được những kết quả khả quan.
Vừa qua, UBND xã Đa Kia, huyện Bù Gia Mập (Bình Phước) cho biết đang xác minh nguyên nhân hàng chục tấn cá trong lòng đập Bình Hà 1 chết hàng loạt.
Thời gian gần đây, chuyện bán điều non đã trở thành chuyện thời sự của người dân vùng nông thôn, đặc biệt trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Thực trạng đau lòng này đã đẩy nhiều hộ dân phải sống trong hoàn cảnh nợ nần chồng chất. Chính quyền địa phương thì đau đầu tìm hướng giải quyết.
Trước thực trạng khí hậu biến đổi thất thường, nắng hạn kéo dài dẫn đến giảm năng suất hoặc tiêu chết hàng loạt, thời gian gần đây, người nông dân huyện Bù Đốp (Bình Phước), đang loay hoay tìm cách thay thế loại tiêu mới gọi là tiêu Srilanka. Tuy nhiên, việc chuyển đổi giống mới chưa rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm nghiệm thực tế cần phải hết sức thận trọng.
Những năm gần đây, nhiều địa phương trong tỉnh Bình Phước đẩy mạnh đầu tư phát triển mô hình tổ hợp tác trồng rau an toàn. Điển hình có Tổ hợp tác trồng rau an toàn tại xã Thanh Phú, thị xã Bình Long, mang lại hiệu quả và thu nhập ổn định cho nông dân.
Với quyết tâm không cam chịu đói nghèo, nông dân Hà Thanh Thuẫn, 58 tuổi đã trở thành Giám đốc Công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển công nghệ sạch (thôn Tân Phú, xã Phú Riềng, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước) chuyên sản xuất phân bón vi sinh và làm chủ hơn 70ha đất sản xuất, thu lợi mỗi năm nhiều tỷ đồng.
Trong những năm qua, các chi bộ cơ sở đảng vùng đồng bào DTTS và miền núi luôn xác định công tác phát triển đảng viên người DTTS là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Nhờ đó, số lượng, chất lượng đảng viên người DTTS ngày càng được nâng lên.
Về làng rau ở khu phố Xuân Đồng, phường Tân Thiện, thị xã Đồng Xoài những ngày này, đâu đâu cũng bắt gặp những vườn rau xanh mướt. Do đất đai phì nhiêu cộng với nguồn nước thuận lợi cho việc trồng các loại rau màu, vì vậy, cứ vào dịp Tết đến, người dân nơi đây lại tất bật gieo trồng theo hướng an toàn để tăng thu nhập.
Trở về từ chiến tranh, mang trong mình thương tật, nhưng bằng sự nỗ lực không ngừng, thương binh Trần Xuân Cường, thôn 1, xã Long Tân, huyện Phú Riềng (Bình Phước) đã vượt qua khó khăn, tích cực phát triển kinh tế, nuôi dạy con cái thành tài. Đặc biệt với sự kiên trì tập luyện anh Cường đã trở thành một vận động viên đạt nhiều thành tích trong thể thao dành cho người khuyết tật.
Từ những tháng cuối năm 2017 đến nay, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước đang đau đầu vì giá thu mua dê hơi xuống thấp, chỉ khoảng 40.000 đồng/kg. Thậm chí dê cái giống không có ai mua khiến không ít hộ nuôi dê trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn.
Ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp được coi là giải pháp đột phá xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại. Tại huyện Chơn Thành (Bình Phước), một số hộ nông dân ở xã Minh Lập đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật tự sản xuất ủ phân cá vi sinh để bón cho cây trồng vừa giảm chi phí đầu tư chăm bón mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế cao.
Với mong muốn bảo vệ môi trường, sức khỏe của người lao động cùng niềm đam mê sáng tạo, các kỹ sư của Công ty TNHH một thành viên cao su Phú Riềng (Bình Phước) đã hợp sức nghiên cứu và đưa vào vận hành thành công “Giải pháp công nghệ xử lý nước thải cao su thiên nhiên bằng phương pháp sinh học không sử dụng hóa chất và tái sử dụng nước thải cho sản xuất”, làm lợi cho Công ty hàng trăm triệu đồng mỗi năm.