Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

113 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước: Dấu son chói lọi

Hương Trà - 19:10, 05/06/2024

Ngày 05/6/1911, từ bến cảng Nhà Rồng, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước với khát vọng giành lại độc lập cho Tổ quốc, giành lại quyền sống tự do cho nhân dân, cho dân tộc Việt Nam. 113 năm đã trôi qua, không chỉ đánh dấu bước ngoặt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, mà còn ghi vào lịch sử dân tộc ta thời khắc chuyển mình phát triển theo hướng mới, được dẫn dắt bởi người Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất - Hồ Chí Minh.


Ngày 05/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đặt chân lên con tàu Amiral Latouche Treville tại bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Ảnh tư liệu
Ngày 05/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đặt chân lên con tàu Amiral Latouche Treville tại bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Ảnh tư liệu

Từ Bến Nhà Rồng, Gia Định (nay là TP. Hồ Chí Minh), người thanh niên tràn đầy hoài bão cách mạng Nguyễn Tất Thành vừa tròn 21 tuổi. Lấy tên là Văn Ba, Người xuống con tàu Amiral Latouche Tréville xin làm phụ bếp, quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói về quyết định của mình: "Nhân dân Việt Nam, thường hỏi nhau, ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp? Người này nghĩ là Nhật, người khác nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ về giúp đồng bào tôi".

Yêu nước, thương dân là động lực chủ yếu, xuyên suốt cuộc trường chinh tìm đường cứu nước. Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước tiến bộ và được giáo dưỡng bởi những người thân có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc; lớn lên trên quê hương Nam Đàn, Nghệ An - mảnh đất địa linh nhân kiệt và giàu truyền thống cách mạng, Nguyễn Tất Thành đã thừa hưởng những giá trị văn hóa tinh túy nhất của gia đình, quê hương, dân tộc; hấp thụ những nhân tố mới của thời đại và đã hình thành những phẩm chất ưu tú, tạo nên một nhân cách mới.

Như vậy, với lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, ý chí quyết tâm giành độc lập dân tộc, nhận thức đầy đủ hiện thực xã hội, vận mệnh lịch sử đặt ra đối với dân tộc Việt Nam và những nhân tố mới của thời đại, Nguyễn Tất Thành đã quyết định xuống tàu, rời bến cảng Nhà Rồng bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước, cứu dân. Đây là quyết định táo bạo và đầy sáng tạo được thúc đẩy bằng tổng hợp các động lực, trở thành nền tảng vững chắc giúp Người vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để tìm thấy con đường giải phóng dân tộc đúng đắn, hợp quy luật tất yếu của lịch sử giải phóng dân tộc bằng con đường cách mạng vô sản.

Trong 10 năm đầu, dấu chân Người đã qua nhiều quốc gia, tìm đến phong trào công nhân quốc tế, gặp được chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường giải phóng dân tộc, không gì khác ngoài con đường cách mạng vô sản. Những năm tiếp theo, Người - với tên gọi Nguyễn Ái Quốc, ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước, chuẩn bị về lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930.

(bài thời sự) 113 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước: Dấu son chói lọi 1
Bến Nhà Rồng ngày nay

Năm 1941, Người về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Và chỉ trong 5 năm (1941-1945), Người đã lãnh đạo Nhân dân đưa con thuyền cách mạng Việt Nam tới bến bờ thành công với mốc son chói lọi là thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

30 năm (1911-1941), Nguyễn Tất Thành từ một thanh niên yêu nước tiến bộ đã trở thành một chiến sĩ cách mạng đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc, trở thành người cộng sản kiên trung theo Chủ nghĩa Mác-Lênin. Cuộc ra đi vào năm 1911 của Người đã trở thành dấu mốc đặc biệt quan trọng, thay đổi vận mệnh lịch sử của dân tộc Việt Nam. Hành trình tìm đường cứu nước là hành trình vĩ đại, mở đường, dẫn lối cho sự nghiệp giải phóng Nhân dân, giải phóng đất nước.

Đến nay, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội tiếp tục là đường lối nhất quán của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta. Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thực tiễn sinh động của sự nghiệp đổi mới là minh chứng hùng hồn khẳng định chân lý: Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của Nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử.

Kỷ niệm 113 năm ngày ra đi tìm đường cứu nước của Người thanh niên Nguyễn Tất Thành, mỗi chúng ta càng thêm cảm phục, càng thêm tin tưởng và kiên định con đường do Người đã lựa chọn, trải qua, sáng lập và rèn luyện Đảng ta; truyền cảm hứng lịch sử cách mạng cho đồng bào ta; để lại kho báu giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh như luồng ánh sáng của hiện tại và tương lai. Đây cũng là dịp Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta khẳng định một lần nữa quyết tâm đi theo con đường Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm ra, lựa chọn, đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, mãi mãi là tấm gương sáng cho thế hệ hôm nay và mai sau noi theo. Công lao của Người trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thật vĩ đại. Con đường Người đã chọn cho dân tộc ta, Nhân dân ta trong hơn một thế kỷ qua cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, phù hợp với thực tiễn đất nước và xu thế chung của thế giới.

Ngày nay, chúng ta sống trong thời đại Hồ Chí Minh với những thắng lợi rực rỡ, vinh quang trong lịch sử dân tộc, chúng ta nguyện sẽ mãi mãi học tập và làm theo Bác, mãi mãi đi theo con đường mà Bác đã vạch ra, quyết tâm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nguyện sẽ tiếp tục phất cao ngọn cờ yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội mà Bác đã giương cao để xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đồng bào các dân tộc ở Dur Kmăl khắc ghi lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng bào các dân tộc ở Dur Kmăl khắc ghi lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Vinh dự được đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2018, đồng bào các dân tộc xã căn cứ cách mạng Dur Kmăl, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk luôn dành tình cảm trân quý đến nhà lãnh đạo tài ba, dành trọn cuộc đời vì nước, vì dân. Ghi nhớ lời dạy của Tổng Bí Thư, chính quyền và Nhân dân các dân tộc xã Dur Kmăl luôn đoàn kết, cùng nhau xây dựng cuộc sống ấm no.
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.