Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

10 tiêu điểm quốc tế năm 2021

PV - 11:56, 31/12/2021

Năm 2021 có nhiều biến động xảy ra trên thế giới: Nhiều bất ổn chính trị, xung đột, thiên tai, trong khi Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Dưới đây là 10 tiêu điểm quốc tế năm 2021.

10 tiêu điểm quốc tế năm 2021

1. Đại dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu sẽ sớm chuyển thành cúm mùa. Các nước chuyển sang trạng thái “thích ứng an toàn” với đại dịch, tuy nhiên biến thể mới của SARS-CoV-2 như Delta,Omicron... đang diễn biến phức tạp ở nhiều khu vực, cho dù nhiều loại vaccine Covid-19 đã được phát triển và tiêm cho hàng tỷ người trên thế giới.

Sự lây lan của biến thể Delta/Omicron và tình trạng khan hiếm vaccine đã gây nên bất bình đẳng về vaccine giữa các nước phát triển và đang phát triển, khiến đại dịch này khó bị dập tắt hơn và đặt thế giới đứng trước nguy cơ phải đối phó với biến thể mới của SARS-CoV-2 trong tương lai.

Ông Joe Biden trong lễ nhậm chức trở thành Tổng thống Mỹ ngày 20/1. (Nguồn: AFP/Getty Images)
Ông Joe Biden trong lễ nhậm chức trở thành Tổng thống Mỹ ngày 20/1. (Nguồn: AFP/Getty Images)

2. Nhiều nước lớn như Mỹ, Nhật Bản và Đức có thay đổi lãnh đạo ở cấp cao nhất. Sau cuộc bầu cử đầy căng thẳng tháng Giêng và cuộc bạo loạn đồi Capital chưa từng có trong lịch sử, ông Joe Binden chính thức thay thế ông Donald Trump làm Tổng thống Mỹ.

Tại Đức, sau 16 năm cầm quyền liên tục của hai đảng CDU/CSU, ông Olaf Scholz kế nhiệm bà Angela Merkel, thành lập liên minh SPD/FDP/Xanh.

Ở Nhật, ông Kishida Fumio trở thành Thủ tướng Nhật Bản thứ hai trong hơn một năm.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Hội nghị Trung ương 6 khóa XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc. (Nguồn: Tân hoa xã/Getty Images)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Hội nghị Trung ương 6 khóa XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc. (Nguồn: Tân hoa xã/Getty Images)

3. Hội nghị TW6 khóa XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua Nghị quyết lịch sử, coi ông Tập Cận Bình là hạt nhân lãnh đạo và “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong kỷ nguyên mới là chủ nghĩa Marx của Trung Quốc đương đại, chủ nghĩa Marx của thế kỷ XXI, là bản sắc văn hóa và tinh thần Trung Quốc của thời đại”, đưa ông sánh vai với ông Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình về vị thế và tầm ảnh hưởng trong Đảng Cộng sản Trung Quốc nói riêng và lịch sử Trung Quốc sau năm 1945 nói chung.

10 tiêu điểm quốc tế năm 2021 3

4. Cạnh tranh nước lớn, đặc biệt giữa Mỹ và Trung Quốc, tiếp tục gay gắt và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực sau khi ông Joe Biden trở thành Tổng thống Mỹ. Quan hệ Mỹ- Nga tiếp tục đối mặt với nhiều rào cản trong các vấn đề kiểm soát vũ khí chiến lược, vùng phía Đông Ukraine, Dòng chảy phương Bắc II...

Tuy nhiên, thượng đỉnh Mỹ- Trung trực tuyến đầu tiên giữa ông Joe Biden và ông Tập Cận Bình (tháng 11) và thượng đỉnh Mỹ - Nga (tháng 6 và 12/2021) đã giúp các bên hiểu rõ hơn lợi ích và khác biệt để cùng nhau tìm cách quản lý mối quan hệ song phương.

EU có nhiều điều chỉnh trong chính sách đối ngoại.
EU có nhiều điều chỉnh trong chính sách đối ngoại.

5. Liên minh châu Âu (EU) có nhiều điều chỉnh trong chính sách đối ngoại khi công bố hàng loạt văn bản định hướng chiến lược, đồng thời khởi xướng thảo luận về tự chủ chiến lược nhằm duy trì, quản lý hiệu quả quan hệ với Mỹ, Nga, Trung Quốc và đương đầu với những thách thức mới.

Châu Á - Thái Bình Dương và rộng hơn là khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tiếp tục là ưu tiên chiến lược của các nước lớn.
Châu Á - Thái Bình Dương và rộng hơn là khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tiếp tục là ưu tiên chiến lược của các nước lớn.

6. Châu Á- Thái Bình Dương và rộng hơn là khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương tiếp tục là ưu tiên chiến lược của các nước lớn và trung tâm quyền lực quan trọng. Cạnh tranh chiến lược tại đây diễn ra phức tạp với nhiều hình thái mới.

Thực trạng này đặt ra nhiều thách thức, song cũng là cơ hội để Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khẳng định vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực.

Khủng hoảng năng lượng đã tác động tiêu cực tới triển vọng và tốc độ phục hồi kinh tế của nhiều nước - Ảnh minh họa. (Nguồn: AP)
Khủng hoảng năng lượng đã tác động tiêu cực tới triển vọng và tốc độ phục hồi kinh tế của nhiều nước - Ảnh minh họa. (Nguồn: AP)

 7. Kinh tế thế giới sau thời gian khó khăn năm 2020, đã có dấu hiệu phục hồi với tăng trưởng kinh tế toàn cầu vượt kỳ vọng (5,6%) cùng với sức chống chịu tốt hơn. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng giữa các khu vực không đồng đều và phụ thuộc vào công tác phòng, chống dịch, tiếp cận vaccine, chính sách kích thích kinh tế của từng quốc gia và khả năng thích ứng trước các xu thế mới như chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu hay khủng hoảng năng lượng.

Hộ chiếu vaccine sử dụng công nghệ só là một trong đóng góp quan trọng của cách mạng công nghiệp 4.0. (Nguồn: Algorithm Analysis)
Hộ chiếu vaccine sử dụng công nghệ só là một trong đóng góp quan trọng của cách mạng công nghiệp 4.0. (Nguồn: Algorithm Analysis)

8. Đại dịch Covid-19 góp phần đẩy nhanh quá trình triển khai cách mạng công nghiệp 4.0, đặt ra nhu cầu cấp bách về số hóa nền kinh tế với các nước, đặc biệt là nước đang phát triển. Năm 2021 cũng chứng kiến sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của các đồng tiền ảo, đặt ra bài toán cấp thiết về quản lý hiệu quả thị trường và hình thức giao dịch mới mẻ này.

Khung cảnh hoang tàn tại làng Dawson, bang Kentucky, Mỹ sau khi trải qua cơn bão giữa tháng 12 vừa qua. (Nguồn: New York Times)
Khung cảnh hoang tàn tại làng Dawson, bang Kentucky, Mỹ sau khi trải qua cơn bão giữa tháng 12 vừa qua. (Nguồn: New York Times)

9. Hàng loạt thiên tai và vần đề môi trường năm qua như bão và lũ lụt tại Đông Nam Á, Đức hay Mỹ đã khiến thế giới nhận thức rõ sự nghiêm trọng của tình trạng biến đổi khí hậu và cam kết mạnh mẽ hơn để xây dựng nền kinh tế toàn cầu xanh và bền vững, thể hiện rõ nét tại Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G7), Nhóm các nền kinh tế lớn (G20) và nhất là Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26).

Afghanistan đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng nhân đạo sau khi Mỹ rút quân và Taliban lên nắm quyền cuối tháng 8. (Nguồn: AP/AFP)
Afghanistan đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng nhân đạo sau khi Mỹ rút quân và Taliban lên nắm quyền cuối tháng 8. (Nguồn: AP/AFP)

10. Sự xuất hiện và leo thang của nhiều điểm nóng mới: Năm 2021, thế giới cũng chứng kiến sự xuất hiện và leo thang của nhiều điểm nóng mới như chính biến tại Myanmar hồi tháng Tư, khủng hoảng nhân đạo tại  Afghanistan sau khi Mỹ rút quân cuối tháng Tám và Taliban lên nắm quyền, căng thẳng biên giới Belarus - Ba Lan tháng Chín và đảo chính tại Sudan tháng Mười. Nhiều điểm nóng cũ vẫn tiềm ẩn nguy cơ căng thẳng, bùng phát đối đầu như Eo biển Đài Loan, Biển Đông, Biển Hoa Đông, bán đảo Triều Tiên, vùng phía Đông Ukraine, chiến sự Yemen và Syria.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 1 phút trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 3 phút trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.
Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - Thu Hà - 4 phút trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 15 phút trước
Ngày 21/11, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang đã đến thăm và làm việc với Nhân dân thôn Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy về tình hình xây dựng Nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS. Tham gia buổi làm việc có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tuy; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Y Thị Bích Thọ và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Kon Tum.
Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Bác Ái tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Hậu, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; ông Phạm Văn Sâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bác Ái; bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái và trên 200 đại biểu đại diện các Tổ truyền thông cộng đồng, Ban Quản lý Địa chỉ tin cậy và người dân thuộc 9 xã vùng đồng bào Raglay.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Lần đầu tiên Việt Nam đã ký cam kết và bán được 10,3 triệu tấn tín chỉ carbon cho quốc tế, nhưng do vướng khung pháp lý, hiện vẫn còn dư 5,9 triệu tấn CO2 chưa tìm được đối tác để chuyển giao…
Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Tin tức - Duy Chí - 1 giờ trước
Tại xã Vill Rinh, huyện Pray Nup, tỉnh Shihanuk Vill, Vương quốc Campuchia, đoàn bác sĩ Tâm Việt thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức khám bệnh, xét nghiệm, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 1.167 kiều bào và người dân địa phương.
Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Chiều 21/11, Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí - Phó trưởng Phòng khám Axan (đóng tại xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam), cho biết vừa kịp thời cứu sống 1 bệnh nhân nữ trên địa bàn ăn 6 lá ngón cùng lúc để tự tử.
Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Thể thao - Tào Đạt - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm sự kiện chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Ngày hội thu hút hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh đến theo dõi.