Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Các nước trên thế giới chuẩn bị đón năm mới 2022

Nguyệt Anh (T/h) - 11:10, 31/12/2021

Biến thể Omicron làm số ca mắc Covid-19 tăng vọt ở hàng loạt khu vực trên thế giới khiến chính phủ nhiều nước phải thu hẹp hoặc hủy bỏ các sự kiện đêm Giao thừa. Tuy nhiên, nhiều sự kiện đón năm mới 2022 vẫn sẽ diễn ra ở các nước trên thế giới.

Người dân Ý đi mua hàng trên đường phố vào ngày 23/12/2021. Ảnh: AFP
Người dân Ý đi mua hàng trên đường phố vào ngày 23/12/2021. Ảnh: AFP

Tại châu Âu, nơi có gần một triệu người thiệt mạng vì virus corona trong 12 tháng qua, các buổi hòa nhạc truyền thống và bắn pháo hoa chào đón năm mới 2022 đã bị hủy bỏ ở hầu hết các thành phố lớn, gồm cả London (Anh), Zurich (Thụy Sĩ), Paris (Pháp), Brussels (Bỉ), Warsaw (Ba Lan) và Rome (Italia).

Cụ thể tại nước Pháp: Đây là năm thứ 2 liên tiếp, người dân Pháp sẽ phải đón một năm mới trong bầu không khí "không trọn vẹn". Trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 đang bùng phát dữ dội tại Pháp, hầu như tất cả các hoạt động văn hóa, lễ hội chào đón Năm mới 2022 sẽ bị hạn chế một cách tối đa. Các địa điểm bắn pháo hoa nơi công cộng để chào đón giao thừa đêm 31/12 đều đã bị cấm, đặc biệt tại đại lộ Champs-Élysées ở trung tâm thủ đô Paris.

Đêm giao thừa năm nay, nhà chức trách Pháp không áp đặt lệnh giới nghiêm nhưng cũng ra lệnh cho tất cả các nhà hàng, quán bar chỉ được mở cửa đến 2h sáng ngày 1/1.

Ngoài ra, người dân cũng được khuyến khích thực hiện các xét nghiệm liên tục trước khi tham gia các bữa tiệc mừng năm mới, bằng tất cả các hình thức như tự xét nghiệm bằng bộ xét nghiệm nhanh mua trong các siêu thị, xét nghiệm kháng nguyên tại các hiệu thuốc hoặc chắc chắn nhất là xét nghiệm bằng phương pháp PCR tại các trung tâm y tế.

Nước Pháp đón Năm mới 2022 trong cảnh Covid-19 bùng phát.
Nước Pháp đón Năm mới 2022 trong cảnh Covid-19 bùng phát.

Tại Paris, các lệnh hạn chế liên tiếp được bổ sung trước lễ mừng năm mới. Từ ngày 31/12, toàn bộ người dân Paris bắt buộc phải đeo khẩu trang khi ra đường, trừ trẻ em dưới 11 tuổi. Các hoạt động tụ tập nhảy múa hoặc sử dụng đồ uống có cồn tại các địa điểm công cộng, đặc biệt quanh hai bờ sông Seine, cũng bị cấm. Khoảng 9.000 cảnh sát và quân đội sẽ được chính quyền Paris huy động để tuần tra thường xuyên các tụ điểm tập trung đông người và những người vi phạm các quy định sẽ bị phạt 135 euro.

Các bữa tiệc trong các gia đình hoặc giữa các nhóm bạn bè không bị cấm nhưng giới chức y tế Pháp cũng kêu gọi tất cả người dân Pháp cân nhắc một cách thận trọng và cố gắng tổ chức các bữa tiệc mừng năm mới trong quy mô nhỏ nhất có thể.

 Nước Nga: Không có lễ hội năm mới hay các sự kiện văn hóa đại chúng, nhưng hơn 1.000 cây thông và khoảng 4.000 công trình chiếu sáng được trang hoàng lộng lẫy.

Tại thủ đô Moscow (Nga) thời điểm này, như thường lệ đã lên đèn lung linh để chuẩn bị đón năm mới 2021. Ngày Chủ nhật cuối năm 2020, rất đông người dân đã có mặt tại các địa điểm trung tâm thành phố để tận hưởng không khí của những ngày cuối cùng trong năm.

Moscow năm nay không có các lễ hội năm mới hay các sự kiện văn hóa đại chúng, nhưng hơn 1.000 cây thông và khoảng 4.000 công trình chiếu sáng được trang hoàng lộng lẫy trên các tuyến phố trung tâm đủ thu hút hàng nghìn người dân thủ đô và du khách. Xung quanh các địa điểm nổi tiếng của thành phố như Quảng trường Đỏ, Điện Kremli và Nhà hát lớn luôn kín người.

Một phụ nữ đi bộ đi qua khu trang trí năm mới 2022 trước ga tàu điện ngầm Kropotkinskaya ở Moskva, Nga ngày 29/12.
Một phụ nữ đi bộ đi qua khu trang trí năm mới 2022 trước ga tàu điện ngầm Kropotkinskaya ở Moskva, Nga ngày 29/12.

Tâm trạng năm mới cũng khiến nhiều người quên mất sự hiện diện của Covid -19. Tính đến cuối tuần qua, tổng số ca nhiễm ở Nga lần đầu tiên đã vượt mốc 3 triệu người. Riêng ở Moscow mỗi ngày vẫn có khoảng từ 6 đến 7 nghìn ca nhiễm mới. Các hạn chế đối với nhà hàng, quán cà phê ngừng hoạt động sau 23 giờ vẫn đang được áp dụng đến hết ngày 15/1, sau kỳ nghỉ năm mới.

Giờ này năm ngoái, Moscow đón hơn 5 triệu du khách trong và ngoài nước, các khách sạn gần như không còn chỗ trống trong dịp năm mới. Tại thời điểm này, chính quyền thành phố cũng đã chuẩn bị cho việc đón một lượng du khách lớn và không dự kiến có thêm các hạn chế bổ sung nào vì COVID-19.

Tại Mỹ: Một quả cầu pha lê đã được lắp đặt tại Quảng trường Thời đại, New  York, Mỹ. Trong truyền thống có từ hơn 100 năm trước, quả cầu pha lê sẽ được thả từ đỉnh chiếc cột cao 23,5 mét đặt trên nóc tòa nhà One Time Square vào đúng khoảnh khắc năm mới.

Quả cầu vàng ở Quảng trường Thời đại, thành phố New York để chào đón năm mới
Quả cầu vàng ở Quảng trường Thời đại, thành phố New York để chào đón năm mới

Quãng thời gian hạ của quả cầu kéo dài tròn một phút và xuống chân cột đúng vào lúc 0h00 của năm mới. Một bảng điện tử bên dưới quả cầu hiển thị số đếm ngược để mọi người cùng đếm tới thời khắc chuyển giao giữa hai năm.

Do ca Covid-19 tăng đột biến, điểm đón giao thừa nổi tiếng thế giới này sẽ phải hạn chế số người tụ tập từ 58.000 xuống 15.000 để đảm bảo giãn cách. Những ai tới địa điểm này đón giao thừa đều phải xuất trình chứng nhận tiêm chủng và đeo khẩu trang.

Khách hàng chọn mua đèn lồng truyền thống trước thềm năm mới ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc hôm 29/12.
Khách hàng chọn mua đèn lồng truyền thống trước thềm năm mới ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc hôm 29/12.

Tại Trung Quốc, về cơ bản đã khống chế thành công đại dịch Covid-19, đưa cuộc sống người dân dần trở lại bình thường. Tuy nhiên, đợt bùng phát gần đây ở Tây An buộc nước này phải áp lệnh phong tỏa với thành phố 13 triệu dân nhằm ngăn virus lan rộng.

Người Nhật thường bắt đầu một năm mới bằng những lời khấn, cầu nguyện, bày tỏ lòng biết ơn đấng linh thiêng, cũng như hy vọng vận may tốt lành sẽ đến.
Người Nhật thường bắt đầu một năm mới bằng những lời khấn, cầu nguyện, bày tỏ lòng biết ơn đấng linh thiêng, cũng như hy vọng vận may tốt lành sẽ đến.

Tại Nhật Bản: Cặp bánh kagami mochi lớn (bánh gạo hình gương) được dâng tại đền thờ Atsuta Jingu ở thành phố Nagoya, tỉnh Aichi, Nhật Bản hôm 30/12. Kagami mochi là một món trang trí năm mới truyền thống của Nhật Bản, thường gồm hai mochi hình tròn (bánh gạo), cùng một quả cam, quýt hoặc bưởi được đặt trên cùng.

Nhật Bản là quốc gia châu Á nhưng đón năm mới dương lịch. Người Nhật thường bắt đầu một năm mới bằng những lời khấn, cầu nguyện, bày tỏ lòng biết ơn đấng linh thiêng, cũng như hy vọng vận may tốt lành sẽ đến.

Nhiều người Nhật tập trung tại Uo-no-Tana, một con phố mua sắm ở Akashi, tỉnh Hyogo hôm 30/12. Trên đường phố trưng bày nhiều Tairyo-bata, hoặc Tairyo-ki, lá cờ truyền thống của ngư dân Nhật Bản với mong muốn đánh bắt được nhiều cá.

Nhiều người Nhật tập trung tại Uo-no-Tana, một con phố mua sắm ở Akashi, tỉnh Hyogo hôm 30/12
Nhiều người Nhật tập trung tại Uo-no-Tana, một con phố mua sắm ở Akashi, tỉnh Hyogo hôm 30/12

Khu vực nhà mái vòm dài 350 m này còn được gọi là Uontana, có từ 400 năm trước, với khoảng 110 cửa hàng chủ yếu bán hải sản.

Nông dân Palestine thu hoạch hoa ở Khan Yunis, phía nam Dải Gaza hôm 29/12 để bán dịp năm mới.
Nông dân Palestine thu hoạch hoa ở Khan Yunis, phía nam Dải Gaza hôm 29/12 để bán dịp năm mới.
Các pháp sư thực hiện nghi lễ xem vận may năm mới tại đồi San Cristobal, thủ đô Lima, Peru hôm 29/12.
Các pháp sư thực hiện nghi lễ xem vận may năm mới tại đồi San Cristobal, thủ đô Lima, Peru hôm 29/12.
Các nước trên thế giới chuẩn bị đón năm mới 2022 9

Những người thuộc nhóm thiểu số Afro-Brazil bày tỏ lòng tôn kính với nữ thần biển cả Yemanja trong lễ đón giao thừa truyền thống ở bãi biển Copacabana, Rio de Janeiro, Brazil hôm 29/12.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 5 phút trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 7 phút trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.
Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - Thu Hà - 8 phút trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 19 phút trước
Ngày 21/11, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang đã đến thăm và làm việc với Nhân dân thôn Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy về tình hình xây dựng Nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS. Tham gia buổi làm việc có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tuy; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Y Thị Bích Thọ và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Kon Tum.
Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Bác Ái tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Hậu, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; ông Phạm Văn Sâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bác Ái; bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái và trên 200 đại biểu đại diện các Tổ truyền thông cộng đồng, Ban Quản lý Địa chỉ tin cậy và người dân thuộc 9 xã vùng đồng bào Raglay.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Lần đầu tiên Việt Nam đã ký cam kết và bán được 10,3 triệu tấn tín chỉ carbon cho quốc tế, nhưng do vướng khung pháp lý, hiện vẫn còn dư 5,9 triệu tấn CO2 chưa tìm được đối tác để chuyển giao…
Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Tin tức - Duy Chí - 1 giờ trước
Tại xã Vill Rinh, huyện Pray Nup, tỉnh Shihanuk Vill, Vương quốc Campuchia, đoàn bác sĩ Tâm Việt thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức khám bệnh, xét nghiệm, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 1.167 kiều bào và người dân địa phương.
Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Chiều 21/11, Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí - Phó trưởng Phòng khám Axan (đóng tại xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam), cho biết vừa kịp thời cứu sống 1 bệnh nhân nữ trên địa bàn ăn 6 lá ngón cùng lúc để tự tử.
Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Thể thao - Tào Đạt - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm sự kiện chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Ngày hội thu hút hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh đến theo dõi.