Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang trải rộng trên 4 huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ với nhiều đặc trưng riêng như thiên nhiên, văn hóa, có giá trị rất lớn đối với ngành Du lịch Hà Giang. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế-xã hội, nhiều giá trị văn hóa đậm đà bản sắc riêng của Cao nguyên đá có nguy cơ bị mai một, đặc biệt là kiến trúc truyền thống.
Với độ cao trên 1.400m so với mực nước biển, xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang có khí hậu mát mẻ quanh năm, được ví như “Đà Lạt” của Hà Giang. Điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng nơi đây rất thích hợp với cây chè Shan tuyết-được coi là “đệ nhất” chè Hà Giang.
Thiếu mặt bằng để xây dựng nhà văn hóa thôn, bản là một thực trạng chưa có giải pháp tháo gỡ ở một số địa phương thuộc tỉnh Hà Giang.
Vùng DTTS và miền núi có những giống cây dược liệu rất quý. Nhưng do khai thác theo kiểu “đào tận gốc, trốc tận rễ“, lại thiếu chính sách phục hồi, phát triển nên nhiều giống cây đang dần trở nên hiếm dần, thậm chí đứng trước nguy cơ biến mất.
Phát triển dịch vụ thương mại, du lịch đang là thế mạnh được chính quyền, doanh nghiệp và người dân thị trấn Đồng Văn (trung tâm của huyện Đồng Văn, Hà Giang) phát huy. Đây cũng là giải pháp góp phần tôn tạo bảo tồn phố cổ Đồng Văn, điểm dừng chân trải nghiệm văn hóa và du lịch độc đáo của tỉnh vùng cao núi đá Hà Giang.
Cùng với nguy cơ mất hẳn tiếng mẹ đẻ, những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc rất ít người đang bị xói mòn. Trong khi đó, công tác bảo tồn, dù đã được triển khai, nhưng do “lệch pha” nên tình trạng mai một bản sắc văn hóa của các dân tộc rất ít người đang trở nên báo động.
Thời gian qua, nhằm tạo môi trường giáo dục lành mạnh, hiệu quả ngành Giáo dục huyện Đồng Văn (Hà Giang) luôn quan tâm đến mọi công tác trong trường học. Trong đó, công tác Đoàn luôn được các trường chú trọng thực hiện, thu hút sự quan tâm từ đông đảo các em học sinh và giáo viên…
“Mỗi đứa bé ra đời trong niềm hạnh phúc của các bà mẹ vùng cao cũng là niềm vui, niềm hạnh phúc của em”, Thào Thị Se, 30 tuổi-cô đỡ thôn bản (CĐTB) thôn Chúng Pả B, xã Phố Cáo, huyện Đồng Văn (Hà Giang) bộc bạch.
Trong những năm gần đây, Phòng GD&ĐT huyện Đồng Văn (Hà Giang) liên tục mở các lớp xóa mù chữ (XMC) cho các học viên đủ mọi lứa tuổi trên địa bàn. Nhờ đó, tỷ lệ mù chữ tại Đồng Văn đã giảm đáng kể. Đời sống bà con đã có nhiều thay đổi tích cực nhờ biết đọc, biết viết nên tiếp thu những kiến thức mới.
Anh Lờ Mí Và (sinh 1986), thôn Đề Đay, xã Tả Lủng (Đồng Văn, Hà Giang) không chỉ là một thanh niên có ý chí, nghị lực vượt qua khó khăn trong phát triển kinh tế gia đình, mà còn là một đảng viên, Trưởng thôn gương mẫu được nhân dân yêu mến, tin tưởng.
Trên cung đường dài tới 160 km từ TP. Hà Giang lên cao nguyên đá Đồng Văn, một bên là dòng sông Nho Quế và những vực sâu thăm thẳm, một bên toàn vách núi đá tai mèo nhọn hoắt cheo leo giữa những cánh rừng tái sinh cùng những thửa ruộng bậc thang của đồng bào vùng cao.
Năm 2017, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã phá nhiều chuyên án về mua bán người, bắt giữ nhiều đối tượng, giải cứu 6 nạn nhân. Tuy nhiên, do địa bàn biên giới tại Hà Giang hiểm trở, dân cư thưa thớt, trình độ dân trí của bà con chưa cao nên nguy cơ về mua bán người qua biên giới vẫn luôn rình rập với thủ đoạn ngày càng tinh vi.