Đại hội XIII của Đảng là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, của toàn dân tộc. Trong không khí phấn khởi, vui tươi hướng về Đại hội, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đặt trọn niềm tin và kỳ vọng Đại hội XIII của Đảng sẽ tiếp tục hoạch định đường hướng phát triển đất nước một cách toàn diện trong giai đoạn mới.
Kinh tế -
Phương Nghi -
19:20, 10/01/2021 Những ngày giáp Tết Tân Sửu, về xã vùng sâu Ngọc Biên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, nơi có 85% đồng bào Khmer sinh sống, chúng tôi nhận thấy diện mạo nông thôn đã đổi thay, khởi sắc.
Thầy thuốc Sơn Hà sinh ra và lớn lên ở xã khó khăn thuộc huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng), vùng đất có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống; điều kiện kinh tế, sinh hoạt của bà con còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, người dân chỉ lo mưu sinh hằng ngày nên việc quan tâm đến sức khỏe, vệ sinh môi trường… gần như bỏ ngỏ.
Gương sáng -
Như Tâm - Hồng Phúc -
10:08, 03/12/2020 Ông Huỳnh Phến, 91 tuổi, Người có uy tín, Chủ tịch Hội Tương tế người Hoa TP. Sóc Trăng (Sóc Trăng), từng là đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS lần thứ I, năm 2010. Ông là đại biểu cao tuổi nhất tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II, năm 2020. Và chàng trai Nguyễn Đăng Lộc, dân tộc Tày, 18 tuổi, học sinh lớp 12A, Trường THPT chuyên Quang Trung (Bình Phước), từng đạt Huy chương Bạc, Đồng Olympic môn Tin học… là đại biểu trẻ tuổi nhất.
68 tuổi, dân tộc Khmer, ông Thạch Công là Người có uy tín trong đồng bào Khmer ở ấp Phnor Kom Pôt, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng). Ông tích cực tuyên truyền, vận động người dân tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM), xóa bỏ các tập quán lạc hậu, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống.
Sóc Trăng là một trong những tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống tại Nam bộ. Đây là tỉnh duy trì và phát triển tốt bộ môn đua ghe Ngo truyền thống của đồng bào. Hằng năm, mỗi mùa lễ hội thực sự là ngày hội chung của 3 dân tộc anh em Kinh – Khmer - Hoa cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh.
Lễ Kathina (gọi là lễ dâng y cà sa hay dâng bông) của đồng bào Khmer, được tổ chức sau 3 tháng an cư kiết hạ, nhằm cầu cho phum sóc yên ấm, gia đình bình an, cầu cho mưa thuận gió hòa và thành kính dâng lên áo cà sa, các vật dụng dành cho chư tăng.
Khi ngoài đồng mùi hương thơm lúa nếp mới, bay phảng phất tỏa khắp các phum sóc, cũng là lúc đồng bào Khmer chuẩn bị quết (giã) cốm dẹp làm lễ vật cúng trăng, đón mừng Lễ hội Ooc Om Bok - một Lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer.
Cầu Ngang (Trà Vinh) là huyện có đông đồng bào Khmer sinh sống (chiếm 34,7%), có 8 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc Chương trình 135. Những ngày này về Cầu Ngang, dễ dàng nhận thấy phum, sóc ngày càng khởi sắc. Hệ thống giao thông nông thôn các xã được thông thoáng, cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, nhà nhà có điện thắp sáng, những ngôi nhà tạm đã được thay bằng nhà xây kiên cố và bán kiên cố...
Cộng đồng người Khmer Nam bộ có hơn 1,3 triệu người, sinh sống tập trung tại các tỉnh miền Tây Nam bộ, trong đó, đông nhất là Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang... Đặc biệt, đồng bào Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đang kế thừa một di sản văn hóa vô giá, với nhiều loại hình nghệ thuật rất độc đáo như hát múa rô băm, nghệ thuật sân khấu kịch hát dù kê, nghệ thuật điêu khắc, trang trí, hội họa, âm nhạc, hát, múa, văn học dân gian…
Lễ Sen Đolta là 1 trong 3 lễ hội truyền thống quan trọng của đồng bào dân tộc Khmer. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19 nên hầu hết người dân Khmer ở Vĩnh Long đã đón Lễ Sen Đolta trong không khí ấm cúng, an lành, tiết kiệm.
Thời sự -
N.Tâm -
21:23, 17/09/2020 Trong 2 ngày (16 - 17/9), Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải làm Trưởng Đoàn đã đến thăm, làm việc tại tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và chúc mừng Lễ Sen Đolta của đồng bào Khmer trên địa bàn.
Lễ Sen Đolta (Lễ cúng ông bà) năm 2020, của đồng bào Khmer được diễn ra từ ngày 16 - 18/9 (ngày 29/7 - 2/8 âm lịch). Đây là một trong những lễ hội truyền thống, được đồng bào Khmer gìn giữ qua nhiều thế hệ, thể hiện nét đẹp hiếu hạnh với tổ tiên, cũng như bày tỏ lòng biết ơn những người có công với đất nước và phum, sóc.
Vượt qua những yếu tố bất lợi của thời tiết và ảnh hưởng của dịch COVID-19, nông dân Sóc Trăng vẫn có được vụ mùa sản xuất thắng lợi cả về năng suất lẫn giá bán. Đối với đồng bào Khmer Sóc Trăng, niềm vui như được nhân lên thêm khi những ngày lễ truyền thống Sene Dolta đang đến gần.
Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào Phật giáo Nam tông Khmer có nghi thức dâng đèn hạ trong mùa Lễ Nhập hạ của các vị sư. Lễ Nhập hạ diễn ra từ rằm tháng 6 đến rằm tháng 9 âm lịch hằng năm. Năm nay, là năm nhuận (2 tháng 4 âm lịch) nên lễ nhập hạ của đồng bào Khmer diễn ra vào rằm tháng 5 âm lịch (ngày 5/7 dương lịch).
Trong văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer, bên cạnh kiến trúc nghệ thuật và các lễ hội đặc sắc thì nhạc ngũ âm cũng là một nét văn hóa độc đáo, gắn bó với đời sống tinh thần của đồng bào và được gìn giữ, phát huy từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Dù kê là một loại hình nghệ thuật rất đặc biệt của đồng bào Khmer. Tuy nhiên, trong thời kỳ văn hoá, giải trí mở như hiện nay, việc tìm “đất diễn” cho bộ môn này luôn gặp gian nan.
Xã hội -
Như Tâm -
21:34, 14/04/2020 Những ngày này, đồng bào Khmer đang vui đón tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, mừng năm mới. Do dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp nên các hoạt động đều thực hiện nghiêm yêu cầu giãn cách xã hội. Thế nhưng, bà con vẫn thấy ấm áp, vui tươi hạnh phúc, an lành khi đón năm mới.
Đi lên từ tỉnh thuần nông, xuất phát điểm thấp, nên trong quá trình phát triển, Hậu Giang chưa bao giờ hết khó khăn. Nhưng thuận lợi cơ bản là nhờ sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Trung ương Đảng, Chính phủ, cùng sự nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và các tầng lớp Nhân dân nên tỉnh đã thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hằng năm.
Nhân dịp tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2020 (diễn ra từ ngày 13 - 16/4), Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã gửi thư chúc mừng tới các vị chư tăng cùng toàn thể đồng bào dân tộc Khmer.