Media -
BDT -
20:00, 18/07/2024 Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển ngày 18/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Có chính sách đặc thù trong phát triển dược liệu vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa. Ra mắt mô hình Già làng, Người có uy tín cùng quản lý du lịch cộng đồng. Tiktoker triệu view quảng bá văn hóa Hà Nhì. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Triển khai thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, tỉnh Kon Tum đã đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Qua đó, từng bước phát huy được tiềm năng, thế mạnh và nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập ổn định cho người dân vùng DTTS và miền núi.
Để thúc đẩy phát triển các sản phẩm du lịch, đồng thời góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống các DTTS trên địa bàn, tỉnh Lào Cai sẽ bố trí tối thiểu 11 tỷ đồng/năm ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay vốn đầu tư điểm du lịch và phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng từ ngân sách cấp tỉnh.
Media -
BDT -
17:00, 13/07/2024 Việt Nam đã hoàn thành việc chuyển nhượng 10,3 triệu tấn Carbon Dioxide (CO2) và đã nhận đủ 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng) từ việc bán tín chỉ Carbon. Tại các tỉnh miền núi, vùng DTTS, định hướng tham gia vào thị trường tín chỉ Carbon đem lại nguồn thu nhập lớn cho người làm lâm nghiệp yêu rừng, quý rừng hơn, ứng xử với rừng tốt hơn. Đặc biệt, điều tiết phát thải khí nhà kính, tạo sinh kế và động lực cho người tham gia trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng… Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về chủ đề Để đồng bào DTTS thu lợi từ tín chỉ Carbon.
Từ một xã đặc biệt khó khăn, xã Pô Kô, huyện Đăk Tô (Kon Tum) hôm nay đang vươn lên mạnh mẽ. Diện mạo thôn, làng ngày càng khang trang; cây sắn trước đây đang dần được thay thế bằng cây cao su, cà phê, cây ăn trái; những ngôi nhà tạm dần được thay thế bằng nhà xây kiên cố. Những kết quả đó là nhờ nguồn lực đầu tư từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Nâng cao năng lực, kỹ năng tuyên truyền là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS. Những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đã phối hợp cùng các ngành, địa phương tổ chức nhiều lớp tập huấn cho đội ngũ làm công tác truyền thông, qua đó đã tạo chuyển biến rõ nét trong công tác tuyên truyền, vận động ở cơ sở.
Tại Kỳ họp lần thứ 7, HĐND tỉnh Kon Tum khóa XII, nhiệm kỳ 2021- 2026 (diễn ra từ ngày 8 - 10/7), vấn đề hộ đồng bào DTTS thiếu đất ở và đất sản xuất được nhiều đại biểu HĐND tỉnh quan tâm tại phiên thảo luận. Nhiều ý kiến của đại biểu cho rằng, có độ vênh rất lớn giữa báo cáo và thực tế cuộc sống của người dân.
Thời gian qua, tỉnh An Giang đã tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, nhiều sản phẩm vùng DTTS đã được công nhận OCOP, góp phần phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, trong từng sản phẩm.
Từ thực hiện hiệu quả các nội dung dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS, giúp cho các chỉ số hạnh phúc (CSHP) của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Yên Bái được cải thiện rõ rệt.
Những năm gần đây, nhờ những chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước mà đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Nam đã có nhiều đổi thay đáng kể. Đồng bào đã chủ động vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và từng bước làm giàu.
Đến nay, 10/10 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã tổ chức xong Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV (riêng huyện Ia H’Drai lần thứ II) năm 2024 theo đúng thời gian quy định của Trung ương, sự chỉ đạo của UBND tỉnh là hoàn thành trước ngày 30/6/2024.
Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâm đến công tác giáo dục đào tạo, đặc biệt là giáo dục vùng DTTS và miền núi với nhiều chính sách hỗ trợ đặc biệt và nhân văn.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sau hơn 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở tỉnh Kon Tum đã từng bước đổi thay.
Hiện nay, nhiều huyện trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV. Kế thừa và phát huy những kết quả, thành tựu đã đạt được, giai đoạn tới, cấp ủy Đảng, chính quyền, quân và dân các địa phương khu vực Tây Nguyên quyết tâm đưa vùng đồng bào DTTS phát triển nhanh, bền vững.
Trải qua 99 năm xây dựng và phát triển, Báo chí Cách mạng Việt Nam đã khẳng định vai trò là phương tiện thông tin, tuyên truyền kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân. Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, nhất là đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.
Sau hơn 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi đã và đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Trong đó, chú trọng giải ngân, triển khai các công trình kết cấu hạ tầng, tạo sức bật để vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn vươn lên phát triển kinh tế - xã hội. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số công trình được đầu tư xây dựng từ nguồn lực của Chương trình MTQG 1719.
Thể chế hóa chủ trương của Đảng về công tác dân tộc, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển toàn diện vùng DTTS và miền núi. Chính sách đã có, nhưng để chính sách đến được với đồng bào, đi vào đời sống, đạt hiệu quả cao nhất thì công tác tuyên truyền có vai trò đặc biệt quan trọng.
Media -
BDT -
17:00, 28/06/2024 Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu hướng phát triển tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại. Hiện nay, những mô hình này đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều ở vùng DTTS và miền núi. Nó tạo ra thay đổi trong tư duy sản xuất của nông dân, chuyển biến rõ rệt trong nông nghiệp. Mặc dù xu hướng này đang có nhiều tín hiệu tích cực, nhưng để định hình phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững, gắn với thị trường tiêu thụ, các địa phương vẫn còn gặp nhiều gian nan. Chuyên mục Vấn đề sự kiện tuần này của Báo Dân tộc và Phát triển bàn về Chuyện đồng bào DTTS làm nông nghiệp hữu cơ
UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Công văn số 2230 “về việc tăng cường triển khai các giải pháp giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS”.
Chiều 25/6, huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV. Đại hội đã thông qua Quyết tâm thư và đề ra nhiều mục tiêu quan trọng, trong đó, phấn đấu đến năm 2025 không còn xã vùng III và huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm 3%. Dự Đại hội có lãnh đạo HĐND tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh; lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Đăk Hà và 150 đại biểu ưu tú đại diện cho hơn 44.000 đồng bào DTTS đang sinh sống trên địa bàn huyện.